Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh quan trọng A310

Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh quan trọng được tham khảo từ tài liệu do Hội kiểm toán Viên hành nghề Việt Nam VACPA chia sẻ.

  1. MỤC TIÊU: 

Thu thập hiểu biết về khách hàng và môi trường hoạt động để xác định và hiểu các sự kiện, giao dịch và thông tin của khách hàng có ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC, qua đó giúp xác định rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn.

  1. NỘI DUNG CHÍNH:

1. Hiểu biết về môi trường hoạt động và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến DN:

1.1  Các vấn đề về ngành nghề mà DN kinh doanh và xu hướng của ngành nghề

Các thông tin chung về ngành nghề mà DN đang kinh doanh và xu hướng của ngành nghề, có thể bao gồm, nhưng không giới hạn, các thông tin sau:

  • Thị trường và sự cạnh tranh (nhu cầu của thị trường; khả năng sản xuất; sự cạnh tranh về giá cả, chất lượng; …):

………………………………………………………………………………………………………………………..…..………………………………………………………………………………………………………………………….

  • Các hoạt động mang tính chu kỳ hoặc thời vụ:

……………………………………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………………………………..

  • Công nghệ có liên quan tới sản phẩm của đơn vị, các thay đổi trong công nghệ sản xuất (nếu có):

……………………………………………………………………………………………………………………….…..………………………………………………………………………………………………………………………………

  • Nguồn cung cấp đầu vào và giá cả (nguyên vật liệu chính, dịch vụ, lao động):

……………………………………………………………………………………………………………………..….…………………………………………………………………………………………………………………………………

  • Các thông tin khác:

……………………………………………………………………………………………………………………….…..……………………………………………………………………………………………………………………………….

Xem xét các câu hỏi dưới đây khi mô tả các thông tin trên và nếu thích hợp, xác định các vấn đề đó có cho thấy các rủi ro cụ thể không.

Các xem xét, bao gồm nhưng không giới hạn các vấn đề sau:

a.      Đơn vị có hoạt động trong ngành có sự cạnh tranh cao và biến động của nền kinh tế không?

b.      Đơn vị có bị ảnh hưởng bởi các yếu tố mang tính chu kỳ và thời vụ không?

c.      Đơn vị có bị ảnh hưởng bởi sự lỗi thời về công nghệ của sản phẩm hoặc dịch vụ kinh doanh/sản xuất không?

d.      Hoạt động kinh doanh của đơn vị có bị ảnh hưởng bởi thị hiếu, xu hướng nhân khẩu học hoặc ý kiến của công chúng không?

Các xem xét liên quan đến gian lận

e.      Có mức độ cạnh tranh cao hay thị trường bão hòa, kèm theo lợi nhuận suy giảm không?

f.       Đơn vị có tăng trưởng nhanh hoặc có tỷ suất lợi nhuận bất thường, đặc biệt là khi so sánh với các công ty trong cùng ngành nghề không?

g.      Đơn vị có dễ bị tác động trước những thay đổi nhanh chóng, như những thay đổi về công nghệ, sản phẩm bị lỗi thời hoặc sự thay đổi lãi suất không?

h.      Nhu cầu của khách hàng có bị suy giảm đáng kể và số DN thất bại trong cùng ngành nghề hoặc trong nền kinh tế ngày càng tăng không?

i.       Đơn vị có tiềm lực tài chính mạnh hay khả năng chiếm ưu thế vượt trội trong một ngành nhất định cho phép đơn vị ở vị thế đưa ra các điều kiện hoặc điều khoản đối với nhà cung cấp hoặc khách hàng, có thể dẫn đến các giao dịch không hợp lý hoặc giao dịch không ngang giá không?

 

1.2  Các yếu tố pháp lý

Các thông tin chung về các yếu tố pháp lý, có thể bao gồm, nhưng không giới hạn, các thông tin sau:

  • Chế độ kế toán và các thông lệ kế toán (nếu có) áp dụng cho ngành nghề kinh doanh của DN (bao gồm các chính sách/quy định kế toán mới,…) :

……………………………………………………………………………………………………………………..…….………………………………………………………………………………………………………………………….

  • Hệ thống pháp luật và các quy định áp dụng đối với loại hình/ngành nghề kinh doanh của DN và có ảnh hưởng trọng yếu tới hoạt động của DN (Luật DN, luật chuyên ngành, kể cả các quy định về thị trường chứng khoán nếu là công ty niêm yết,công ty đại chúng, quy định về tiền tệ, ngoại hối, ưu đãi, hỗ trợ tài chính của Chính phủ, hàng rào thuế quan, các rào cản thương mại…):

……………………………………………………………………………………………………………………..……..………………………………………………………………………………………………………………………..

  • Các quy định về thuế (thuế GTGT, thuế TNDN, các loại thuế khác):

……………………………………………………………………………………………………………………..…….…….……………………………………………………………………………………………………………………

  • Các quy định về môi trường ảnh hưởng đến ngành nghề và hoạt động của DN (như tiêu chuẩn sản phẩm không ảnh hưởng môi trường, quy định xử lý chất thải công nghiệp tránh tác động môi trường,…):

………………………………………………………………………………………………………………………..….….………………………………………………………………………………………………………………………

  • Tìm hiểu về việc DN đã tuân thủ các chế độ/thông lệ kế toán/hệ thống pháp luật/chính sách Nhà nước như thế nào: (Sử dụng các kiến thức hiện có của KTV liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của đơn vị, các quy định và các yếu tố bên ngoài; Cập nhật hiểu biết về pháp luật và các quy định có ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định các số liệu và thuyết minh trình bày trong BCTC; Trao đổi với BGĐ đơn vị được kiểm toán về pháp luật và các quy định khác có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của đơn vị; Trao đổi với BGĐ đơn vị về những chính sách và thủ tục của đơn vị liên quan đến việc tuân thủ pháp luật và các quy định (Các thủ tục thu thập bằng chứng kiểm toán về việc tuân thủ các điều khoản của pháp luật và các quy định có liên quan/Các thủ tục kiểm toán khi phát hiện hoặc nghi ngờ có hành vi không tuân thủ); Trao đổi với BGĐ đơn vị về những chính sách hoặc thủ tục mà đơn vị đang áp dụng để phát hiện, đánh giá và giải quyết các khiếu nại tranh chấp).

……………………………………………………………………………………………………………………..…….…………………………………………………………………………………………………………………………

  • Các thông tin khác:

………………………………………………………………………………………………………………………..….….………………………………………………………………………………………………………………………

Để mô tả các thông tin trên, lập danh sách hoặc cập nhật danh sách các văn bản pháp luật, các quy định quan trọng áp dụng đối với đơn vị tại A311 và xem xét các câu hỏi dưới đây, nếu thích hợp, xác định các vấn đề đó có cho thấy các rủi ro cụ thể không.

Các xem xét, bao gồm nhưng không giới hạn các vấn đề sau:

a.      Có nhận xét tiêu cực nào của phương tiện truyền thông về hoạt động kinh doanh của đơn vị không?

b.      Có những khoản thanh toán cho những dịch vụ không rõ ràng hoặc các khoản cho vay đối với các bên tư vấn, các bên liên quan, nhân viên của đơn vị hoặc nhân viên của cơ quan quản lý Nhà nước không?

c.      BCTC có được yêu cầu nộp cho một hiệp hội thương mại hoặc cơ quan quản lý không?

d.      Khách hàng có hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mà có thể có pháp luật và các quy định bổ sung không?

e.      Có thay đổi nào về luật pháp và các quy định có tác động đến đơn vị không?

f.       Có sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan Nhà nước có liên quan hoặc có các khoản thanh toán tiền phạt, bồi thường không?

Các xem xét liên quan đến gian lận

g.      Có các yêu cầu pháp luật hoặc các quy định mới không?

h.      Đã có tiền sử về việc đơn vị vi phạm pháp luật và các quy định, hoặc đơn vị bị tranh chấp, kiện tụng hoặc BQT, BGĐ bị cáo buộc gian lận hoặc vi phạm pháp luật và các quy định không?

i.       BGĐ có lợi ích trong việc sử dụng các biện pháp không phù hợp để làm tối thiểu lợi nhuận báo cáo vì các lý do liên quan đến thuế không?

 

1.3  Các yếu tố bên ngoài khác ảnh hưởng tới DN

       Các thông tin về các yếu tố bên ngoài khác ảnh hưởng tới DN, có thể bao gồm, nhưng không giới hạn các thông tin sau:

  • Thực trạng chung của nền kinh tế (suy thoái/tăng trưởng và ảnh hưởng đến ngành nghề…):

…………………………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………………………………………

  • Biến động về lãi suất, tỷ giá ngoại tệ, lạm phát:

…………………………………………………………………………………………………………………………….……..…………………………………………………………………………………………………………………

  • Các thông tin khác:

……………………………………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………………………………

Xem xét các câu hỏi dưới đây khi mô tả các thông tin trên và khi thích hợp, xác định các vấn đề đó có cho thấy các rủi ro cụ thể không.

Các xem xét, bao gồm nhưng không giới hạn các nội dung sau:

a.     BCTC có được gửi cho bên thứ ba không?

b.      Nếu xét một cách riêng lẻ, có chủ nợ nào là bên thứ ba trọng yếu không?

c.      Có dự kiến nào về việc đơn vị (hoặc một phần của đơn vị) có thể được bán trong tương lai gần không?

d.      Có yếu tố bên ngoài nào (ví dụ: các khoản nợ tiềm tàng hoặc tín dụng ngân hàng) có thể ảnh hưởng đến kết quả hoạt động dự kiến không?

Các xem xét liên quan đến gian lận

e.      Có các khoản lỗ từ hoạt động kinh doanh dẫn đến nguy cơ phá sản, tịch biên tài sản hoặc xiết nợ không?

f.       Tỷ suất lợi nhuận hay kỳ vọng về xu thế của các chuyên gia phân tích đầu tư, các tổ chức đầu tư, các chủ nợ quan trọng, hoặc các bên độc lập khác (đặc biệt là các kỳ vọng quá mức hoặc phi thực tế), bao gồm những kỳ vọng của BGĐ trong các thông cáo báo chí hoặc trong báo cáo thường niên có quá lạc quan không?

g.      Có ảnh hưởng bất lợi thực tế hoặc dự kiến của việc báo cáo kết quả tài chính không tốt đối với các giao dịch lớn đang trong quá trình thương lượng như hợp nhất kinh doanh hoặc đấu thầu không?

h.      BGĐ có cam kết với các chuyên gia phân tích, các chủ nợ và bên thứ ba sẽ đạt được những mức dự báo quá cao hoặc không thực tế không?

2. Hiểu biết về đặc điểm của DN

2.1  Lĩnh vực hoạt động

     Các thông tin chung về lĩnh vực hoạt động của DN có thể bao gồm, nhưng không giới hạn, các thông tin sau:                                                                                        

  • Bản chất của các nguồn doanh thu, sản phẩm hay dịch vụ và thị trường, phương thức bán hàng, chính sách giá bán (sản xuất/dịch vụ; kênh phân phối bán buôn/bán lẻ/thương mại điện tử; đặc điểm, cơ cấu các loại sản phẩm/dịch vụ chính; các sản phẩm/dịch vụ mới hoặc ngừng hoạt động;…):

………………………………………………………………………………………………………………………..……..……………………………………………………………………………………………………………………

  • Mua hàng: các nguồn cung cấp chính và các vấn đề liên quan đến mua hàng:

………………………………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………………………………

  • Các giai đoạn và quy trình sản xuất, những hoạt động chịu tác động của rủi ro môi trường:

………………………………………………………………………………………………………………………….…..……………………………………………………………………………………………………………………

  • Các hoạt động liên doanh, liên kết và các hoạt động thuê ngoài quan trọng:

………………………………………………………………………………………………………………………..……..……………………………………………………………………………………………………………………

  • Sự phân tán về địa lý và phân khúc thị trường:

………………………………………………………………………………………………………………………….…..……………………………………………………………………………………………………………………

  • Địa điểm sản xuất, nhà kho, văn phòng, số lượng và địa điểm HTK:

…………………………………………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………………………………….

 

  • Các khách hàng chính:

Khách hàng

Giá trị sản phẩm/Dịch vụ cung cấp

Tỷ lệ % trên tổng doanh thu

 

 

 

 

 

 

………………………………………………………………………………………………………………………..…..….……………………………………………………………………………………………………………………

  • Các nhà cung cấp chính:

Nhà cung cấp

Giá trị sản phẩm/Dịch vụ cung cấp

Tỷ lệ % trên tổng đầu vào (Bên có TK331)

 

 

 

 

 

 

…………………………………………………………………………………………………………………..……..…..….…………………………………………………………………………………………………………………

  • Các thỏa thuận quan trọng với người lao động (bảo hiểm nhân thọ, quyền mua cổ phiếu, quyền lợi khi nghỉ việc, các ưu đãi khác…):

………………………………………………………………………………………………………………………..…..….……………………………………………………………………………………………………………………….…

  • Các hoạt động, chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

  • Các giao dịch với bên liên quan:

Đảm bảo tính đầy đủ của các giao dịch với các bên liên quan, các rủi ro có thể có và các giao dịch bất thường. Đối chiếu các thông tin thu thập được của năm nay với phần trình bày giao dịch liên kết của các năm trước đó để xem có sai sót nào cần điều chỉnh không.

  1. Các kết quả phỏng vấn BGĐ đơn vị kiểm toán và các cá nhân khác về việc xác định các bên liên quan, bản chất mối quan hệ, các giao dịch trong kỳ; về các kiểm soát được đơn vị thiết lập để xác định, hạch toán và thuyết minh các mối quan hệ và giao dịch với các bên liên quan, các kiểm soát về cho phép và phê duyệt các thỏa thuận quan trọng.
  2. Các thủ tục của KTV để phát hiện ra các giao dịch các bên liên quan: kiểm tra xác nhận ngân hàng, đọc biên bản Đại hội đồng cổ đông.
  3. Xác định, đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu gắn với các mối quan hệ và giao dịch với các bên liên quan.
  4. Biện pháp xử lý đối với các rủi ro có sai sót trọng yếu.

Liệt kê danh sách các bên liên quan đã được xác định và đánh giá việc hạch toán và thuyết minh các mối quan hệ và giao dịch với các bên liên quan đã được xác định

Bên liên quan

Mối quan hệ

Các giao dịch chủ yếu và chính sách giá cả

 

 

 

 

 

 

……………………………………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………..………………

Để tìm hiểu và xác định rủi ro có sai sót trọng yếu từ giao dịch với các bên liên quan, thực hiện các thủ tục tại giấy làm việc A312.

  • Tìm hiểu các tranh chấp pháp lý, kiện tụng (nếu có) và ảnh hưởng của vấn đề này với BCTC. Đảm bảo tính đầy đủ của các tranh chấp pháp lý/kiện tụng liên quan (Các thủ tục để xác định các vụ kiện tụng và tranh chấp liên quan đến đơn vị có thể làm phát sinh rủi ro có sai sót trọng yếu: Kết quả phỏng vấn BGĐ, những cá nhân khác trong đơn vị, kể cả chuyên gia; Kiểm tra các khoản phí tư vấn pháp luật/các Biên bản họp BQT; Có thực hiện thủ tục gửi thư cho chuyên gia tư vấn pháp luật không).

Xem xét các câu hỏi dưới đây khi mô tả các thông tin trên và nếu thích hợp, xác định các vấn đề đó có cho thấy các rủi ro cụ thể không.

Các xem xét, bao gồm nhưng không giới hạn các nội dung sau:

a.    Đơn vị có nhiều địa điểm kinh doanh và/hoặc có việc trải rộng về khu vực địa lý của các hoạt động không?

b.    Đơn vị có phụ thuộc vào một vài khách hàng hoặc nhà cung cấp không?

c.    Đơn vị có dựa chủ yếu vào một số sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể không?

d.      Đơn vị có thực hiện các hoạt động nghiên cứu hoặc phát triển không?

e.      Đơn vị có bên liên quan quan trọng nào trong hoạt động kinh doanh không?

f.       Có các tình huống phức tạp yêu cầu phải sử dụng công việc của chuyên gia không?

Các xem xét liên quan đến gian lận

g.      Có sử dụng các đơn vị kinh doanh trung gian nhưng không có ý nghĩa thương mại rõ ràng không?

 

2.2  Loại hình sở hữu và bộ máy quản trị

Các thông tin về loại hình sở hữu và bộ máy quản trị của DN có thể bao gồm, nhưng không giới hạn, các thông tin sau:

  • Loại hình DN: (công ty tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh,,…Nếu là công ty niêm yết thì niêm yết từ năm nào, trên sàn giao dịch nào…)

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………

 

  • Sở hữu DN: (Thông tin về các cổ đông và thành viên chính sở hữu DN (sở hữu từ 5% vốn điều lệ))

……………………………………………………………………………………………………………………….…………..………………………………………………………………………………………………………………

  • Hội đồng quản trị: (bao gồm việc tìm hiểu về cách thức hoạt động: mức độ thường xuyên của các cuộc họp, nội dung các vấn đề thảo luận, các báo cáo được gửi cho HĐQT cũng như các báo cáo được lập bởi HĐQT; mục tiêu hoạt động/áp lực/động cơ; bản chất/cơ chế của các khoản thu nhập/phụ cấp; )

……………………………………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………………………………….

  • Mô tả cơ cấu tổ chức của DN (mô tả bằng lời hoặc bằng sơ đồ)(bao gồm các phòng ban, các chi nhánh/văn phòng đại diện/các cửa hàng, các đơn vị thành viên; …)

………………………………………………………………………………………………………………………..….………..…………………………………………………………………………………………………………..

Xem xét các câu hỏi dưới đây khi mô tả các thông tin trên và nếu thích hợp, xác định các vấn đề đó có cho thấy các rủi ro cụ thể không.

Các xem xét, bao gồm nhưng không giới hạn các vấn đề sau:

a.       Đơn vị có cơ cấu sở hữu phức tạp không?

b.      Đơn vị có cơ cấu quản trị không hiệu quả không?

Các xem xét liên quan đến gian lận

c.      Có trường hợp nào việc thực hiện của BGĐ không hiệu quả do BQT giám sát quá trình lập BCTC và KSNB không hiệu quả không?

d.      Đơn vị có cơ cấu tổ chức phức tạp hoặc không ổn định, được thể hiện như sau không:

o   Khó khăn trong việc xác định tổ chức hoặc các cá nhân có quyền kiểm soát lợi ích trong đơn vị;

o   Cơ cấu tổ chức quá phức tạp, trong đó có những pháp nhân hoặc những cấp quản lý bất thường;

o   Thay đổi thường xuyên BGĐ, phòng pháp chế/chuyên gia tư vấn pháp luật hoặc BQT.

e.      Có trường hợp nào mà giám đốc kiêm chủ sở hữu đơn vị không tách biệt giao dịch cá nhân với giao dịch của DN không?

f.       Có tranh chấp giữa các cổ đông trong một đơn vị được nắm giữ bởi số ít cá nhân có mối quan hệ gần gũi (DN mang tính tư nhân) không?

 

2.3  Các hoạt động đầu tư và tài chính của DN

Các thông tin chung về hoạt động đầu tư và tài chính của DN có thể bao gồm, nhưng không giới hạn, các thông tin sau:

  • Việc mua, bán, chia tách DN, tăng/giảm nguồn vốn kinh doanh đã được lập kế hoạch hoặc được thực hiện gần đây

………………………………………………………………………………………………………………………..……..…..……………………………………………………………………………………………………………

  • Các hoạt động đầu tư vốn; Mua/bán chứng khoán và các khoản nợ; Các khoản đầu tư vào các đơn vị không dẫn đến hợp nhất BCTC (gồm công ty hợp danh, liên doanh, các đơn vị có mục đích đặc biệt)

………………………………………………………………………………………………………………….…..………..………..…………………………………………………..…………………………………………………

  • Các công ty con và các đơn vị liên kết lớn (kể cả các đơn vị được hợp nhất hay không hợp nhất)

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

  • Cơ cấu nợ và các điều khoản liên quan, bao gồm cả các thỏa thuận tài trợ và cho thuê tài chính

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

  • Đối tượng thụ hưởng (trong nước, ngoài nước, uy tín kinh doanh và kinh nghiệm) và các bên liên quan

………………………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………..………………………………………

  • Sử dụng các công cụ tài chính phái sinh

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..……………………………

Xem xét các câu hỏi dưới đây khi mô tả các thông tin trên và nếu thích hợp, xác định các vấn đề đó có cho thấy các rủi ro cụ thể không.            

Các xem xét, bao gồm nhưng không giới hạn các vấn đề sau:

a.      Có việc mua bán, sáp nhập hoặc chuyển nhượng các hoạt động kinh doanh trong kỳ hoặc sau khi kết thúc kỳ kế toán không?

b.      Đơn vị có cơ cấu nguồn vốn phức tạp không?

d.     

e.      Có vấn đề phát sinh từ cơ cấu nợ của đơn vị không, bao gồm các điều khoản giao dịch, hạn chế, bảo lãnh hoặc các thỏa thuận tài chính ?

f.       Đơn vị có sử dụng các công cụ tài chính phái sinh không?

g.      Có các rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu liên quan đến việc đo lường và thuyết minh giá trị hợp lý trên BCTC không?

Các xem xét liên quan đến gian lận

h.      Có những hoạt động quan trọng được tổ chức hoặc được thực hiện giữa các nước có môi trường và văn hóa kinh doanh khác nhau không?

i.       Có liên tục phát sinh luồng tiền âm từ hoạt động kinh doanh hoặc không có khả năng tạo ra luồng tiền từ hoạt động kinh doanh trong khi vẫn báo cáo lãi và tăng trưởng không?

j.       Có nhu cầu huy động thêm các nguồn tài trợ dưới hình thức nợ hoặc góp vốn nhằm duy trì khả năng cạnh tranh, bao gồm việc tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển hoặc các khoản chi đầu tư lớn không?

k.      Đơn vị có cho thấy khả năng thấp để đáp ứng các yêu cầu thanh toán nợ hoặc các yêu cầu của các khế ước nhận nợ khác không?

 

3. Hiểu biết về các chính sách kế toán áp dụng

Các thông tin chung về chính sách kế toán áp dụng có thể bao gồm, nhưng không giới hạn, các thông tin sau:

  • Đồng tiền ghi sổ kế toán (Nếu khách hàng chọn ngoại tệ làm đồng tiền ghi sổ kế toán thì cần tìm hiểu xem khách hàng có thỏa mãn điều kiện được sử dụng ngoại tệ làm đồng tiền ghi sổ kế toán theo quy định tại TT200/2014/TT-BTC hay không)

………………………………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………………………

  • Hệ thống báo cáo theo yêu cầu mà DN phải lập

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

  • Phần mềm kế toán, các sổ kế toán đơn vị áp dụng, các nhóm giao dịch phát sinh (Để mô tả thông tin này, hoàn thành giấy làm việc A313 để tìm hiểu hệ thống ghi chép và xử lý các giao dịch của đơn vị (nếu DNKiT quyết định có áp dụng mẫu A313))

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

 

  • Các chính sách kế toán áp dụng đối với các giao dịch quan trọng (doanh thu, HTK, giá vốn…)

………………………………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………………………

  • Các loại ước tính kế toán (nguồn dữ liệu, tính hợp lý của các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá HTK, khấu hao,….), xem xét thêm các vấn đề tại giấy làm việc A314 để xác định các rủi ro có thể khi thích hợp:

……………………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………………………………….

  • Kế toán giá trị hợp lý các tài sản, các khoản nợ phải trả và các giao dịch ngoại tệ; kế toán các giao dịch bất thường

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

  • Các chính sách kế toán đối với vấn đề mới/gây tranh cãi (nếu có)

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

  • Các quy định mới về kế toán, hoặc mới có hiệu lực (nếu có)

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

  • Các thay đổi chính sách kế toán (nếu có)

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Xem xét các câu hỏi dưới đây khi mô tả các thông tin trên và nếu thích hợp, xác định các vấn đề đó có cho thấy các rủi ro cụ thể không.

 Các xem xét, bao gồm nhưng không giới hạn các vấn đề sau:

a.      Khuôn khổ lập và trình bày BCTC được áp dụng có được tuân thủ trong những năm qua không?

b.      Các chính sách kế toán cho những vấn đề trọng yếu có phù hợp với hoàn cảnh của đơn vị không? Ví dụ xem xét: Đánh giá tài sản; ghi nhận thu nhập; khấu hao; các hợp đồng dài hạn.

c.      Việc xử lý các khoản mục trên BCTC có bị tranh chấp với cơ quan thuế không?

d.      Xem xét mức độ không chắc chắn liên quan đến các khoản ước tính kế toán như dự phòng phải thu khó đòi; HTK lỗi thời; nghĩa vụ bảo hành; phương pháp khấu hao hoặc thời gian sử dụng hữu ích của tài sản; giá trị ghi sổ các khoản đầu tư; kết quả và giai đoạn hoàn thành của hợp đồng dài hạn; chi phí phát sinh từ việc tranh chấp, kiện tụng; thanh toán dựa trên cổ phiếu.

e.      BGĐ có áp dụng phù hợp các yêu cầu của khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng có liên quan đến các ước tính kế toán không?

f.       Liệu các phương pháp lập ước tính kế toán có phù hợp và được áp dụng nhất quán không?

g.      Có thay đổi nào so với kỳ trước về phương pháp lập ước tính kế toán là thích hợp trong hoàn cảnh của đơn vị không?

h.      Liệu có cần phải có kiến thức hoặc kỹ năng chuyên sâu liên quan đến một hay nhiều khía cạnh của các ước tính kế toán để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp hay không?

i.       Có thay đổi nào về khuôn khổ lập và trình bày BCTC được áp dụng có ảnh hưởng đến đơn vị không?

j.       Có các khoản thanh toán bất thường nào bằng tiền mặt, mua hàng dưới hình thức séc ngân phiếu phải trả cho người mang hoặc chuyển khoản vào TK ngân hàng được bảo mật tên chủ TK (tên chủ TK được mã hoá thành số) không?

k.      Có việc mua hàng ở mức giá cao hơn hoặc thấp hơn đáng kể so với giá thị trường không?

l.       Có các giao dịch bất thường với những công ty đăng kí kinh doanh tại những nước có nhiều ưu đãi (thiên đường) về thuế không?

m.    Có thanh toán hàng hóa và dịch vụ cho một nước khác với nước xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ đó không?

n.      Có các khoản thanh toán không có chứng từ kiểm soát phù hợp (chứng từ nhập khẩu hàng hoá như hoá đơn, vận đơn, chứng nhận xuất xứ,….) không?

Các xem xét liên quan đến gian lận

o.       Có tài sản, nợ phải trả, doanh thu, hoặc chi phí được xác định dựa trên các ước tính kế toán quan trọng có sự tham gia của các xét đoán hoặc yếu tố không chắc chắn khó để chứng minh không?

p.       Có các giao dịch lớn, bất thường hoặc rất phức tạp, đặc biệt là các giao dịch phát sinh gần thời điểm kết thúc kỳ kế toán đặt ra câu hỏi khó về “bản chất hơn hình thức” không?

q.       Có Thành viên BGĐ không có chuyên môn nghiệp vụ về tài chính nhưng can thiệp hoặc áp đặt quá mức trong việc lựa chọn chính sách kế toán hoặc xác định các ước tính kế toán quan trọng không?

r.        Có các yêu cầu kế toán mới không?

s.       BGĐ có liên tục cố gắng biện minh cho các phương pháp kế toán không phù hợp dựa trên mức trọng yếu không?

 

4. Mục tiêu, chiến lược và những rủi ro kinh doanh có liên quan

Khi tìm hiểu các mục tiêu, chiến lược mà BGĐ/BQT đặt ra, các phương pháp mà BGĐ sử dụng để đạt được mục tiêu đề ra và các rủi ro kinh doanh có thể phát sinh từ những thay đổi trong DN hoặc từ những hoạt động phức tạp, các vấn đề cần xem xét có thể bao gồm: 

  • Sự phát triển của ngành nghề (có thể dẫn đến rủi ro kinh doanh liên quan như đơn vị không có đủ tiềm lực về con người và năng lực chuyên môn để thích ứng với những thay đổi trong ngành mình đang hoạt động)

……………………………………………………………………………………………………………………….……………………………………..……………………………………………………………………………….

  • Sản phẩm hoặc dịch vụ mới (có thể dẫn đến rủi ro kinh doanh liên quan như trách nhiệm đối với sản phẩm tăng lên)

……………………………………………………………………………………………………………………….……………………………………..……………………………………………………………………………….

  • Mở rộng phạm vi kinh doanh (có thể dẫn đến rủi ro kinh doanh liên quan như ước tính nhu cầu thị trường không chính xác)

………………………………………………………………………………………………………..…………….….…………………………………………………………………………………………………………………

  • Những yêu cầu mới về kế toán (có thể dẫn đến rủi ro kinh doanh liên quan như thực hiện không đầy đủ, không đúng những yêu cầu mới về kế toán hoặc chi phí thực hiện tăng thêm)

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

  • Những quy định pháp lý mới (có thể dẫn đến rủi ro kinh doanh liên quan như trách nhiệm tuân thủ pháp luật sẽ tăng lên)

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

 

  • Những yêu cầu về tài chính của đơn vị trong thời điểm hiện tại và trong tương lai (có thể dẫn đến rủi ro kinh doanh liên quan như mất nguồn tài trợ vốn do đơn vị không đáp ứng được những yêu cầu)

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

 

  • Sử dụng CNTT (có thể dẫn đến rủi ro kinh doanh liên quan như hệ thống và các thủ tục không tương thích với nhau) (tìm hiểu rõ về hệ thống CNTT, các rủi ro về CNTT và việc ảnh hưởng của CNTT đến các khoản mục của BCTC để lên kế hoạch kiểm toán phù hợp (kiểm tra hệ thống CNTT,…). Các kiểm soát của DN liên quan đến CNTT)

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

  • Thực hiện một chiến lược, đặc biệt là ảnh hưởng dẫn đến những yêu cầu kế toán mới (có thể dẫn đến rủi ro kinh doanh liên quan như việc thực hiện không đầy đủ hoặc không phù hợp)

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..……….…

 

  • Chiến lược khác

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Xem xét các câu hỏi dưới đây khi mô tả các thông tin trên và nếu thích hợp, xác định các vấn đề đó có cho thấy các rủi ro cụ thể không. 

Các xem xét, có thể bao gồm nhưng không giới hạn các vấn đề sau:

a.      Nhóm kiểm toán đã soát xét bản sao của chiến lược dài hạn hoặc kế hoạch kinh doanh của đơn vị, (nếu có) chưa?

b.      Có rủi ro nào phát sinh từ việc đơn vị cố gắng đạt được các mục tiêu đề ra trong kế hoạch không?

c.      Có rủi ro không đạt được các kỳ vọng của các bên liên quan (mà BGĐ có thể được khuyến khích đạt được) cho dù các kỳ vọng có hợp lý hay không?

d.      Thu nhập của BGĐ và nhân sự quản lý cấp cao có cao ở mức phù hợp với các kết quả không?

e.      Có áp lực trong việc đạt được mục tiêu để xem xét việc giữ công việc của BGĐ và nhân sự quản lý cấp cao hay nhân viên khác không?

f.       Có mong muốn giảm lợi nhuận để giảm nghĩa vụ thuế không?

g.      Các yêu cầu pháp luật hoặc các quy định trong việc đáp ứng các ngưỡng hoặc các chỉ số tài chính cụ thể không?

h.      Có cần phải kiểm tra sự tuân thủ các điều khoản vay vốn hoặc để thu hút các ngân hàng không?

i.       Các kế hoạch trong tương lai về việc bán đơn vị có phụ thuộc vào việc đạt được các kết quả cụ thể không?

j.       Giá trị các khoản dự phòng được BGĐ xác định tại thời điểm xác định kết quả kinh doanh có khác với giá trị được xác định bởi những người khác như là một phần của hệ thống kế toán thường xuyên không?

k.      Có một mô hình áp dụng cho các xét đoán và ước tính kế toán khi hoàn thiện BCTC mà tất cả đều thiên lệch theo ý muốn của BGĐ không?

l.       Các số dư TK cuối cùng có thay đổi đáng kể do kết quả của các bút toán điều chỉnh không?

m.    Có các hợp đồng hoặc giao dịch nào được thực hiện, đặc biệt vào gần thời điểm cuối kỳ kế toán, với lý do thương mại không rõ ràng không?

n.      Các chính sách kế toán đơn vị áp dụng có phù hợp với CMKT được áp dụng hoặc bị đẩy vào ranh giới có khả năng chấp nhận được tại một số khu vực BCTC không?

o.      BGĐ có yêu cầu ngày báo cáo sớm hơn mà không có lý do chính đáng gây khó khăn trong việc thu thập về số lượng và chất lượng bằng chứng kiểm toán không?

p.      Các kết quả của đơn vị không theo xu hướng ngành nghề mà không có lý do giải thích hợp lý không?

q.      BGĐ có quan tâm đến việc thao túng lợi nhuận (ví dụ: để giảm thuế hoặc tăng tiền thưởng) không?

Các xem xét liên quan đến gian lận

r.       Thông tin có sẵn cho thấy tình hình tài chính cá nhân của BGĐ hoặc BQT bị đe dọa bởi kết quả hoạt động tài chính của đơn vị do các vấn đề sau:

o   Các lợi ích tài chính lớn trong đơn vị;

o  Phần lớn các khoản thu nhập của BGĐ và BQT (như tiền thưởng, quyền mua chứng khoán và các thỏa thuận thanh toán theo mức lợi nhuận) là chưa chắc chắn và phụ thuộc vào việc đạt được các mục tiêu về giá chứng khoán, kết quả kinh doanh, tình hình tài chính hoặc dòng tiền; và

o   Bảo lãnh cá nhân cho các khoản nợ của đơn vị;

s.      Có áp lực cao đối với BGĐ hoặc nhân sự điều hành để đạt được các mục tiêu tài chính mà BQT đặt ra, bao gồm các mục tiêu phấn đầu về doanh thu hay lợi nhuận không?

t.       Có tiền ở TK ngân hàng lớn, công ty con hoặc chi nhánh ở những nước có ưu đãi về thuế nhưng không có lý do rõ ràng không?

u.      BGĐ quan tâm quá mức tới việc duy trì hoặc tăng giá trị của đơn vị hoặc xu hướng thu nhập của đơn vị không?

v.      Có mâu thuẫn trong nội bộ giữa các nhân sự quản lý cấp cao không?

w.     Có các nghĩa vụ tài chính cá nhân dẫn tới áp lực cho BGĐ hoặc nhân viên tiếp cận với tiền mặt hoặc những tài sản dễ bị trộm cắp khác để biển thủ các tài sản này không?

x.      Có các mối quan hệ tiêu cực giữa đơn vị với nhân viên được quyền tiếp cận với tiền mặt hoặc tài sản khác dễ bị trộm cắp khiến họ có động cơ biển thủ tài sản không. Ví dụ: mối quan hệ tiêu cực có thể phát sinh từ những tình huống sau:

o   Biết rõ hoặc đoán trước sẽ bị buộc thôi việc;

o   Những thay đổi gần đây hoặc dự kiến thay đổi về kế hoạch tiền lương, thưởng cho nhân viên;

o   Sự thăng chức, mức lương thưởng, hoặc những chính sách khen thưởng khác không được như kỳ vọng;

y.      Có những hành vi cho thấy sự không hài lòng hoặc bất mãn với đơn vị hoặc bất mãn về cách đối xử với nhân viên của đơn vị không?

z.      Có những thay đổi hành vi hoặc lối sống có thể cho thấy tài sản bị biển thủ không?

 

5. Việc đo lường và đánh giá kết quả hoạt động   

    Các thông tin được sử dụng và cách thức BGĐ đo lường, đánh giá kết quả hoạt động cần xem xét có thể bao gồm:

  • Những chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động chủ yếu (tài chính và phi tài chính), những tỉ suất quan trọng, những xu hướng và số liệu thống kê hoạt động:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

  • Phân tích kết quả hoạt động theo từng giai đoạn:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

  • Kế hoạch tài chính, dự báo, phân tích biến động, thông tin về các bộ phận và các báo cáo đánh giá hoạt động của các bộ phận, phòng ban hoặc các cấp khác:

…………………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………………………….

  • Các tiêu chí đánh giá năng lực nhân viên và chính sách lương bổng ưu đãi:

……………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………………………………………….

  • So sánh kết quả hoạt động của đơn vị với các đối thủ cạnh tranh (từ các bài báo, tạp chí chuyên ngành, báo cáo xếp hạng tín nhiệm… (nếu có)):

………………………………………………………………………………………………………….………………….……………………………………………………………………………………………………………….

Xem xét các câu hỏi dưới đây khi mô tả các thông tin trên và nếu thích hợp, xác định các vấn đề đó có cho thấy các rủi ro cụ thể không.

Các xem xét, bao gồm nhưng không giới hạn các vấn đề sau đây:

a.      Sổ, tài liệu kế toán trong quá khứ có đáng tin cậy không?

b.      Các báo cáo kế toán quản trị cần thiết có được lập trong năm không?

c.      BCKiT có ý kiến kiểm toán ngoại trừ trong hai năm qua không?

d.      Có các vấn đề phải điều chỉnh trong quá khứ không?

e.      HĐKiT có nhiều năm không?

Các xem xét liên quan đến gian lận

f.       Mối quan hệ giữa BGĐ và KTV hiện tại hoặc tiền nhiệm có căng thẳng, được thể hiện như sau không:

o   Có tranh chấp với KTV tiền nhiệm hoặc hiện tại về các vấn đề về kế toán, kiểm toán hoặc báo cáo không?

o   Yêu cầu không hợp lý đối với KTV, như những hạn chế về thời gian không thực tế đối với việc hoàn thành cuộc kiểm toán hoặc phát hành BCKiT không?

o   Các hạn chế đối với KTV trong việc hạn chế một cách không hợp lý việc tiếp cận với nhân sự hoặc thông tin hoặc hạn chế khả năng trao đổi hiệu quả với BQT không?

o   BGĐ có hành vi khống chế KTV, hạn chế phạm vi kiểm toán, việc lựa chọn mới hoặc duy trì nhân sự được phân công để thực hiện hoặc tư vấn cho cuộc kiểm toán không?

 

6. Các vấn đề khác

6.1  Nhân sự chủ chốt của DN

Họ tên

Chức vụ

Bằng cấp và kinh nghiệm

Liên lạc (mail/tel)

 

Tổng Giám đốc

 

 

 

Phó TGĐ

 

 

 

Kế toán trưởng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6.2  Nhân sự kế toán

Họ tên

Chức vụ

Công việc, bằng cấp và kinh nghiệm

Liên lạc (mail/tel)

 

 

 

 

 

 

 

 

6.3  Các thông tin hành chính khác

  • Địa chỉ của DN và các đơn vị liên quan (nếu có)

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

  • Thông tin về ngân hàng mà DN mở TK

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

  • Thông tin về luật sư mà DN sử dụng

…………………………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………………………………..………

  • Thông tin về bên cung cấp dịch vụ chuyên môn khác (nếu có)

…………………………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………

  1. KẾT LUẬN:

Qua việc tìm hiểu khách hàng và môi trường kinh doanh, KTV cần xác định sơ bộ các rủi ro ,TK ảnh hưởng, thủ tục kiểm toán đối với rủi ro đó. Các rủi ro cụ thể ảnh hưởng đến đơn vị phát sinh từ việc đánh giá rủi ro trên đây được trình bày tại giấy làm việc A800

Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091

Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.

_______________

Công ty TNHH Manabox Việt Nam
Phòng 701, tầng 7, tòa nhà 3D center, số 3 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Facebook: https://www.facebook.com/ManaboxVietnam

    Liên hệ với chúng tôi




    You cannot copy content of this page.

    Please contact with Manabox for more support.