Đối với người đã có 15 năm kinh nghiệm làm việc và đã từng làm việc với rất nhiều người, đây là một trong những cách mà tôi nhận ra đâu là người thực sự thông minh khi làm việc.
Hãy cùng tham khảo bài viết này nhé, nó sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình rèn luyện tư duy công việc rất nhiều[/word_balloon]
Nội dung bài viết
Tư duy cụ thể hoá là gì?
Có thể hiểu 1 cách đơn giản đó là làm cho sự việc trở nên rõ ràng, dễ hiểu bằng việc phản ánh thống nhất những thuộc tính bản chất bên trong sự vật, sự việc.
Ví dụ: TK 111 nếu cụ thể hoá ra sẽ bao gồm 1111 – Tiền Việt Nam, 1112 – Ngoại tệ, 1113 – Vàng tiền tệ
Tư duy trừu tượng hoá là gì?
Trái ngược với cụ thể hoá, trừu tượng hoá là hợp nhất nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau nhưng có cùng những thuộc tính bản chất thành một nhóm mà nhóm này tạo nên một khái niệm nào đó.
Ví dụ: Uber, Grab, Airbnb khi được trừu tượng hoá đơn giản sẽ gọi là Dịch vụ chia sẻ ( Sharing Eco )
Sự khác nhau giữa người có tư duy cụ thể hoá và người có tư duy trừu tượng hoá là như nào?
Chúng ta có thể thấy được người có tư duy cụ thể hoá và người có tư duy trừu tượng hoá khác biệt qua cách họ suy nghĩ, nhìn nhận vấn đề và giải quyết vấn đề này.
Ví dụ:
Khi giám đốc người nước ngoài hỏi kế toán của mình: Lương của giám đốc sẽ ghi nhận vào tài khoản nào?
Kế toán có tư duy trừu tượng hoá: Ghi vào tài khoản 642
Kế toán có tư duy cụ thể hoá: Nếu lương người có chức năng quản lý như giám đốc, kế toán sẽ ghi vào tài khoản 6421.
Người có tư duy cụ thể hoá là những người thông minh
[word_balloon id=”4″ size=”M” position=”L” name_position=”under_avatar” radius=”true” balloon=”talk” balloon_shadow=”true”]Tôi nghĩ những người có thể cụ thể hoá vấn đề kỹ càng là những người thật sự rất thông minh[/word_balloon] [word_balloon id=”2″ size=”M” position=”R” name_position=”under_avatar” radius=”true” balloon=”talk” balloon_shadow=”true”]Vì sao vậy?[/word_balloon]Khi hai người cùng trình bày để giải quyết 1 vấn đề, đối với người cụ thể hoá sẽ đưa ra từng mảng để giải để giải quyết và khi giải quyết nhiều mảng như thế thì mô hình của vấn đề bắt đầu hiện lên một cách tổng quát hơn. Ngoài ra cụ thể hoá của một vấn đề nó không chỉ đơn thuần là cụ thể hoá chi tiết nhỏ bên trong mà còn cụ thể đến những giải pháp.
Nếu như trong quá trình giải quyết vấn đề dù không phát hiện ra những tính chất chung của giải pháp thì cụ thể hoá cũng cho phép mọi người mở mang vấn đề theo những chiều khác nhau và tìm ra những phương pháp nhất định để giải quyết những vấn đề tương tự.
Vậy nên những người có tư duy cụ thể hoá sẽ đem lại kết quả công việc toàn vẹn hơn, đa dạng hơn.