[word_balloon id=”2″ size=”M” position=”R” name_position=”under_avatar” radius=”true” balloon=”talk” balloon_shadow=”true”]Đây cũng là một trong những câu hỏi mà Manabox đã nhận được nhiều nhất trong thời gian vừa qua, chúng tôi sẽ hướng dẫn về hồ sơ cần chuẩn bị và những lưu ý trong quá trình chuẩn bị hồ sơ[/word_balloon]
Nội dung bài viết
Hồ sơ cần chuẩn bị
Người lao động phải nộp cho doanh nghiệp bản chính giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (trường hợp bạn tự chữa bệnh tại nhà), Giấy ra viện ( Nếu bạn điều trị tập trung tại bệnh viện)
Thời hạn nộp: Trong 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc. Nếu nộp muộn khiến doanh nghiệp chậm nộp cho cơ quan BHXH, phải giải trình lý do bằng văn bản.
Sau khi nhận hồ sơ từ người lao động, doanh nghiệp sẽ gửi hồ sơ cho cơ quan BHXH trong 10 ngày làm việc.
Sau khi hoàn thành cách ly, điều trị tại nhà, người lao động là F0 cần liên hệ trung tâm y tế, trạm y tế chăm sóc, quản lý để xin cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
Một số chú ý về giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm:
Ngày ký trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH phải trùng với ngày bắt đầu chữa trị. Ví dụ, trong trường hợp của Manabox, ngày bắt đầu chữa trị là 05/02/2022 nên ngày ký cũng là 05/02/2022. Trường hợp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH có sai sót thì người lao động có thể yêu cầu trung tâm y tế,… cấp lại.
Theo Công văn hướng dẫn của Sở Y tế các địa phương, cơ sở có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH cho bệnh nhân F0 điều trị tại nhà bao gồm:
– Trung tâm y tế quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh; trạm y tế phường, xã, thị trấn chăm sóc và quản lý F0 tại nhà.
– Trường hợp trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại cộng đồng hỗ trợ chăm sóc F0 tại nhà: Bác sĩ được phân công trực tiếp chăm sóc F0 ký xác nhận vào vị trí “người hành nghề KB, CB”, đơn vị chủ quản là trung tâm y tế cấp huyện chịu trách nhiệm ký đóng dấu vào giấy chứng nhận hoặc ủy quyền bằng văn bản cho trạm y tế phường, xã, thị trấn ký đóng dấu vào giấy này.
Hướng dẫn làm hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm
Hiện nay, với hồ sơ hưởng chế độ, ốm đau của bảo hiểm thì ta có thể chuẩn bị và nộp bằng 2 phương thức:
- Nộp hồ sơ giấy bản cứng qua đường bưu điện
- Nộp hồ sơ online qua phần mềm Ivan bảo hiểm
Dưới đây, Manabox sẽ hướng dẫn bạn cách chuẩn bị hồ sơ theo cả 2 phương pháp này.
Làm hồ sơ giấy bản cứng và nộp qua đường bưu điện
Góc trên, bên trái của danh sách phải ghi rõ tên đơn vị, mã số đơn vị đăng ký tham gia BHXH, số điện thoại liên hệ.
Phần đầu: Ghi rõ đợt trong tháng, năm đề nghị xét duyệt; số hiệu tài khoản, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nơi đơn vị mở tài khoản để làm cơ sở cho cơ quan BHXH chuyển tiền (trong trường hợp người lao động không có tài khoản cá nhân).
Cột A : Ghi số thứ tự
Cột B: Ghi Họ và Tên của người lao động trong đơn vị đề nghị giải quyết trợ cấp BHXH.
Cột 1: Ghi mã số BHXH của người lao động trong đơn vị đề nghị giải quyết trợ cấp BHXH.
Cột 2: Ghi ngày/tháng/năm đầu tiên người lao động thực tế nghỉ việc hưởng chế độ theo quy định;
Cột 3: Ghi ngày/tháng/năm cuối cùng người lao động thực tế nghỉ hưởng chế độ theo quy định.
Cột 4: Ghi tổng số ngày thực tế người lao động nghỉ việc trong kỳ đề nghị giải quyết. Nếu nghỉ việc dưới 01 tháng ghi tổng số ngày nghỉ, nếu nghỉ việc trên 01 tháng ghi số tháng nghỉ và số ngày lẻ nếu có. Ví dụ: Người lao động thực tế nghỉ việc 10 ngày đề nghị giải quyết hưởng chế độ thì ghi: 10; Người lao động thực tế nghỉ việc 01 tháng 10 ngày đề nghị giải quyết hưởng chế độ thì ghi 1-10.
Cột C: Ghi số tài khoản, tên ngân hàng, chi nhánh nơi người lao động mở tài khoản; trường hợp người lao động không có tài khoản cá nhân thì bỏ trống.
Ví dụ: Số tài khoản 12345678xxx, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thăng Long
Cột D: Ghi chỉ tiêu xác định điều kiện, mức hưởng (Chỉ kê khai đối với đơn vị thực hiện giao dịch điện tử không gửi kèm theo chứng từ giấy):
* Ghi đúng mã bệnh được ghi trong hồ sơ. Trường hợp trong hồ sơ không ghi mã bệnh thì ghi đầy đủ tên bệnh.
Cột E:
+ Trường hợp ngày nghỉ hàng tuần của người lao động không rơi vào ngày nghỉ hàng tuần theo quy định chung (ngày thứ Bảy và Chủ nhật) thì cần ghi rõ. Ví dụ: Ngày nghỉ hàng tuần vào ngày thứ Hai, thứ Năm hoặc Chủ nhật thì ghi: T2, T5 hoặc CN.
+ Trường hợp người lao động làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì ghi: PCKV 0,7.
Phần cuối danh sách phải có chữ ký số của Thủ trưởng đơn vị là người chịu trách nhiệm về các thông tin nêu trong danh sách; trường hợp đơn vị không thực hiện giao dịch điện tử thì Thủ trưởng đơn vị ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu.
Làm hồ sơ điện tử và nộp qua phần mềm Ivan bảo hiểm
Hôm nay, Manabox sẽ hướng dẫn bạn làm hồ sơ online trên phần mềm ivan của BKAV.
Đầu tiên, chúng ta cần đăng nhập vào phần mềm Ivan bảo hiểm:
Gửi Hồ sơ tới cơ quan bảo hiểm
Nếu gửi hồ sơ bản giấy đến cơ quan bảo hiểm thì bạn hãy vào link sau để tạo đơn: https://bhxh.vnpost.vn/Security/SignIn
Nếu gửi hồ sơ online:
Người sử dụng lao động cần phải gửi bản gốc của giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm tới cơ quan bảo hiểm.
Trường hợp hồ sơ giấy chưa nhận được hoặc cần bổ sung, cơ quan bảo hiểm sẽ gửi thông báo đến công ty qua hotline đăng ký hoặc thông báo qua bưu điện. Người sử dụng lao động chỉ cần bổ sung hồ sơ theo thông báo cho đến khi được chấp nhận.
Nhận kết quả
Sau khi xử lý xong hồ sơ thì bạn sẽ nhận được 1 thông báo qua email đăng ký với cơ quan bảo hiểm trước:
Sau đo, công ty sẽ nhận được xác nhận bản giấy về kết quả hồ sơ:
Sau khi nhận được thông báo này thì các thủ tục đã hoàn thành, trợ cấp sẽ được chuyển về số tài khoản đã đăng ký của người lao động.
Chúc mọi người thực hiện thành công. Nếu có câu hỏi gì thì đừng ngần ngại và hãy inbox cho Manabox nhé!