Hồ sơ, chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh

[word_balloon id=”5″ size=”M” position=”L” name_position=”under_avatar” radius=”true” balloon=”talk” balloon_shadow=”true”]Công ty chúng tôi có nhân viên nữ vừa hết thời gian thai sản nhưng sức khỏe còn yếu nên muốn được nghỉ chế độ dưỡng sức sau sinh, vậy đây có phải yêu cầu chính đáng hay không? Hồ sơ và thủ tục của chế độ này như thế nào?[/word_balloon] [word_balloon id=”2″ size=”M” position=”R” name_position=”under_avatar” radius=”true” balloon=”talk” balloon_shadow=”true”]Đây là một nhu cầu chính đáng của các lao động nữ sau kì thai sản mà sức khỏe còn yếu chưa thể đáp ứng được công việc, Manabox sẽ chia sẻ kĩ hơn về vấn đề này nhé [/word_balloon]

1. Chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh là gì?

Khoản 1, 2, điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về việc hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh như sau:

“1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

 

[word_balloon id=”2″ size=”M” position=”R” name_position=”under_avatar” radius=”true” balloon=”talk” balloon_shadow=”true”]Vậy việc lao động nữ của quý khách yêu cầu được nghỉ thêm hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật. Tuy nhiên quý khách lưu ý là phải báo tăng lao động ( cho người lao động đã đi làm lại ) và thời gian giải quyết chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh chỉ trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc kể từ khi kết thúc kì nghỉ thai sản.[/word_balloon]

2. Thời gian hưởng và mức hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh

[word_balloon id=”5″ size=”M” position=”L” name_position=”under_avatar” radius=”true” balloon=”talk” balloon_shadow=”true”]Vậy lao động nữ đó sẽ được nghỉ như thế nào?[/word_balloon] [word_balloon id=”2″ size=”M” position=”R” name_position=”under_avatar” radius=”true” balloon=”talk” balloon_shadow=”true”] Do quý khách không ghi rõ về trường hợp của lao động nữ nên Manabox xin phép trả lời theo luật. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 điều 41 Luật BHXH như sau:

Trường hợp

Thời gian hưởng

Sinh đôi trở lên trong một lần

10 ngày

Sinh con phải trải qua phẫu thuật

7 ngày

Các trường hợp khác ( Sinh thường )

5 ngày

 

Mức hưởng 01 ngày = 30% lương cơ sở.

Ví dụ: Mức lương cơ sở hiện tại là 1.490.000 đồng thì mức trợ cấp dưỡng sức sau sinh sẽ = 30% x 1.490.000 đồng = 447.000 đồng/ ngày. Lao động nữ sinh mổ con đầu lòng sẽ được nghỉ 7 ngày, vậy mức hưởng sẽ là 3.129.000 VNĐ

 

[/word_balloon]

3. Hồ sơ nghỉ dưỡng sức sau sinh

1, Đơn xin nghỉ dưỡng sức sau sinh

Để được nghỉ việc hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh, người lao động cần phải có sự đồng ý của đơn vị, doanh nghiệp nơi mình đang tham gia lao động thông qua việc gửi đơn xin nghỉ dưỡng sức sau sinh cho đơn vị, doanh nghiệp.

Trong đơn bắt buộc phải có các nội dung sau:

– Thông tin cá nhân của người lao động, bao gồm: họ và tên, ngày tháng năm sinh, số CMND/CCCD, nơi cấp, địa chỉ hiện tại, số điện thoại liên hệ, chức vụ và bộ phận làm việc…

Ghi rõ thời gian sinh con và thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định mà người lao động đã nghỉ.

– Lý do và thời gian nghỉ dưỡng sức sau sinh.

Người người lao động kí và ghi rõ họ tên trước khi nộp cho doanh nghiệp, đơn vị.

 

2, Giấy tờ xác định về tình trạng sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền

Do để tránh việc trục lợi bảo hiểm và để giải quyết hồ sơ bảo hiểm nhanh hơn, lao động có thể nộp kèm giấy tờ xác định về tình trạng sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền.

Ví dụ: Giấy ra viện, giấy chứng nhận phẫu thuật ( trong trường hợp sinh mổ )…

Sau khi nhận được hồ sơ từ người lao động, doanh nghiệp đã có căn cứ quyết định và làm hồ sơ bao gồm mẫu 01B – HSB gửi đến cơ quản bảo hiểm xã hội.

Sau thời gian 06 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết và chi trả trợ cấp cho người lao động theo quy định.

Ví dụ một mẫu hồ sơ gửi đi đã được chấp thuận và giải quyết:

 

chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh

[word_balloon id=”2″ size=”M” position=”R” name_position=”under_avatar” radius=”true” balloon=”talk” balloon_shadow=”true”]Hiện tại vẫn chưa có quy định cụ thể về mẫu đơn này nên Manabox xin phép chia sẻ một mẫu đơn – Quý khách có thể download mẫu đơn tại: MBV_ Sample don xin nghi duong suc sau sinh [/word_balloon]

4. Kết luận

Sau sinh con rất nhiều lao động nữ chưa đủ sức khỏe để quay trở lại làm việc, chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh là một chế độ hỗ trợ giúp lao động nữ có thêm thời gian chăm sóc con và để phục hồi sức khỏe, thực hiện tốt nhất thiên chức của mình.

Hi vọng qua bài viết này, quý khách hàng có thể nắm rõ về Hồ sơ và chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh để giải quyết quyền lợi của người lao động một cách thoả đáng nhất!

    Liên hệ với chúng tôi




    You cannot copy content of this page.

    Please contact with Manabox for more support.