Nếu bạn là một giám đốc, 1 nhà quản lý hoặc đang làm kế toán cho các doanh nghiệp thì chắc hẳn cũng đa nghe đến cụm từ ” rủi ro Thuế “. Vậy rủi ro Thuế là gì và tại sao chúng ta cần phải rà soát rủi ro Thuế cho doanh nghiệp của mình?
Hãy cùng Manabox Việt Nam tham khảo vấn đề này thông qua bài viết sau nhé!
Nội dung bài viết
Rủi ro thuế là gì?
Theo khoản 1 điều 3 của Thông tư 204/2015/TT-BTC có định nghĩa như sau:
“Rủi ro về thuế” là nguy cơ không tuân thủ chính sách pháp luật thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước của người nộp thuế dẫn đến thất thu ngân sách nhà nước trong quản lý thu thuế.
Rủi ro thuế là khả năng doanh nghiệp gặp phải các vấn đề về thuế do các yếu tố như:
- Sai sót trong kê khai và hạch toán: Hạch toán sai chi phí, doanh thu hoặc kê khai không đúng quy định.
- Áp dụng sai luật thuế: Nhầm lẫn trong việc áp dụng chính sách ưu đãi thuế, mức thuế suất hoặc các khoản miễn giảm.
- Không cập nhật quy định mới: Luật thuế thay đổi thường xuyên, nếu không nắm bắt kịp thời có thể dẫn đến vi phạm.
- Chưa chuẩn bị đầy đủ hồ sơ chứng từ: Thiếu hóa đơn, chứng từ hợp lệ có thể dẫn đến việc không được khấu trừ thuế GTGT hoặc không được công nhận chi phí hợp lệ khi tính thuế TNDN.
- Chậm nộp thuế: Nộp chậm các khoản thuế có thể phát sinh tiền phạt và lãi suất nộp chậm.
Vì sao cần phải rà soát rủi ro Thuế?
Trên thực tế hiện nay, sau mỗi đợt thanh tra, kiểm tra thuế, các Doanh nghiệp thường phải nộp một số tiền rất lớn đối với khoản tiền thuế truy thu và tiền phạt do khi kê khai thuế nhưng lại chưa nắm rõ các quy định dẫn đến kê khai thiếu, sai quy định. Bộ máy lãnh đạo Doanh nghiệp thì cũng không nắm rõ nhân sự kế toán của mình có làm đúng hay không dẫn tới việc không lường trước được rủi ro về thuế của doanh nghiệp mình.
Ví dụ:
Kế toán kê khai sai do nghiệp vụ còn yếu và nộp thiếu 200 triệu đồng tiền thuế TNDN vào năm 2017 nhưng đến năm 2019 công ty bị thanh tra thuế ở kỳ kiểm tra 2017-2018 và bị phát hiện ra năm 2017 nộp thiếu số tiền thuế TNDN trên biên bản tính từ ngày 01/4/2018 đến ngày 1/10/2019 (548 ngày) thì số tiền công ty sẽ phải nộp là:
1, Số thuế còn thiếu: 200 triệu đồng
1, Phạt chậm nộp: 200 triệu*0.03%*548 ngày = 32.880.000
Vậy nếu công ty có rà soát Thuế thì sẽ phát hiện ra rủi ro này để kịp thời điều chỉnh và tránh bị phạt quá nặng.
Nhất tội nhì nợ – Tội trốn thuế theo Bộ Luật Hình sự – Tax evasion
Rà soát rủi ro thuế là một phần quan trọng trong quản lý tài chính doanh nghiệp. Việc rà soát giúp doanh nghiệp:
- Tuân thủ quy định pháp luật: Hạn chế vi phạm các quy định về thuế, tránh bị xử phạt từ cơ quan thuế.
- Giảm thiểu rủi ro tài chính: Tránh các khoản phạt và tiền lãi do kê khai sai, chậm nộp thuế hoặc áp dụng sai quy định.
- Tối ưu hóa nghĩa vụ thuế: Đảm bảo doanh nghiệp tận dụng đúng các ưu đãi thuế hợp pháp, không đóng thuế cao hơn mức cần thiết.
- Nâng cao uy tín doanh nghiệp: Một doanh nghiệp có hệ thống thuế minh bạch sẽ tạo được lòng tin với đối tác, nhà đầu tư và cơ quan chức năng.
- Chuẩn bị tốt cho thanh tra thuế: Giảm nguy cơ bị truy thu thuế và xử lý vi phạm khi có thanh tra thuế đột xuất.
Những đối tượng nào nên thực hiện rà soát rủi ro Thuế?
1, Những doanh nghiệp hoạt động từ 2 – 3 năm trở lên hoặc đang có nguy cơ thanh tra, kiểm tra thuế
2, Những doanh nghiệp có khối lượng và số loại giao dịch phát sinh lớn tiềm ẩn nhiều rủi ro sai sót trong kê khai thuế
3, Những ngành nghề có rủi ro cao như lĩnh vực khai thác đất đá cát sỏi, kinh doanh qua mạng, kinh doanh chia sẻ, đa cấp, game…
4, Doanh nghiệp muốn hoàn thiện hồ sơ, củng cố vững chắc hệ thống và quy trình kiểm soát rủi ro liên quan đến Thuế…
5, Doanh nghiệp bị ảnh hưởng khi Luật thay đổi hoặc trong các trường hợp quy định chưa rõ ràng hoặc chưa có quy định cụ thể…
Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091
Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.
_______________
Hi vọng thông qua bài viết này, các bạn đã có cái nhìn rõ hơn về rủi ro thuế cũng như hiểu được lý do phải rà soát rủi ro Thuế. Nếu doanh nghiệp của bạn đang gặp bất cứ vướng mắc gì về vấn đề trên, hãy liên hệ ngay với Manabox thông qua form liên hệ phía dưới nhé!