Nội dung bài viết
Triết lý Shuhari là gì?
Trong guồng quay công việc, học tập hối hả, Triết lý Shu – Ha – Ri (守破離) của người Nhật như một kim chỉ nam để giúp mọi người nắm được những bước cơ bản của sự phát triển và sáng tạo, hỗ trợ đắc lực trong công việc của mình.
Có thể hiểu đơn giản như sau:
shu(守): bảo vệ, gìn giữ
Mục tiêu của bước Shu là để làm nền, làm căn cơ nên chưa cần thiết phải khai phá, nghĩ ngợi quá nhiều nhằm tránh gây hỗn loạn khiến dễ đi sai con đường, tránh các ảnh hưởng tiêu cực hoặc phạm sai lầm. Người học chỉ cần làm theo những gì mình được chỉ dạy cho đến khi nào nó trở nên quen thuộc và có thể được thực hiện một cách tự nhiên.
ha(破): phá bỏ
Người học khi đà trải qua giai đoạn Shu, đã có nền móng vững chải có thể bắt đầu quay ngược lại những gì mình đã biết, thắc mắc, chất vấn bản chất và ý nghĩa của những gì mình đã được học.
Lấy ví dụ như trong học tập, sau khi xây dựng cho mình một nền tảng lý thuyết vững chãi, người học có thể bắt tay vào nghiên cứu, kiểm nghiệm để lôi ra bằng được bản chất, kết cấu và chức năng, bóc tách mổ xẻ đến tận xương tủy của vấn đề.
ri(離): rời khỏi
tách ra khỏi lối cũ, vượt qua cả những gì mình biết và tìm cách lôi ra được những cái mới. Lúc này người học có được ý tưởng của riêng mình, suy nghĩ độc lập và mang những ý tường, suy nghĩ ấy thử nghiệm với thực tế và với những gì mình đã biết. Lúc này kinh nghiệm và kiến thức rút ra được hoàn toàn là của người học.
Tham khảo slide mà một thành viên của Manabox đã chuyển bị một cách dễ hiểu.
Xem bài viết này trên Instagram
Ứng dụng của Triết lý trong công việc tại Manabox
[word_balloon id=”2″ size=”M” position=”L” name_position=”under_avatar” radius=”true” balloon=”talk” balloon_shadow=”true”]Chúng tôi sẽ lấy ví dụ tình huống một một nhân viên mới ra trường khi bắt đầu vào làm việc tại Manabox nhé![/word_balloon]Shu: Là giai đoạn mà các member Manabox phải tiếp thu theo hướng tuân thủ và sao chép để nắm bắt được các công việc cơ bản nhất của kế toán như book sổ, check chứng từ…..Các công việc cứ lặp đi lặp lại hàng ngày hàng tháng để giúp các member thành thạo công việc một cách tối đa.
Ha: Sau khi đã vào Manabox một thời gian, các member bắt đầu hiểu được rõ ràng, chi tiết về nguyên lý kế toán, thành thao trong xử lý công việc…
Ri: Bây giờ các member Manabox không còn học từ thầy nữa, mà tự rèn luyện, trau dồi kiến thức theo cách riêng mình và trở thành các PIC đứng xử lý các job.
Kết luận
Triết lý Shu 守 – Ha 破 – Ri 離 là động lực để phát triển bản thân, hướng tới sự đổi mới tích cực, đem lại thành công và phát huy được mọi tiềm lực của con người. Rất hi vọng các nhân viên của Manabox có thể thấm nhuần triết lý ShuHaRi và ứng dụng nó trong công việ.