Bài viết cung cấp thông tin chi tiết về các quy định và phạt liên quan đến quá trình chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế, cũng như các giải pháp để giảm thiểu rủi ro bị phạt.
Nội dung bài viết
Quy định chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử
- Hóa đơn có mã của cơ quan thuế: Doanh nghiệp phải lập hóa đơn, ký số và gửi cho cơ quan thuế để được cấp mã. Hệ thống cấp mã hóa đơn của Tổng cục Thuế tự động thực hiện cấp mã hóa đơn và gửi trả kết quả cấp mã hóa đơn cho người gửi. Doanh nghiệp có trách nhiệm gửi hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế cho người mua.
- Hóa đơn không có mã của cơ quan thuế: Doanh nghiệp sử dụng phần mềm để lập hóa đơn điện tử và gửi dữ liệu hóa đơn đã lập cho cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
Phương thức chuyển dữ liệu
Chuyển bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử cho các lĩnh vực như bưu chính viễn thông, bảo hiểm, ngân hàng, vận tải hàng không, chứng khoán, điện, nước sạch
Chuyển đầy đủ nội dung hóa đơn cho mọi lĩnh vực khác: Người bán sau khi lập đầy đủ các nội dung trên hóa đơn gửi hóa đơn cho người mua và đồng thời gửi hóa đơn cho cơ quan thuế. Tại Khoản 1, Điều 6 Thông tư 78 bổ sung thời điểm chuyển chậm nhất là trong cùng ngày gửi cho người mua.
Mức xử phạt chậm chuyển dữ liệu
Mức xử phạt chậm chuyển dữ liệu đến cơ quan thuế quy định tại Điều 30 Nghị định 125/2020/NĐ-CP:
- Quá hạn 01 – 05 ngày làm việc: 02 – 05 triệu đồng
- Quá hạn 06 – 10 ngày làm việc 05 – 08 triệu đồng
- Quá hạn 11 ngày làm việc trở lên: 10 – 20 triệu đồng
- Chuyển bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử không đầy đủ số lượng hóa đơn đã lập trong kỳ: 05 – 08 triệu đồng
- Không chuyển dữ liệu điện tử cho cơ quan thuế: 10 – 20 triệu đồng
Giải pháp giảm thiểu rủi ro bị phạt
Qua giám sát việc sử dụng hóa đơn điện tử trên ứng dụng quản lý hóa đơn điện tử thấy rằng việc chậm gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế, chậm gửi hóa đơn để cấp mã đang diễn ra phổ biến. Cá biệt có nhiều trường hợp chậm gửi trong thời gian dài.
Nguyên nhân chủ yếu do người nộp thuế đơn giản, nghỉ rằng muốn gửi dữ liệu hay gửi hóa đơn cấp mã lúc nào cũng được, có số ít thì khi lập hóa đơn xong, người mua chưa trả tiền nên chưa gửi hóa đơn đến cơ quan thuế, chưa xin cấp mã và chưa gửi hóa đơn cho người mua. Tuy nhiên cũng không loại trừ người bán lập hóa đơn xong gửi cho người mua và cố tình không gửi cho cơ quan thuế. Ngoài ra cũng có nguyên nhân khách quan do đường truyền, do sự cố kỹ thuật…
Tuy nhiên, dù bất cứ lý do gì thì việc chậm, hoặc không gửi dữ liệu hóa đơn điện tử, không cấp mã hóa đơn hoặc chậm cấp mã hóa đơn đều dẫn đến rủi ro về thuế, ảnh hưởng đến người mua và vi phạm pháp luật về sử dụng hóa đơn. Doanh nghiệp cần cập nhật và tuân thủ các thời hạn quy định về chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử.
Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091
Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.
Gia nhập Manabox từ 2017 và hiện đang đảm nhận vai trò làm Giám đốc vận hành, với mong muốn chia sẻ kiến thức của bản thân, Việt Anh sẽ cung cấp những bài viết chất lượng nhất đến độc giả cả về phương diện tình huống thực tiễn và cả góc độ quy định pháp lý.