Các khoản chi trong dịch covid-19 được xử lý thế nào?

Dịch covid đang trở lại với chủng mới lây lan nhanh hơn chủng cũ 30%, có sức ảnh hưởng lớn hơn. Chỉ trong có 2 ngày 28 và 29 thì đã có hơn 100 ca Covid-19 trong cộng đồng. Để phòng chống dịch bệnh, Các công ty có thực hiện chi trả một số khoản chi phí để hỗ trợ như mua khẩu trang, nước sát khuẩn tay, một số phụ kiện bảo hộ, hay chi xét nghiệm… để phòng ngừa, hay chi phí cách ly y tế của chuyên gia nước ngoài sang Việt Nam sẽ được xử lý như thế nào?

Về các chi phí này, quan điểm của đội tư vấn Manabox như sau
Đội ngũ tư vấn của Manabox Việt Nam
Đội ngũ tư vấn của Manabox Việt Nam

Thuế TNDN

 

Trong trường hợp công ty trả chi phí mua khẩu trang, nước sát khuẩn tay, một số phụ kiện bảo hộ, hay chi xét nghiệm covid-19…thì chi phí này sẽ được trừ nếu thỏa mãn điều kiện chi phí được trừ quy định tại khoản 1 điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC như sau:

Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:

 “Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

1, Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau: 

 a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. 

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

  • Khoản 4, điều 3, Thông tư 25/2018/TT-BTC:

– Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỉ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ Điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ Khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.11 Điều này) và những Khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.”

Ngoài ra, khoản chi trên còn cẩn thoả mãn việc tổng số chi có tính chất phúc lợi không quá 1 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.

 

Thuế TNCN

Tính vào thu nhập chịu thuế TNCN nếu khoản chi ghi rõ tên cá nhân được hưởng, nếu khoản chi không ghi rõ tên cá nhân được hưởng thì không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN. Điều này được quy định rõ ở Khoản 2, điều 2, Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:

đ.3.2) Khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân trong hoạt động chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, giải trí thẩm mỹ… nếu nội dung chi trả ghi rõ tên cá nhân được hưởng. Trường hợp nội dung chi trả phí dịch vụ không ghi tên cá nhân được hưởng mà chi chung cho tập thể người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế.

Công văn hướng dẫn

Công văn 44403/CT-TTHT ngày 01/6/2020 của Cục thuế Hà Nội:

Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty của Độc giả trong đợt dịch covid -19 có phát sinh một số khoản chi mua khẩu trang, nước sát khuẩn tay, một số phụ kiện bảo hộ và chi xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm cho nhân viên để phòng ngừa lây nhiễm virút covid-19, nếu khoản chi ghi rõ tên cá nhân hưởng thì khoản chi này tính vào thu nhập chịu thuế TNCN, nếu khoản chi không ghi rõ tên cá nhân hưởng mà chi chung cho tập thể người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.

Các khoản chi nêu trên là các khoản chi trực tiếp cho người lao động ngoài các khoản chi lương thưởng đã thỏa thuận và phù hợp với quy định của pháp luật, nhằm cải thiện, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động được xác định là chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN nếu đáp ứng quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 96/2014/TT-BTC nêu trên và tổng số chi có tính chất phúc lợi không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.

Công văn số 3636/ CT-TTHT ngày 06/7/2020 của Cục thuế tỉnh Bắc Giang:

Đối với các khoản chi trong đợt covid-19, khoản chi về cách ly y tế cho lao động người nước ngoài khi nhập cảnh vào Việt Nam. Nếu các khoản chi ghi rõ tên cá nhân hưởng thì khoản chi này tính vào thu nhập chịu thuế TNCN; nếu khoản chi không ghi rõ tên cá nhân hưởng mà chi chung cho tập thể người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN. Các khoản chi trên được xác định là chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN nếu đáp ứng quy định tại Điều 4, Thông tư số 96/2014/TT – BTC nêu trên và tổng số chi có tính chất phúc lợi không quá 1 tháng lương bình quân thực tế trong năm tính thuế của Công ty.

Kết luận

Vậy chúng ta đã biết được hướng xử lý của khoản chi trong dịch covid-19. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề thuế TNCN cho khoản chi cách ly của chuyên gia nước ngoài khi nhập cảnh vào Việt Nam. Chúng tôi sẽ có ý kiến về vấn đề này sớm nhất có thể
Đội ngũ tư vấn của Manabox Việt Nam
Đội ngũ tư vấn của Manabox Việt Nam

    Liên hệ với chúng tôi




    You cannot copy content of this page.

    Please contact with Manabox for more support.