Hiểu về chuyển nhượng vốn chủ sở hữu

Trong đầu tư nói chung và tại các doanh nghiệp FDI nói riêng, hoạt động chuyển nhượng vốn chủ sở hữu giúp tăng tính thanh khoản qua đó thúc đẩy hoạt động đầu tư. Để hoạt động chuyển nhượng được tổ chức hiệu quả, chúng ta cần nắm vững các vấn đề cơ bản liên quan đến chủ đề này. 

Vốn chủ sở hữu là gì?

Vốn chủ sở hữu là số tiền mà chủ doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, chủ doanh nghiệp có quyền sở hữu, quyền chuyển nhượng đối với số vốn này.

Vốn chủ sở hữu là quyền lợi hợp pháp của người nắm giữ với lợi nhuận gia tăng, dòng tiền tương lai của doanh nghiệp. Lợi nhuận hoặc lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh nếu phát sinh sẽ được phân chia giữa các chủ sở hữu theo tỉ lệ vốn góp.

Công thức tính của Vốn chủ sở hữu:

Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản doanh nghiệp Các nghĩa vụ (nợ) của doanh nghiệp

Các khía cạnh của chuyển nhượng vốn chủ sở hữu

Hiện thực hóa dòng tiền tương lai

  • Chuyển nhượng vốn chủ sở hữu là bán một phần hoặc toàn bộ quyền đối với dòng tiền tương lai của tài sản doanh nghiệp, là hiện thực hóa dòng tiền tương lai đó. Vì vậy, nếu việc hiện thực hóa này tạo lợi ích gia tăng cho người chuyển nhượng, thì hoạt động chuyển nhượng sẽ là đối tượng chịu thuế thu nhập. Với cá nhân, đó sẽ là thuế thu nhập cá nhân, với tổ chức, đó sẽ là thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Trên góc độ thuế thu nhập doanh nghiệp, chuyển nhượng vốn sẽ khác với lợi nhuận được chia. Lợi nhuận được chia là lợi ích từng kỳ và đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại nguồn phát sinh, còn chuyển nhượng vốn là hiện thực hóa toàn bộ lợi ích tương lai, chưa tính thuế, vì vậy phải tính thuế trên lợi ích tăng thêm này.

Hoạt động tái cơ cấu đầu tư

  • Người chuyển nhượng tái cơ cấu danh mục đầu tư của mình thông qua việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn của mình tại doanh nghiệp. Thanh lý tài sản vốn sẽ giúp người chuyển nhượng có vốn tiền mới để chuyển đổi đầu tư. 
  • Từ góc độ của người nhận chuyển nhượng, nghiệp vụ này là hoạt động đầu tư. Trong đó, người nhận chuyển nhượng mua tài sản hay lợi ích đối với dòng tiền tương lai từ tài sản doanh nghiệp kèm với rủi ro.
  • Xét từ khía cạnh này, hoạt động chuyển nhượng vốn sẽ cần tham chiếu các quy định về đầu tư tại quốc gia mà doanh nghiệp hoạt động.

Làm thay đổi cơ cấu chủ sở hữu

  • Việc chuyển nhượng vốn sở hữu làm thay đổi cơ cấu chủ sở hữu của doanh nghiệp. Như vậy, nghiệp vụ này ảnh hưởng tới lợi ích của các chủ sở hữu khác. Vi vậy, chuyển nhượng vốn chủ sở hữu sẽ phải được thông qua bởi các chủ sở hữu khác hoặc tuân theo các quy chế chung giữa các chủ sở hữu doanh nghiệp.
  • Đối với lợi ích công cộng, chủ sở hữu là người sẽ có quyền lợi cũng như chịu trách nhiệm trên số vốn của mình tại doanh nghiệp. Trong những trách nhiệm đó, có lợi ích của cá nhân, tổ chức trong quan hệ kinh tế với doanh nghiệp đó. Những lợi ích này được bảo vệ bởi Chính phủ thông qua hệ thống luật pháp. Tại Việt Nam, việc thay đổi chủ sở hữu, do đó, sẽ phải được báo cáo lên cho cơ quan quản lý.

Khi có sự tham gia của yếu tố nước ngoài

  • Chủ thể tham gia chuyển nhượng vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp FDI tại Việt Nam là cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài. Trên quan điểm quản trị, yếu tố nước ngoài có rủi ro cao hơn do đó sẽ có cơ chế quản lý chặt chẽ hơn.
  • Phạm vi hoạt động: Hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện trong phạm vi quy định trong các văn bản pháp luật ( Ví dụ:  Phụ lục 01: Nghị định 31/2021/NĐ-CP)
  • Giao dịch ngoại hối: Quản lý ngoại hối là chính sách quan trọng trong chính sách tiền tệ của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, việc chuyển nhượng vốn sở hữu nếu phát sinh các giao dịch liên quan đến ngoại tệ thì cần phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật Việt Nam.

Kết luận

Chuyển nhượng vốn chủ sở hữu tại Việt Nam dưới các góc độ trên khi thực hiện sẽ cần phải nghiên cứu các  quy định và hướng dẫn trong những văn bản luật: Luật Doanh nghiệp; Luật thuế, bao gồm: Quản lý thuế, Thuế Thu nhập doanh nghiệp, Thuế Thu nhập cá nhân, Thuế Nhà thầu; Luật Đầu tư; Pháp lệnh Ngoại hối và các quy định liên quan đến quản lý ngoại hối.

    Liên hệ với chúng tôi




    You cannot copy content of this page.

    Please contact with Manabox for more support.