Chương trình kiểm toán Dx30 đến Gx30: Chương trình kiểm toán nhóm giao dịch, số dư và thuyết minh được tham khảo từ tài liệu do Hội kiểm toán Viên hành nghề Việt Nam VACPA chia sẻ.
Nội dung bài viết
CTKTM-BCTC có các phần kiểm tra cơ bản bao gồm
- Phần D – Kiểm tra cơ bản tài sản;
- Phần E – Kiểm tra cơ bản nợ phải trả;
- Phần F – Kiểm tra cơ bản vốn chủ sở hữu và các khoản mục ngoài Bảng CĐKT;
- Phần G – Kiểm tra cơ bản Báo cáo KQHĐKD
Tại các phần kiểm tra cơ bản, CTKTM-BCTC có các tờ CTKiT có ký hiệu “x30” như các từ Dx30, Ex30; Fx30 là CTKiT kiểm tra cơ bản của các khoản mục tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu và các khoản mục ngoài Bảng CĐKT. Các tờ CTKiT như Gx30 nêu tại phần G – Kiểm tra chi tiết các khoản mục trên Báo cáo KQHĐKD. Các tờ CTKiT thiết kế theo từng khoản mục trên Bảng CĐKT hoặc Báo cáo KQHĐKD hoặc các thông tin thuyết minh trọng yếu. Nếu mỗi phần hành có nhiều tờ CTKiT thì các tờ CTKiT sẽ được đánh số là Dx30.1, Dx30.2,…
Người lập chương trình/người thực hiện
Người lập CTKiT cho từng khoản mục/phần hành (người thiết kế các thủ tục kiểm toán) được khuyến khích là Trưởng nhóm kiểm toán hoặc KTV hành nghề. Người soát xét CTKiT đã lập là Chủ nhiệm kiểm toán hoặc Thành viên BGĐ phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán (đối với các phần hành trọng yếu).
Người thực hiện là các Thành viên nhóm kiểm toán, thường là Trợ lý kiểm toán hoặc KTV tùy theo phân công. Người thực hiện phải hiểu được các thủ tục chi tiết do người lập CTKiT đưa ra, có trách nhiệm trao đổi khi không hiểu hoặc có ý kiến bổ sung khác. Việc quy định trách nhiệm lập/thực hiện CTKiT tùy thuộc vào trình độ và kinh nghiệm của nhân viên và chính sách quản lý chất lượng kiểm toán của từng DNKiT.
Thời điểm thực hiện
Việc lập CTKiT được thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Một số thủ tục có thể được bổ sung trong quá trình thực hiện kiểm toán.
Việc thực hiện CTKiT được thực hiện trong quá trình kiểm toán tại đơn vị.
Cách thực hiện
Việc lập CTKiT cho các khoản mục/phần hành nào là tuỳ thuộc vào tình hình thực tế có phát sinh và là khoản mục trọng yếu theo đánh giá của KTV ở từng đơn vị được kiểm toán (ví dụ: đơn vị có TSCĐ thuê tài chính thì mới lập Mẫu D830 – CTKiT – TSCĐ thuê tài chính).
Việc thiết kế các thủ tục kiểm tra cơ bản tùy thuộc vào việc đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu của KTV sau khi đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát liên quan đến tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động, chính sách kế toán và KSNB, cũng như đánh giá hoạt động của KSNB của đơn vị được kiểm toán.
Trên cơ sở đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu đã được tổng hợp tại phần A800, KTV cần xem xét tác động đến phạm vi, nội dung và lịch trình của các thủ tục kiểm tra cơ bản ở các mức độ tương ứng là Cao/Trung bình/Thấp trên cơ sở áp dụng toàn bộ các thủ tục kiểm tra cơ bản theo mẫu hoặc có lược bỏ hay bổ sung các thủ tục khác.
Mỗi CTKiT tại từng phần hành sẽ bao gồm kết cấu như sau
- Mục tiêu kiểm toán: Nêu mục tiêu cụ thể tương ứng với các cơ sở dẫn liệu của khoản mục
- Rủi ro ở cấp độ cơ sở dẫn liệu
Phần này được sử dụng để xác định mức độ rủi ro theo từng cơ sở dẫn liệu của khoản mục (chi tiết theo TK được kiểm tra của khoản mục). Từ kết quả của phần lập kế hoạch [tham chiếu các giấy làm việc từ phần A800], KTV sẽ điền rủi ro theo từng cơ sở dẫn liệu của khoản mục ở các cấp độ Thấp/Trung bình/Cao. Mức độ rủi ro theo từng cơ sở dẫn liệu sẽ ảnh hưởng đến các thủ tục kiểm toán bao gồm cỡ mẫu (nếu sử dụng phương pháp lấy mẫu) trong kiểm tra chi tiết thông qua hệ số rủi ro R.
- Xem xét biện pháp xử lý kiểm toán
Phần này nhằm mục tiêu liên kết kết quả đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu cụ thể của khoản mục (mục III.1 – Rủi ro có sai sót trọng yếu của khoản mục) với việc thiết kế các thủ tục kiểm toán (mục III.2 – Thử nghiệm cơ bản (áp dụng cho tất cả các nhóm giao dịch, số dư TK và thông tin thuyết minh trọng yếu), cụ thể như sau:
III.1. Rủi ro có sai sót trọng yếu của khoản mục
Các rủi ro có sai sót trọng yếu |
Cơ sở dẫn liệu bị ảnh hưởng |
Ghi thủ tục kiểm toán |
|
|
|
Các rủi ro có sai sót trọng yếu và cơ sở dẫn liệu bị ảnh hưởng được lấy từ phần A800 – Tổng hợp đánh giá rủi ro. Nếu phát hiện các rủi ro có sai sót trọng yếu khác trong quá trình kiểm toán, KTV sẽ cập nhật tại phần A800 và bảng này.
Các thủ tục kiểm toán nêu tại bảng này được lấy từ phần A800, tuy nhiên được ghi chi tiết và cụ thể hơn so với phần A800. Với các rủi ro mà các thử nghiệm cơ bản được nêu tại mục III.2 có thể xử lý được, cột này chỉ cần tham chiếu. Đối với các rủi ro cụ thể như rủi ro đáng kể, rủi ro gian lận,…, KTV phải thiết kế các thủ tục phù hợp để xử lý các rủi ro cụ thể này bằng cách sửa đổi các thủ tục nêu tại mục III.2 hoặc bổ sung thủ tục ngoài các thủ tục nêu tại mục III.2 (KTV có thể tham khảo thư viện các thủ tục kiểm toán bổ sung trong CTKTM – BCTC 2019), các thủ tục phù hợp này có thể ghi chi tiết tại ô này hoặc được ghi bổ sung tại mục III.2.
III.2. Thử nghiệm cơ bản (áp dụng cho tất cả các nhóm giao dịch, số dư TK và thông tin thuyết minh trọng yếu)
Đối với tất cả các nhóm giao dịch, số dư TK và thông tin thuyết minh trọng yếu, KTV phải thực hiện thử nghiệm cơ bản để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp. Phần này bao gồm 2 nội dung:
- Các câu hỏi gợi ý ở từng bước: Xem xét các câu hỏi này để thiết kế hoặc lựa chọn trong danh sách các thủ tục kiểm toán nêu trong CTKiT. DNKiT được khuyến khích bổ sung các câu hỏi cho phù hợp với nhóm khách hàng của DN mình thực hiện;
- Danh sách các thủ tục kiểm toán phổ biến (được trình bày sau phần IV – Kết luận lập kế hoạch): Các thủ tục này cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với rủi ro đã được xác định và hoàn cảnh cụ thể của cuộc kiểm toán.
Tại phần (1): Các câu hỏi gợi ý ở từng bước: Mỗi bước có các câu hỏi gợi ý, các câu hỏi được trả lời dưới 2 dạng: “Có” hoặc “Không”, đồng thời có thêm cột “Ý kiến” để người thiết kế CTKiT ghi chú lý do, diễn giải hoặc tham chiếu cho quyết định lựa chọn, sửa đổi, bổ sung thủ tục kiểm toán của mình.
Các bước lựa chọn để thiết kế thủ tục kiểm toán bắt đầu từ bước B đến bước cuối cùng là bước kiểm tra việc trình bày và thuyết minh. Tại mỗi bước, nếu có bất kỳ câu hỏi nào được trả lời là “Có”, KTV sẽ xem xét lựa chọn, sửa đổi/bổ sung hoặc loại bỏ các thủ tục kiểm toán tương ứng với bước đó tại CTKiT (DNKiT có thể hướng dẫn các bước này trong CTKiT hoặc trong thư viện các thủ tục kiểm toán của DN). Khi tất cả các câu hỏi được trả lời là “Không” ở từng bước, thì KTV không phải thực hiện thủ tục kiểm toán ở bước đó. Các thủ tục gợi ý được thiết kế ở từng bước được đặt sau phần “IV. Kết luận lập kế hoạch” của mỗi tờ CTKiT.
Tại phần (2): Danh sách các thủ tục kiểm toán phổ biến: CTKiT đưa ra một danh sách các thủ tục kiểm toán cần thực hiện để xử lý rủi ro ở cấp độ cơ sở dẫn liệu. Tờ CTKiT bao gồm bước A (thủ tục chung) và các bước tương ứng với các câu hỏi tại phần 1. Lưu ý là danh sách các thủ tục kiểm toán không đầy đủ và/hoặc không thể áp dụng cho tất cả các cuộc kiểm toán. KTV phải đánh giá sự phù hợp của các thủ tục kiểm toán trước khi thực hiện, khi cần thiết, các thủ tục kiểm toán có thể được điều chỉnh lại cho phù hợp với yêu cầu cụ thể của từng cuộc kiểm toán. Khi lựa chọn thực hiện các bước tương ứng nêu tại phần 1, KTV phải thực hiện các thủ tục cụ thể (nếu phù hợp) nêu tại từng bước tương ứng của tờ CTKiT, đồng thời có thể loại bỏ các thủ tục kiểm toán không cần thiết và sửa đổi, bổ sung các thủ tục kiểm toán khác phù hợp để xử lý rủi ro cụ thể.
Các thủ tục trong từng bước xử lý được cơ sở dẫn liệu nào thì KTV sẽ điền tương ứng cơ sở dẫn liệu được xử lý ở cột “xử lý cơ sở dẫn liệu”. Tại bước A – Thủ tục chung của các tờ CTKiT trong CTKTM-BCTC này kết hợp một số cơ sở dẫn liệu để có thể áp dụng cho cả 3 loại (nghĩa là các giao dịch, số dư TK và thông tin thuyết minh). Bốn cơ sở dẫn liệu kết hợp và các cơ sở dẫn liệu riêng lẻ được mô tả trong sơ đồ sau:
Các cơ sở dẫn liệu kết hợp |
Các nhóm giao dịch và sự kiện |
Các số dư tài khoản |
Trình bày và thuyết minh |
Tính đầy đủ (C) |
Tính đầy đủ |
Tính đầy đủ |
Tính đầy đủ |
Tính hiện hữu (E) |
Tính phát sinh |
Tính hiện hữu |
Tính phát sinh |
Tính chính xác và tính đúng kỳ (A) |
Tính chính xác Đúng kỳ Phân loại |
Quyền và nghĩa vụ |
Tính chính xác Quyền và nghĩa vụ Phân loại và Tính dễ hiểu |
Đánh giá (V) |
|
Đánh giá và phân bổ |
Đánh giá |
Lưu ý:
Khi KTV chọn sử dụng các cơ sở dẫn liệu kết hợp như các loại được mô tả nêu trên, lưu ý là cơ sở dẫn liệu về tính chính xác và tính đúng kỳ cũng bao gồm quyền và nghĩa vụ, phân loại và tính dễ hiểu.
Sơ đồ sau mô tả 4 cơ sở dẫn liệu kết hợp được sử dụng trong Bản hướng dẫn này.
Cơ sở dẫn liệu kết hợp |
Mô tả |
Tính đầy đủ (C) |
Mọi thứ phải được ghi nhận hoặc thuyết minh trong BCTC. Không có các tài sản, các khoản nợ hoặc các sự kiện không được ghi nhận hoặc không được công bố; các thuyết minh của BCTC không bị bỏ sót hoặc không được trình bày đầy đủ. |
Tính hiện hữu (E) |
Mọi thứ được ghi nhận hoặc công bố trong BCTC phải tồn tại ở ngày phù hợp. Các tài sản, các khoản nợ, các giao dịch được ghi nhận và các vấn đề khác được trình bày trong thuyết minh BCTC, đã xảy ra và thuộc về đơn vị |
Tính chính xác và tính đúng kỳ (A) |
Tất cả các khoản nợ phải trả, doanh thu, chi phí và các quyền đối với các tài sản (dưới hình thức nắm giữ hoặc kiểm soát) là tài sản hoặc nghĩa vụ của đơn vị và được ghi nhận theo giá trị phù hợp và được phân bổ (chia cắt niên độ) vào kỳ phù hợp. Điều này cũng bao gồm cách phân loại phù hợp các số liệu và các thông tin thuyết minh trong BCTC. |
Đánh giá (V) |
Các tài sản, các khoản nợ phải trả và vốn chủ sở hữu được ghi nhận trong BCTC theo giá trị phù hợp. Các điều chỉnh liên quan đến đánh giá hoặc phân bổ cần ghi nhận do bản chất của chúng hoặc các nguyên tắc kế toán được áp dụng đã được ghi nhận phù hợp. |
CTKiT gợi ý cơ sở dẫn liệu với từng thủ tục kiểm toán, tại các cuộc kiểm toán cụ thể, KTV và DNKiT cần sửa đổi xác định cơ sở dẫn liệu được xử lý tương ứng cho phù hợp với từng thủ tục kiểm toán.
Đồng thời, tại mỗi bước và mỗi thủ tục được thực hiện, KTV cần kết luận rằng các thủ tục có “thỏa mãn với kết quả không”. Cần ghi rõ tên người thực hiện và ngày thực hiện các thủ tục kiểm tra cơ bản và đánh tham chiếu đến các giấy làm việc liên quan. Một người thực hiện nhiều thủ tục kiểm toán trong cùng 01 tờ CTKiT thì có thể ký tên và điền ngày thực hiện theo quy định của DNKiT. Các thủ tục do Chủ nhiệm kiểm toán hoặc Thành viên BGĐ phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán đã phê duyệt, nhưng chưa được thực hiện, nhóm kiểm toán cần phải giải thích lý do và Trưởng nhóm kiểm toán cần đánh giá ảnh hưởng của việc chưa thực hiện thủ tục đến tính đầy đủ và thích hợp của các bằng chứng kiểm toán đã thu thập.
Ví dụ minh họa
Tại D130 – CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN – TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN, tại mục III.2 Thử nghiệm cơ bản (áp dụng cho tất cả các nhóm giao dịch, số dư TK và thông tin thuyết minh trọng yếu)
|
Có |
Không |
Ý kiến |
|
1. |
Bước B |
|
|
|
|
· Số dư của khoản mục này có trọng yếu (Giá trị khoản mục lớn hơn mức trọng yếu thực hiện) hoặc dự kiến là trọng yếu tại ngày kết thúc kỳ kế toán không? · Có bất kỳ giao dịch nào khác với ngân hàng ngoài TK hiện tại không? · Có bất kỳ TK ngân hàng nào ở nước ngoài không? · Có số lượng giao dịch lớn cho tất cả các TK ngân hàng không? |
|||
Khi có bất kỳ 1 trong 4 câu hỏi tại bước B này được trả lời là “Có”, KTV sẽ chuyển sang xem xét, lựa chọn các thủ tục kiểm toán trong mục B Thủ tục xác nhận ngân hàng – Thực hiện dưới sự kiểm soát của KTV ở phần các thủ tục kiểm toán phổ biến. Tại phần này, KTV có thể bổ sung, sửa đổi các thủ tục cho phù hợp với cuộc kiểm toán.
Ngược lại, khi tất cả 4 câu hỏi tại bước B trả lời là “Không”, KTV sẽ không phải thực hiện các thủ tục kiểm toán trong mục “B Thủ tục xác nhận ngân hàng – Thực hiện dưới sự kiểm soát của KTV ở phần các thủ tục kiểm toán phổ biến.
Kết luận lập kế hoạch
Người lập CTKiT và người soát xét CTKiT xác nhận rằng với các thủ tục kiểm toán được lập kế hoạch có thể thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để đạt được các mục tiêu kiểm toán.
Khi xác nhận các thủ tục được lập kế hoạch có thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để đạt được mục tiêu kiểm toán, người lập và người soát xét 1 hoặc người soát xét 2 (nếu có) ký, ghi rõ họ tên tại mục kết luận lập kế hoạch này.
Kết luận cuối cùng
Phần này được thực hiện sau khi Thành viên nhóm kiểm toán đã thực hiện các thủ tục kiểm toán được thiết kế tại mục III.2 và các thủ tục kiểm toán sửa đổi, bổ sung (nếu có). Mục tiêu của phần này là đánh giá liệu phần hành đó có được thực hiện theo kế hoạch hay không, các sai sót phát hiện được tóm tắt đầy đủ trong giấy làm việc B360, những vấn đề quan trọng đã được trao đổi với BGĐ/BQT và liệu đã thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp để đạt được các mục tiêu kiểm toán hay chưa.
Khi xác nhận các thủ tục đã thực hiện thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để đạt được mục tiêu kiểm toán, người lập và người soát xét 1 hoặc người soát xét 2 (nếu có) ký, ghi rõ họ tên tại mục kết luận cuối cùng này.
Liên kết với giấy làm việc khác
Liên kết đến các giấy làm việc chi tiết trong các phần hành kiểm toán.
Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091
Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.
_______________
Việt Anh gia nhập Manabox từ năm 2017 và hiện đang làm Giám đốc vận hành tại Manabox Việt Nam. Với mong muốn chia sẻ kiến thức của bản thân, Việt Anh sẽ cung cấp những bài viết chất lượng nhất đến độc giả.