Báo cáo đánh giá, giám sát đầu tư và Báo cáo hoạt động đầu tư – Investment project monitoring report

Báo cáo đánh giá, giám sát đầu tư và Báo cáo hoạt động đầu tư là 2 báo cáo riêng khi thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp chưa nắm rõ được việc thực hiện các báo cáo này. Vậy hai danh mục báo cáo này là gì? Chúng khác nhau như thế nào? Hãy cùng Manabox tìm hiểu để thực hiện đúng và đủ theo quy định của pháp luật.

Xử phạt hàng chục triệu đồng do quên báo cáo

Tại Điều 15 nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm hành chính lĩnh vực kế hoạch, Chính phủ yêu cầu chủ đầu tư, doanh nghiệp đầu tư dự án tại Việt Nam phải thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo hoạt động đầu tư. Trong đó, vi phạm chế độ báo cáo liên quan tới “Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư” có thể bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; với chế độ “Báo cáo hoạt động đầu tư”, mức phạt từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Trích Thông báo số 579/TB-SKHĐT của Sở KH-ĐT Thành phố Đà Nẵng

Một quyết định phạt do không tuân thủ việc làm báo cáo giám sát đầu tư

Yêu cầu quản lý từ hai danh mục báo cáo

Giám sát đầu tư là hoạt động theo dõi, kiểm tra dự án đầu tư; gồm giám sát chương trình, dự án đầu tư và giám sát tổng thể đầu tư. Hoạt động giám sát được thực hiện bởi các bên liên quan tới dự án đầu tư, bao gồm: Các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư, nhà đầu tư và tổ chức kinh tế thực hiện dự án. Trong đó, nhà đầu tư tổ chức kinh tế tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án và báo cáo các nội dung sau:

  • Tiến độ thực hiện dự án và tiến độ thực hiện mục tiêu của dự án.
  • Tiến độ góp vốn đầu tư, vốn điều lệ, góp vốn pháp định (đối với các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có yêu cầu phải có vốn pháp định).
  • Tình hình khai thác, vận hành dự án: Kết quả hoạt động đầu tư kinh doanh, thông tin về lao động, nộp ngân sách nhà nước, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, tình hình tài chính của doanh nghiệp và các chỉ tiêu chuyên ngành theo lĩnh vực hoạt động.
  • Việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sử dụng đất đai, sử dụng tài nguyên khoáng sản theo quy định.
  • Việc thực hiện quy định tại văn bản quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có).
  • Việc đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh đối với các dự án thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
  • Tình hình thực hiện ưu đãi đầu tư (nếu có).

Song song với hoạt động giám sát, tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư cần lập báo cáo (báo cáo hoạt động) gửi các cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về thống kê tại địa phương. Báo cáo định kỳ thực hiện theo quý và năm, qua đó, tổ chức kinh tế thực hiện  dự án đầu tư báo cáo các nội dung về:

  • Vốn đầu tư thực hiện,
  • Doanh thu thuần,
  • Tình hình xuất-nhập khẩu,
  • Lao động,
  • Thuế và các khoản nộp ngân sách, tình hình sử dụng đất, mặt nước…

Thủ tục

Tham khảo

Thay đổi về quy định báo cáo đánh giá, giám sát và hoạt động đầu tư

Trong thời kỳ hiệu lực của Luật đầu tư 2005, yêu cầu về báo cáo đánh giá đầu tư áp dụng chủ yếu cho dự án sử dụng 30% vốn Nhà nước trở lên. Với các dự án đầu tư sử dụng vốn khác,  là những dự án không sử dụng hoặc có tỉ lệ vốn Nhà nước dưới 30%, luật và nghị định liên quan “Khuyến khích Chủ đầu tư dự án sử dụng các nguồn vốn khác thực hiện các đánh giá dự án đầu tư như quy định tại các Điều 5, 6 và 7 Nghị định này” – Nghị định 113/2009/NĐ-CP.

Với báo hoạt động đầu tư, trong thời kỳ này, chưa có quy định về chế độ báo cáo dành cho các chủ đầu tư dự án. Hoạt động đánh giá thực hiện đầu tư nằm trong phạm vi giám sát đầu tư của các cơ quan quản lý nhà nước. 

Sang tới Luật Đầu tư 2014, nhà đầu tư các dự án sử dụng vốn khác có nghĩa vụ báo cáo giám sát đầu tư định kỳ 6 tháng và cả năm, báo cáo đánh giá kết thúc, báo cáo đánh giá trước khi khởi công, trước khi vận hành và khai thác dự án. Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm chế độ báo cáo giảm sát từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng ( Điều 10, Nghị định 50/2016/NĐ-CP).

Đối với chế độ báo cáo thực hiện dự án, pháp luật và nghị định liên quan yêu cầu tổ chức kinh tế lập các báo cáo định kỳ tháng, quý và năm tuy nhiên chưa quy định về chế tài xử lý vi phạm chế độ báo cáo này. 

Hiện nay, Luật Đầu tư 2020 dần hoàn thiện các khung quy định đối với báo cáo giám sát và báo cáo hoạt động đầu tư tại các Nghị định hướng dẫn luật đầu tư. Nghĩa vụ về báo cáo được xác định chi tiết, chế tài xử phạt được điều chỉnh theo hướng tăng nặng mức xử phát hành vi vi phạm, làm tăng rủi ro tuân thủ đối với doanh nghiệp.

Để tìm hiểu chi tiết về yêu cầu, chế độ báo cáo đối với hoạt động đầu tư, các bạn hãy liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn hỗ trợ.

Dịch vụ hỗ trợ báo cáo đầu tư

Dịch vụ rà soát báo cáo
  • Cung cấp mẫu biểu, hướng dẫn lấy số liệu điền báo cáo
  • Rà soát lại báo cáo sau khi khách hàng điền
  • Hướng dẫn khách hàng đi nộp báo cáo

CHỈ TỪ 2.500.000 VNĐ

Dịch vụ điền và hoàn thiện báo cáo

  • Dựa vào thông tin khách hàng cung cấp lên các thông tin trong báo cáo
  • Thay mặt khách hàng nộp báo cáo

 

Liên hệ



    Công ty TNHH Manabox Việt Nam
    Phòng 701, tầng 7, tòa nhà 3D center, số 3 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Facebook: https://www.facebook.com/ManaboxVietnam
    Group Zalo hỗ trợ: https://zalo.me/g/qgwjpq190
    Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế: Ms Huyền : 094 719 2091 ( Phone/Zalo/Line )

      Liên hệ với chúng tôi




      You cannot copy content of this page.

      Please contact with Manabox for more support.