Trong giai đoạn đầu tư, chủ đầu tư và doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư có trách nhiệm lập báo cáo giám sát đầu tư mẫu 13 theo quy định của Nghị định 29/2021/NĐ-CP. Cùng Manabox tìm hiểu cách thức lập báo cáo tuân thủ hướng dẫn của Nghị đinh.
>>> Hướng dẫn: Lập báo cáo giám đầu tư trong giai đoạn khai thác, vận hành
Nội dung bài viết
Hồ sơ cần chuẩn bị
- Form Báo cáo Giám sát đầu tư, cụ thể:
- Mẫu 13: Đối với dự án đang trong giai đoạn đầu tư, Thông tư 05/2022/TT-BKHĐT
- Giấy đăng ký đầu tư của doanh nghiệp bản mới nhất
- Báo cáo tài chính tại ngày báo cáo. Cụ thể:
- Báo cáo 6 Tháng – Báo cáo tài chính tại ngày 30/06
- Báo cáo Năm – Báo cáo tài chính tại ngày 31/12
- Báo cáo tiến độ thực hiện của bộ phận triển khai, cung cấp các thông tin liên quan tới hoạt động đầu tư, xây dựng, mua sắm, do các bộ phận chuyên trách thực hiện.
Lập báo cáo:
Phần I. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN
Căn cứ vào Giấy chứng nhận đầu tư (IRC), kê khai thông tin của các nhà đầu tư. Cụ thể:
Phần I.1. Nhà đầu tư
Phần I.2. Tổ chức kinh tế (doanh nghiệp dự án)
Phần I.3. Dự án đầu tư:
Lưu ý: Cần hiểu các thuật ngữ trên báo cáo IRC để tránh nhầm lẫn:
- Vốn Điều lệ: Vốn trên đăng ký kinh doanh của Doanh nghiệp
- Vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư dài hạn đã đăng ký thực hiện dự án đầu tư, bao gồm: Vốn chủ sở hữu và vốn huy động ( vay dài hạn)
- Vốn pháp định: Mức vốn tối thiểu phải có để có thể thành lập một doanh nghiệp. Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định, mà nó được xem là có thể thực hiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.
Phần II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN
Phần II.1 Tiến độ thực hiện dự án và tiến độ thực hiện mục tiêu dự án.
- Tiến độ chuẩn bị dự án : Căn cứ kế hoạch và báo cáo tiến độ của bộ phận, phòng ban quản lý dự án, doanh nghiệp cung cấp thông tin về:
- Tình hình thực hiện các thủ tục hành chính, xin giấy phép, cấp phép
- Tình hình tuyển dụng lao động;
- Bắt đầu xây dựng/công tác chuẩn bị;
- Nhập khẩu máy móc thiết bị (nếu có);
- Hoàn thành xây dựng/công tác chuẩn bị;
- Đưa vào hoạt động.
- Tình hình giao đất: Đối với các dự án có thực hiện giao đất, doanh nghiệp báo cáo tiến độ, tình hình giao đất:
-
- Tình hình thực hiện các thủ tục hành chính: Đấu thầu hoặc chuẩn bị hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đấ;, lập hồ sơ xin giao đất, thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định pháp luật, ký hợp đồng thuê đất (nếu có), nộp tiền thuê đất, sử dụng đất; giao nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…
- Tình hình giải phóng mặt bằng (nếu có)
- Tiến độ xây dựng cơ bản (nếu có): Đối với dự án tiến hành xây dựng cơ bản: Nhà xưởng, kho bãi, văn phòng nhà cửa kiến trúc,… doanh nghiệp thực hiện dự án báo cáo tiến độ của từng hạng mục, hoặc báo cáo chung cho dự án về tiến độ thực hiện:
-
- Lập kế hoạch thi công
- Thiết kế dự án
- Triển khai thi công
- Thẩm định, kiểm tra chất lượng thi công
- Bàn giao, nghiệm thu dự án.
- Tiến độ mua máy móc thiết bị, lắp đặt, vận hành chạy thử (nếu có): Đối với dự án tiến hành mua sắm máy móc thiết bị, doanh nghiệp báo cáo về các hạng mục mua sắm:
- Tiến độ thực hiện các hạng mục, phân kỳ đầu tư (nếu có): Việc phân kỳ đầu tư được thể hiện trong Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng và quyết định đầu tư xây dựng, phù hợp với tiến độ, thời gian thực hiện dự án trong nội dung quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng. Doanh nghiệp thực hiện báo cáo tiến độ việc thực hiện của từng hạng mục căn cứ theo kế hoạch ban đầu và các điều chỉnh tiến độ (nếu có)
- Tiến độ hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ: Với những dự án có nhiều giai đoạn, có dự án con phát sinh hoạt động sản xuất, kinh doanh-cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp thực hiện dự án báo cáo các nội dung liên quan tới từng hạng mục này.
- Tiến độ thực hiện các mục tiêu đầu tư: Căn cứ mục tiêu dự án trong hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư và kế hoạch tổng thể của dự án, doanh nghiệp thực hiện báo cáo về tiến độ thực hiện, mức độ khả thi, mức độ hoàn thành của các mục tiêu đầu tư, gồm:
- Các mục tiêu cụ thể của dự án: Thể hiện qua các chỉ số, chỉ tiêu được lượng hóa.
- Mục tiêu ngắn hạn của dự án: là những mục tiêu cần đạt được trong vòng 12 tới 36 tháng ( bao gồm mục tiêu trung hạn)
- Mục tiêu dài hạn: là những mục tiêu cuối cùng của dự án hoặc các mục tiêu hướng tới trong kỳ hạn trên 36 tháng.
Lưu ý: Nội dung trên Mang tính chất tham khảo, do một số dự án thực tế sẽ có hoặc không có một hoặc nhiều bước trong các bước bên dưới, phụ thuộc vào dự án đầu tư về thương mại hoặc dịch vụ hoặc sản xuất)
Phần II.2 Tiến độ góp vốn đầu tư, vốn điều lệ, vốn pháp định (nếu có)
Nhắc lại lưu ý: Cần hiểu các thuật ngữ sau đây để tránh nhầm lẫn:
- Vốn Điều lệ: Vốn trên đăng ký kinh doanh của Doanh nghiệp [ERC], là số vốn mà chủ sở hữu doanh nghiệp cam kết góp khi đăng ký kinh doanh. Theo hướng dẫn, số vốn góp của chủ Sở hữu sẽ được hạch toán trên tài khoản kế toán 411 – Vốn đầu tư của Chủ sở hữu.
- Vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư dài hạn đã đăng ký thực hiện dự án đầu tư, bao gồm: Vốn chủ sở hữu và vốn huy động (vay dài hạn). Như vây, số vốn đầu tư được tổng hợp từ Tài khoản kế toán 411- Vốn đầu tư của Chủ sở hữu, 341-Vay, Nợ tài chính dài hạn và 342- Nợ dài hạn.
- Vốn pháp định: Mức vốn tối thiểu phải có để có thể thành lập một doanh nghiệp. Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định, mà nó được xem là có thể thực hiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.
- Vốn vay các tổ chức tín dụng: Vốn vay dài hạn của doanh nghiệp với các tổ chức, định chế tài chính: Ngân hàng, Công ty cho thuê tài chính, …
- Nguồn vốn huy động khác: Vốn vay dài hạn từ các nguồn còn lại: Phát hành trái phiếu, …
Ngoài ra, trên báo cáo phần này, cần lưu ý:
- Cột “Số vốn góp trong kỳ”: Thể hiện số phát sinh tăng/giảm trong kỳ báo cáo.
- Cột “Số vốn góp lũy kế đến thời điểm báo cáo”: Thể hiện số lũy kế tính tới thời điểm cuối kỳ báo cáo.
Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091
Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.
_______________