Chương trình kiểm toán Phải thu khác D430

Chương trình kiểm toán Phải thu khác, phải thu nội bộ D430 được tham khảo từ tài liệu do Hội kiểm toán Viên hành nghề Việt Nam VACPA chia sẻ.

MỤC TIÊU KIỂM TOÁN

 

 

Cơ sở dẫn liệu

1.       

Đảm bảo tất cả các khoản phải thu nội bộ và phải thu khác (bao gồm phải thu khác, tạm ứng, ký quỹ, ký cược) được ghi nhận trong sổ cái là hiện hữu tại ngày kết thúc kỳ kế toán.

E/Tính hiện hữu

2.       

Đảm bảo tất cả các giao dịch liên quan đến phải thu nội bộ, phải thu khác chưa thu được tiền phát sinh tại ngày hoặc trước ngày kết thúc kỳ kế toán được ghi nhận chính xác trong sổ cái.

C/Tính đầy đủ

3.       

Đảm bảo đơn vị có quyền sở hữu hoặc có quyền hợp pháp đối với tất cả các khoản phải thu nội bộ và phải thu khác, tạm ứng, ký quỹ, ký cược được ghi nhận trên sổ cái tại ngày kết thúc kỳ kế toán. Tất cả các khoản phải thu nội bộ, phải thu khác ngắn hạn, dài hạn không bị hạn chế về quyền sử dụng, quyền sở hữu, hoặc các quyền lợi được đảm bảo khác, nếu không, tất cả các hạn chế quyền sử dụng, quyền sở hữu hoặc các quyền lợi được đảm bảo khác phải được xác định và thuyết minh trong BCTC.

R&O/Quyền và nghĩa vụ

4.       

Đảm bảo các khoản phải thu nội bộ và các khoản phải thu khác (bao gồm cả tạm ứng cho nhân viên và BGĐ, ký quỹ, ký cược) được ghi nhận đúng đắn và phân loại phù hợp.

C,E,V/Tính đầy đủ, Tính hiện hữu, Đánh giá

5.       

Đảm bảo dự phòng phải thu khó đòi được lập đầy đủ cho các khoản phải thu nội bộ, phải thu khác khó đòi.

V/Đánh giá

6.       

Đảm bảo các khoản phải thu nội bộ và phải thu khác bằng ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá hối đoái phù hợp.

V/Đánh giá

7.       

Đảm bảo tất cả các thuyết minh cần thiết liên quan đến các khoản phải thu nội bộ, phải thu khác, tạm ứng, ký quỹ, ký cược được lập chính xác, các thông tin này được trình bày và mô tả phù hợp trong BCTC.

P&D/Trình bày và thuyết minh

RỦI RO ở cấp độ sở dẫn liệu

Từ kết quả của phần lập kế hoạch [tham chiếu các giấy làm việc tại phần A800], xác định mức độ rủi ro theo từng cơ sở dẫn liệu của khoản mục (chi tiết theo TK được kiểm tra của khoản mục) vào bảng dưới đây:

Cơ sở dẫn liệu

E/Tính hiện hữu

R&O/Quyền và nghĩa vụ

C/Tính đầy đủ

V/Đánh giá

P&D/Trình bày và thuyết minh

Rủi ro ở cấp độ cơ sở dẫn liệu (Thấp/Trung bình/Cao)

 

 

 

 

 

Xem xét biện pháp xử lý kiểm toán

III.1. Rủi ro có sai sót trọng yếu của khoản mục

Rủi ro có sai sót trọng yếu của khoản mục và biện pháp xử lý kiểm toán đề xuất được lấy từ các giấy làm việc tại phần A800. Nếu phát hiện các rủi ro có sai sót trọng yếu khác trong quá trình kiểm toán, KTV cần cập nhật các giấy làm việc tại phần A800 và bảng này:

Các rủi ro có sai sót trọng yếu

Cơ sở dẫn liệu bị ảnh hưởng

Ghi thủ tục kiểm toán (*)

 

 

 

 

 

(*) Lưu ý: Đối với các rủi ro cụ thể như rủi ro đáng kể, rủi ro gian lận,… KTV phải thiết kế các thủ tục phù hợp để xử lý các rủi ro cụ thể này bằng cách sửa đổi các thủ tục nêu tại mục III.2 hoặc bổ sung thủ tục ngoài các thủ tục nêu tại mục III.2 (KTV có thể tham khảo thư viện các thủ tục kiểm toán bổ sung trong CTKTM – BCTC 2019).

 III.2. Thử nghiệm cơ bản (áp dụng cho tất cả các nhóm giao dịch, số dư TK và thông tin thuyết minh trọng yếu)

Lưu ý: Đối với thử nghiệm cơ bản, xem xét các câu hỏi gợi ý dưới đây (bao gồm nhưng không giới hạn) để thiết kế, lựa chọn các thủ tục kiểm toán thích hợp khi trả lời “Có”, KTV sẽ xem xét lựa chọn, sửa đổi/bổ sung hoặc loại bỏ các thủ tục kiểm toán tương ứng với bước đó tại CTKiT.

 

Không

Ý kiến

1.       

Bước B

 

 

 

 

·        Số dư của các khoản mục này có trọng yếu (Giá trị khoản mục lớn hơn mức trọng yếu thực hiện) hoặc dự kiến là trọng yếu tại ngày kết thúc kỳ kế toán không?

·        Có bất kỳ số dư với bên liên quan nào trọng yếu không?

·        Có bất kỳ sự tập trung nào các khoản nợ vào một đơn vị riêng lẻ cụ thể hoặc nhóm các đơn vị không?

 

 

 

 

 

2.       

Bước C

 

 

 

 

·       Có bất kỳ sai sót nào được điều chỉnh hoặc không được điều chỉnh trong kỳ trước không?

 

 

 

 

 

3.       

Bước D

 

 

 

 

·       Có các khoản đặt cọc, ký quỹ, ký cược trọng yếu không?

 

 

 

 

 

4.       

Bước E

 

 

 

 

·        Trích lập dự phòng phải thu khó đòi bao gồm các khoản phải thu nội bộ và các khoản phải thu khác có bị ghi quá hoặc ghi thiếu theo kinh nghiệm trước đây của KTV không?

·        Có các số dư phải thu nội bộ và phải thu khác, tạm ứng quá hạn lớn không?

·        Có khoản dự phòng phải thu khó đòi là trọng yếu hoặc dự kiến là trọng yếu không?

 

 

5.       

Bước F

 

 

 

 

·       Có số dư các khoản phải thu nội bộ và phải thu khác bằng ngoại tệ trọng yếu không?

 

 

6.       

Bước G

 

 

 

 

·        Có bất kỳ sự không tuân thủ nào khuôn khổ lập và trình bày BCTC được áp dụng trong các kỳ trước không?

·        Có bất kỳ thay đổi nào trong các chính sách kế toán trong kỳ không?

·        Có bất kỳ sự tập trung nào các khoản nợ vào một đơn vị riêng lẻ cụ thể hoặc nhóm các đơn vị không?

·        Có các khoản vay tính lãi hoặc không lãi tài trợ cho các bên liên quan hoặc bên thứ ba không?

               

KẾT LUẬN lập kế hoạch

Theo ý kiến của tôi, từ các thủ tục được lập kế hoạch, các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp có thể được thu thập để đạt được các mục tiêu kiểm toán.

Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091

Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.

_______________

Công ty TNHH Manabox Việt Nam
Phòng 701, tầng 7, tòa nhà 3D center, số 3 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Facebook: https://www.facebook.com/ManaboxVietnam

    Liên hệ với chúng tôi




    You cannot copy content of this page.

    Please contact with Manabox for more support.