Bộ Tài chính đang dự thảo Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi trình Quốc hội. Cùng Manabox tìm hiểu các điểm cần lưu ý tại dự thảo Luật.
Nội dung bài viết
- 1 Thay đổi hạn mức thanh toán không dùng tiền mặt
- 2 Khấu trừ thuế GTGT của hóa đơn bỏ sót vào kỳ phát hiện ra sai sót (Tương tự công văn 4943/TCT-KK trước đây)
- 3 Thay đổi mức doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT của hộ kinh doanh
- 4 Sửa đổi quy định về doanh thu dịch vụ xuất khẩu
- 5 Thay đổi mức thuế suất đối với một số mặt hàng
- 6 Sửa đổi quy định về người nộp thuế
Thay đổi hạn mức thanh toán không dùng tiền mặt
Theo quy định hiện hành, một trong những điều kiện để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào là có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ hàng hóa, dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới 20 triệu đồng.
Tuy nhiên, trong Dự thảo Luật, Bộ Tài chính trình Chính phủ sửa đổi mức trần thanh toán không dùng tiền mặt xuống 5 triệu đồng. Doanh nghiệp cần lưu tâm để xây dựng kịch bản, điều chỉnh quy trình thanh toán để thích nghi kịp thời với thay đổi này nếu được thông qua.
Khấu trừ thuế GTGT của hóa đơn bỏ sót vào kỳ phát hiện ra sai sót (Tương tự công văn 4943/TCT-KK trước đây)
Thay đổi mức doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT của hộ kinh doanh
Luật thuế GTGT hiện hành đang quy định: “Hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ một trăm triệu đồng (100.000.000 đ) trở xuống” thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Với lập luận về sự gia tăng của chi số giá tiêu dùng (CPI), Bộ Tài chính trình Chính phủ quy định hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ một trăm năm mươi triệu đồng (150.000.000 đ) trở xuống thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT trong dự thảo Luật.
Sửa đổi quy định về doanh thu dịch vụ xuất khẩu
Dự thảo luật sửa đổi quy định cụ thể tên các dịch vụ xuất khẩu được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% như sau: Dịch vụ xuất khẩu là dịch vụ cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài; bổ sung quy định “hàng hóa đã bán tại khu vực cách ly cho cá nhân (người nước ngoài hoặc người Việt Nam) đã làm thủ tục xuất cảnh” và “hàng hóa đã bán tại cửa hàng miễn thuế” thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%
Như vậy, có thể dịch vụ cung cấp cho doanh nghiệp chế xuất sẽ không còn được áp dụng thuế suất 0% nhiều như hiện nay.
Thay đổi mức thuế suất đối với một số mặt hàng
Dự thảo đề xuất thay đổi thuế suất của một số hàng hóa, dịch vụ đặc thù, cụ thể:
- Từ nhóm không chịu thuế sang thuế suất 5% với mục đích tăng sức cạnh tranh, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển.
- Phân bón
- Máy móc, thiết bị chuyên dùng cho nông nghiệp; tàu khai thác thủy sản tại vùng khơi, vùng biển
- Từ nhóm không chịu thuế sang mặt hàng chịu thuế (thuế suất 8/10%) do được tư nhân hóa, xã hội hóa.
- Dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích và In-ter- net phổ cập theo chương trình của Chính phủ
- Dịch vụ duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng
Sửa đổi quy định về người nộp thuế
Dự thảo Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi bổ sung đối tượng người nộp thuế GTGT:
“3. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt”
Dự thảo căn cứ các văn bản luật Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH15 và văn bản dưới luật nhưNghị định 209/2013/NĐ-CP đã thực hiện ổn định để đồng bồ hóa hướng dẫn.
Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091
Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.
_______________
Manalabo Dep.
Sáng tạo nội dung của Bộ phận Manalabo, Công ty TNHH Manabox Việt Nam