WOOP là gì? Bạn có biết về chiến lược để đạt được mục tiêu?

Sugeno-san
Sugeno-san
Buổi weekly meeting hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau nói về WOOP để giúp cho những thành viên của công ty tôi có được chiến lược để hoàn thành những mục tiêu mà họ đã đặt ra trong năm 2021 này.

Trước tiên chúng ta cùng nhau xem qua video này nhé!

Woop là gì?

WOOP là một chiến lược tinh thần dựa trên khoa học mà mọi người có thể sử dụng để tìm và thực hiện mong muốn, thiết lập sở thích và thay đổi thói quen của họ.

Bạn có thể tham khảo kỹ hơn về Woop tại website https://woopmylife.org/en/home

Tại sao chúng ta cần đến Woop?

Trong cuộc sống, chúng ta thường không gặp vấn đề gì khi đặt tên cho mục tiêu của mình. Bản thân chúng ta sẽ biết những điều chúng ta rất muốn đạt được trong cuộc sống. Nhưng thường cuộc sống sẽ cản trở những mục tiêu quan trọng của chúng ta và chúng ta sẽ viện ra hàng tỷ lý do tại sao để loại những mục tiêu ấy ra khỏi danh sách có thể đạt được. Những mục tiêu đầy tham vọng sẽ là nguồn cảm hứng, nhưng nếu không có một kế hoạch hành động có thể đạt được, thì chúng ta đang tự đặt mình vào thất bại ngay cả khi chưa bắt đầu.

Nhiều người hiểu tầm quan trọng của việc tạo ra mục tiêu, hệ thống và thói quen để thực hiện nó trong cuộc sống nhưng họ không thể tìm thấy động lực để bắt đầu hoặc hoàn thành những gì họ bắt đầu. Và đó là lý do tại sao chúng ta lại cần đến Woop – một chiến lược để giúp mọi người đạt được mục tiêu của họ – thay vì những kế hoạch mà họ thực sự muốn đạt được nhưng không làm.

Sugeno-san
Tôi cũng đang áp dụng woop cho kế hoạch năm 2021 của tôi rồi đó!

Áp dụng Woop như thế nào?

Wish – Mong ước

1, Mục tiêu bạn muốn thực hiện?

Bạn phải xác định được điều gì đó mà bạn thực sự khát khao đạt được. Ước mơ đó nên đủ thách thức, nhưng vẫn có khả năng trở thành hiện thực. Để đặt ra mục tiêu phù hợp nhất, bạn có thể nghĩ đến mô hình SMART bao gồm:

  • Specific (Cụ thể) – Ví dụ: Tôi mong muốn đạt được chứng chỉ hành nghề Đại lý Thuế nhưng đó không phải là một 1 mục rõ ràng nhưng ” Tôi phấn đấu để đỗ chứng chỉ hành nghề Đại lý thuế vào kỳ thi năm 2021″ lại đủ cụ thể và có thể hiệu quả hơn.
  • Measurable (Có thể đo lường được) – Để đạt được chứng chỉ Đại Lý Thuế, bạn sẽ phải đạt được 5 điểm của 2 môn thi là Kế toán và Thuế? Hãy ghi lại từng bước tiến nhỏ trong khi ôn tập, có thể bằng ghi chú trên điện thoại, hoặc phần mềm học online theo dõi tiến độ học. Điều này sẽ giúp bạn nhận ra mình đã đi đến đâu trên hành trình đạt mục tiêu này.
  • Attainable (Có khả năng đạt được) – Cố gắng thực hiện những mục tiêu quá lớn lao là một trong những lỗi phổ biến. Nếu bạn chỉ học trong 1 tháng để đỗ được chứng chỉ là phi thực tế, nhưng học trong 3 – 4 tháng hoặc lâu hơn sẽ là một kế hoạch có thể đạt được.
  • Relevant (Phù hợp với bản thân) – Mục tiêu cần phù hợp với tầm nhìn của bạn về chính bạn. Ví dụ, bạn mong muốn học thêm nhiều kiến thức về Kế toán Thuế, bạn đang làm trong vị trí kế toán của 1 doanh nghiệp, bạn có cơ hội để trau dồi thêm
  • Time-sensitive (Phù hợp với thời gian cho phép) – Xác định một khoảng thời gian nhất định để hiện thực hoá mục tiêu, đồng thời chia mục tiêu thành những bước nhỏ trên cả hành trình. Điều này sẽ giúp bạn thực hiện tiến độ dần dần trước khi giành “chiến thắng” lớn. 

Ngoài việc áp dụng mô hình smart để xác định mong muốn của mình, bạn hãy cân nhắc và tóm tắt mong muốn đó trong một vài từ để luôn luôn nhớ đến khi tiến về phía trước.

 

Outcome – Kết quả

2, Kết quả lý tưởng bạn muốn đạt được là gì?

Lợi ích lớn nhất bạn có thể nhận được là gì? Kết quả tốt nhất của việc này sẽ là gì? Hãy dành một chút thời gian để tưởng tượng sâu sắc, xem và cảm nhận điều tốt nhất, tích cực nhất sẽ xảy ra để đạt được kết quả tốt nhất có thể. 
Nếu đạt được mục tiêu bạn có hạnh phúc không?  
Ví dụ: Khi bạn đạt được chứng chỉ Đại lý Thuế, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hơn trong nghề, có cơ hội nghề nghiệp rộng mở hơn như lên chức, lương của bạn sẽ tăng lên…

 

 

 

 

 

 

 

 

Obstacle – Rào cản

3, Điều gì ngăn cản bạn thực hiện điều mình muốn?

Những khó khăn bạn nghĩ sẽ cản trở mình đạt được mục tiêu. Bạn hãy thử tưởng tượng tất cả những khó khăn sẽ cản trở bạn thực hiện mục tiêu của mình? Đó có thể là cảm xúc, niềm tin hay một thói quen xấu. Suy nghĩ, cảm xúc, niềm tin phi lý trí, khuôn mẫu hành vi cũ và thói quen xấu…?

Ví dụ: Sau một ngày dài đi làm mệt mỏi, bạn không muốn học gì cả mà chỉ muốn lướt facebook, xem phim.

Thứ bảy, chủ nhật không phải đi làm nhưng bạn chỉ muốn nằm dài trên giường nghỉ ngơi.

Bài tập Thuế làm quá khó mà không có ai chỉ dẫn, đáp án trên mạng không biết có đúng không khiến bạn nản lòng?

Khi bàn về trở ngại, bạn chắc chắn sẽ tự hỏi: “Vậy nếu bản thân mình không thể tự vượt qua được trở ngại thì sao?” Tuy nhiên, hãy nhớ rằng ở đây, chúng ta đang nhấn mạnh đến trở ngại về mặt tinh thần. Khi nói về trở ngại tinh thần – những trở ngại xuất phát từ chính bản thân của chúng ta và chúng ta có thể hoàn toàn kiểm soát và vượt qua chúng. Chúng ta thường khó có thể thay đổi được những yếu tố khách quan bên ngoài. Nhưng chúng ta lại hoàn toàn có thể thay đổi được thái độ, cách chúng ta đối diện với những khó khăn như thử chia nhỏ vấn đề ra thành nhiều vấn đề nhỏ hơn, dễ kiểm soát hơn, để từ đó có thể tìm cách khắc phục.

Bước 2 và 3 kết hợp với nhau có thể cung cấp cho bạn động lực cần thiết để hoàn thành mục tiêu. Tuy nhiên, động lực thôi là không đủ để đến được nơi bạn muốn. Xác định những trở ngại của bạn và mọi thứ có thể ngăn cản bạn đạt được mục tiêu của mình.

Plan – Kế hoạch

4, Lập một kế hoạch để vượt qua những trở ngại mà bạn đã xác định

Cuối cùng, hãy đối mặt với thực tế khốc liệt. Làm thế nào để bạn có thể biến MỤC TIÊU của mình thành hiện thực? Hãy thử xây dựng một kế hoạch Nếu-thì đơn giản.

Ví dụ: Buổi tối nếu như tôi lướt facebook 15 phút, thì tôi sẽ đi giải 2 bài tập Thuế GTGT hay Nếu tôi làm bài tập Kế toán sai thì tôi sẽ làm đi làm lại bài đó đến khi đúng thì thôi…

Sau cùng, chúng ta cần có kế hoạch (1) điều chỉnh lại kỳ vọng phù hợp và (2) kế hoạch tâm lý cho kỳ vọng phù hợp đó.

(1) Điều chỉnh lại kỳ vọng phù hợp không hoàn toàn chỉ diễn ra trong tâm trí kiểu mình cần 

Ví dụ: Bạn không thể trở thành thủ khoa, hãy đạt xuống mức 5 điểm để đỗ qua môn.

Bạn không thể dành cả ngày thứ 7, chủ nhật để học, hãy hạ xuống mục tiêu dành ra ít nhất 1 buổi sáng để học.

(2) Điều chỉnh lại kế hoạch tâm lý: Sẽ ra sao nếu chúng ta thất bại, nếu chúng ta biết chấp nhận kỳ vọng phù hợp và thực tế, thì chúng ta nên chuẩn bị tâm lý để có nó.

Hãy nhắc nhở bản thân:

Thất bại nhưng chúng ta phải nhớ đến mục tiêu khi chúng ta bắt đầu!

Đội ngũ tư vấn của Manabox Việt Nam
Giờ chúng tôi đã hiểu rõ hơn về Woop và sẽ áp dụng nó để xây dựng kế hoạch cho năm 2021

Kết luận

Buổi weekly meeting đã đem lại cho tất cả những thành viên của Manabox hiểu rõ hơn về phương pháp Woop. Đó là một chiến lược đơn giản nhưng tuyệt vời mà tất cả mọi người đều có thể sử dụng để làm được nhiều việc hơn, hoàn thành mục tiêu và hoàn thành công việc. Nó giúp chúng ta thay đổi thói quen, nhờ đó đạt được mục tiêu đề ra. Đây là sự kết hợp giữa ý chí của bản thân đi kèm với hành động thực tế.

Nếu bạn đang theo dõi bài viết này, hãy thử áp dụng và biến WOOP trở thành một thói quen của mình nhé! Bạn sẽ bất ngờ về những gì mà mình nhận được đó.

Hãy theo dõi chuyên mục ” Góc nhìn Manabox” hàng tuần để biết thêm nhiều những chia sẻ thật hữu ích cho công việc và sự nghiệp của bạn nhé!

 

    Liên hệ với chúng tôi




    You cannot copy content of this page.

    Please contact with Manabox for more support.