Giao dịch liên kết là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực kinh tế và tài chính, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Việc hiểu rõ các vấn đề cơ bản liên quan đến giao dịch liên kết (GDLK) giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động và tuân thủ các quy định pháp luật.
Nội dung bài viết
I. Xác định các bên có quan hệ liên kết
Các bên có quan hệ liên kết bao gồm những bên tham gia vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn, hoặc đầu tư lẫn nhau hoặc cùng chịu sự điều hành của một bên khác.
Các giao dịch giữa các bên liên kết có thể bao gồm các hoạt động như mua bán, trao đổi, thuê mượn hàng hóa và tài sản, cung cấp dịch vụ, các dịch vụ tài chính, và thỏa thuận sử dụng chung nguồn lực như vốn và lao động.
Tất cả các giao dịch này được điều chỉnh bởi Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 05/11/2020 của Chính phủ, trừ các giao dịch kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có giá được Nhà nước điều chỉnh theo pháp luật về giá.
Trường hợp được miễn kê khai, miễn lập Hồ sơ
- – Người nộp thuế được miễn lập hồ sơ xác định giá GDLK, miễn kê khai xác định giá GDLK tại mục III, mục IV Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 05/11/2020 của Chính phủ trong trường hợp chỉ phát sinh giao dịch với các bên liên kết là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam, áp dụng cùng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế và không bên nào được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế nhưng phải kê khai căn cứ miễn trừ tại mục I, mục II tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định.
- – Người nộp thuế có trách nhiệm kê khai xác định giá GDLK theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định nhưng được miễn lập Hồ sơ xác định giá GDLK trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 05/11/2020 của Chính phủ.
Phải làm gì khi phát sinh giao dịch liên kết?
Người nộp thuế phải loại bỏ các yếu tố ảnh hưởng do quan hệ liên kết để đảm bảo kê khai và xác định nghĩa vụ thuế tương đương như các giao dịch độc lập.
Họ phải kê khai thông tin về quan hệ liên kết, giá trị GDLK và giá trị điều chỉnh lại theo giá giao dịch độc lập theo các phụ lục của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.
Ngoài ra, người nộp thuế cần lập hồ sơ xác định giá GDLK trước khi kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm và lưu giữ, xuất trình hồ sơ này theo yêu cầu của cơ quan thuế.
Ví dụ xử phạt:
Cách điền phụ lục giao dịch liên kết: PL 1 về thông tin liên kết
Xác định chi phí để tính thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết:
Người nộp thuế có GDLK khi xác định chi phí để tính thuế Thu nhập doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định tại Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 05/11/2020 của Chính phủ, đặc biệt lưu ý đến các chi phí không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
- – Chi phí của GDLK không phù hợp bản chất giao dịch độc lập hoặc không góp phần tạo ra doanh thu, thu nhập cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế;
- – Chi phí phát sinh từ các dịch vụ được cung cấp chỉ nhằm mục đích phục vụ lợi ích hoặc tạo giá trị cho các bên liên kết khác; dịch vụ phục vụ lợi ích cổ đông của bên liên kết; dịch vụ tính phí trùng lắp do nhiều bên liên kết cung cấp cho cùng một loại dịch vụ, không xác định được giá trị gia tăng cho người nộp thuế; dịch vụ về bản chất là các lợi ích người nộp thuế nhận được do là thành viên của một tập đoàn và chi phí mà bên liên kết cộng thêm đối với dịch vụ do bên thứ ba cung cấp thông qua trung gian bên liên kết không đóng góp thêm giá trị cho dịch vụ;
- – Phần tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế.
Xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm
- – Phạt tiền từ 8.000.000 đ đến 15.000.000 đ theo quy định tại điểm d Khoản 4 Điều 13 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ đối với hành vi không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
- – Cơ quan thuế có quyền ấn định mức giá; tỷ suất lợi nhuận; tỷ lệ phân bổ lợi nhuận; thu nhập chịu thuế hoặc số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đối với người nộp thuế không tuân thủ quy định về kê khai, xác định giao dịch liên kết; không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin, dữ liệu kê khai xác định giá giao dịch liên kết. Cơ quan thuế quản lý, kiểm tra, thanh tra đối với giá giao dịch liên kết của người nộp thuế theo nguyên tắc giao dịch độc lập và bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế tương ứng với giá trị tạo ra từ bản chất giao dịch, hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế, không công nhận các giao dịch liên kết không theo nguyên tắc giao dịch độc lập làm giảm nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp với ngân sách nhà nước và thực hiện điều chỉnh giá giao dịch liên kết đó để xác định đúng nghĩa vụ thuế quy định.
Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091
Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.
_______________
Việt Anh gia nhập Manabox từ năm 2017 và hiện đang làm Giám đốc vận hành tại Manabox Việt Nam. Với mong muốn chia sẻ kiến thức của bản thân, Việt Anh sẽ cung cấp những bài viết chất lượng nhất đến độc giả.