Hướng dẫn tự quyết toán thuế TNCN mới nhất

Hướng dẫn tự quyết toán thuế TNCN mới nhất theo quy trình do cơ quan thuế hướng dẫn bao gồm trường hợp tự quyết toán và ủy quyền quyết toán

1. Vì sao phải quyết toán thuế TNCN</strong>

 

Để tránh các rủi ro bị xử phạt, cá nhân cư trú phải nộp tờ khai thuế TNCN hàng năm và nộp thêm số tiền thuế (nếu có) chậm nhất là sau 04 tháng kể từ ngày kế thúc năm dương lịch (Trước ngày 30 tháng 4 năm sau, thường được chuyển sang ngày làm việc tiếp theo, ví dụ 4/5/2023)

Xử phạt cá nhân không quyết toán thuế TNCN – Fine for PIT finalization violation

Ngoài ra, cá nhân có thể được hoàn thuế sau quyết toán

Tóm lại có 03 trường hợp sau

Ủy quyền quyết toán thuế TNCN cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập

Trực tiếp quyết toán thuế TNCN với cơ quan thuế

Không phải thực hiện quyết toán thuế TNCN

1. Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện việc quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm. Trường hợp cá nhân là người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới theo quy định tại điểm d.1 khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP thì cá nhân được ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức mới.

1. Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công từ hai nơi trở lên mà không đáp ứng điều kiện được ủy quyền quyết toán theo quy định thi phải trực tiếp khai quyết toán thuế TNCN với cơ quan thuế nếu có số thuế phải nộp thêm hoặc có số thuế nộp thừa đề nghị hoàn hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo.

1. Cá nhân có số thuế phải nộp thêm sau quyết toán của từng năm từ 50.000 đồng trở xuống (các cá nhân này sẽ không phải nộp số tiền thuế phát sinh cũng như không phải thực hiện việc quyết toán thuế TNCN).

2. Cá nhân có mặt tại Việt Nam tính trong năm dương lịch đầu tiên dưới 183 ngày, nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở lên.

2. Cá nhân có số thuế phải nộp nhỏ hơn số thuế đã tạm nộp mà không có yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo.

2. Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm; đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.

3. Cá nhân là người nước ngoài kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam khai quyết toán thuế với cơ quan thuế trước khi xuất cảnh. Trường hợp cá nhân chưa làm thủ tục quyết toán thuế với cơ quan thuế thì thực hiện ủy quyền cho tổ chức trả thu nhập hoặc tổ chức, cá nhân khác quyết toán thuế theo quy định về quyết toán thuế đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức trả thu nhập hoặc tổ chức, cá nhân khác nhận ủy quyền quyết toán thì phải chịu trách nhiệm về số thuế thu nhập cá nhân phải nộp thêm hoặc được hoàn trả số thuế nộp thừa của cá nhân.

3. Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu thì không phải quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.

4. Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công đồng thời thuộc diện xét giảm thuế do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì không ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế thay mà phải trực tiếp khai quyết toán với cơ quan thuế theo quy định.

4. Cá nhân được người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm mà người sử dụng lao động hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm tương ứng với phần người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động thì người lao động không phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập này.

 

2. Các hình thức thực hiện quyết toán thuế TNCN

  • Ủy quyền quyết toán thuế TNCN qua công ty 
  • Tự thực hiện quyết toán thuế TNCN

Để ủy quyền quyết toán thuế TNCN qua công ty, cá nhân phải đáp ứng một số điều kiện (Xem thêm tại: https://gonnapass.com/cac-truong-hop-duoc-uy-quyen-quyet-toan-thue-tncn/). Các trường hợp khác, cá nhân phải tự quyết toán thuế

3. Hướng dẫn thủ tục quyết toán thuế

Quy trình này gồm 03 bước sau

Bước 1

Bước 2

Bước 3

Thu thập thông tin cần thiết

Tính toán và lập hồ sơ

Nộp hồ sơ và nộp/hoàn thuế

3.1. Bước 1: Thu thập thông tin cần thiết

STT

Thông tin cần thu thập

Nguồn dữ liệu

1

Mã số thuế TNCN

Tra cứu tại www.canhan.gdt.gov.vn

2

Thông tin về thu nhập trong năm từ tất cả các nguồn

  • Thu nhập tại Việt Nam

Chứng từ khấu trừ thuế TNCN, HĐ lao động, bảng lương…

  • Thu nhập tại nước ngoài

Thư xác nhận thu nhập

3

Thông tin về các khoản giảm trừ

Chứng từ khấu trừ thuế TNCN

4

Thông tin về số thuế trong năm đã bị khấu trừ hoặc số thuế đã tạm nộp

Chứng từ khấu trừ thuế TNCN, giấy nộp tiền vào ngân sách…

Bước 3.2: Tính toán và lập hồ sơ

Căn cứ theo thông tin thu nhập, các khoản giảm trừ và số thuế đã nộp, cá nhân có thể tự ước tính số thuế TNCN phải nộp hoặc được hoàn sau quyết toán như sau:

+ Thuế phát sinh = (Thu nhập chịu thuế cả năm – Các khoản giảm trừ cả năm) x Thuế suất lũy tiến (*)

+ Thuế còn phải nộp/được hoàn = Thuế phát sinh – Thuế đã nộp, khấu trừ trong năm

(*) Thuế suất lũy tiến được mô tả

Bậc

Thu nhập tính thuế cả năm

Thuế suất

Tính số thuế phải nộp theo cả năm

1

Đến 60 triệu đồng (trđ)

5%

5% TNTT

2

Trên 60 trđ đến 120 trđ

10%

10% TNTT – 3 trđ

3

Trên 120 trđ đến 216 trđ

15%

15% TNTT – 9 trđ

4

Trên 216 trđ đến 384 trđ

20%

20% TNTT – 19,8 trđ

5

Trên 384 trđ đến 624 trđ

25%

25% TNTT – 39 trđ

6

Trên 624 trđ đến 960 trđ

30%

30 % TNTT – 70,2 trđ

7

Trên 960 trđ

35%

35% TNTT – 118,2 trđ

Vì sao phải quyết toán thuế TNCN?

  • Hồ sơ quyết toán thuế

Bước 3.3: Nộp hồ sơ

Có 03 phương thức nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN như sau

  • Cách 1: Cá nhân đã đăng ký thành công tài khoản giao dịch thuế điện tử với cơ quan thuế truy cập vào cng thông tin điện tử https://canhan.gdt.gov.vn để nộp hồ sơ quyết toán thuế trực tuyến và không phải np bản giấy
  • Cách 3: Đăng ký tài khoản giao dịch trên ứng dụng eTax Mobile 
  • Cách 2: Cá nhân chưa đăng ký thành công tài khoản giao dịch thuế điện tử sẽ thực hiện gửi file dữ liệu tại trang web https://canhan.gdt.gov.vn và sau đó nộp quyết toán thuế bằng bản giấy có ký đóng dấu hoặc copy file mềm vào usb khi nộp bản giấy cho cơ quan thuế. 

(Đối với cách này, có thể nộp hồ sơ qua đường bưu điện để tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại, tránh tập trung đông người. Khi nộp hồ sơ qua đường bưu điện, NNT thực hiện khai đầy đủ thông tin về họ tên, địa chỉ liên lạc, địa chỉ email, số điện thoại)

Hướng dẫn chi tiết các bước điền và nộp hồ sơ qua mạng

Người nộp thuế thuộc diện phải trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế (không được ủy quyền cho tổ chức khai thay) có thể khai thuế online theo các bước sau đây:

Bước 1: đăng ký tài khoản giao dịch với cơ quan thuế bằng phương thức điện tử. Người nộp thuế chưa có tài khoản giao dịch với cơ quan thuế bằng phương thức điện tử có thể đăng ký qua ứng dụng etax mobile, cơ quan thuế sẽ gửi mật khẩu đăng nhập vào số điện thoại người nộp thuế đã đăng ký.

Bước 2: Truy cập hệ thống thuế điện tử của Tổng cục Thuế và đăng nhập tại địa chỉ https://canhan.gdt.gov.vn/

Bước 3: Chọn “Quyết toán thuế”, sau đó chọn “Kê khai trực tuyến”

Bước 4: Chọn thông tin tờ khai tương ứng với trường hơp thực tế của mình

Tại mục Chọn thông tin tờ khai, người nộp thuế điền các thông tin bắt buộc và chọn Tờ khai 02/QTT-TNCN-Tờ khai quyết toán thuế TNCN(TT80/2021)

      

– Cơ quan thuế Quyết toán: Nội dung này hệ thống sẽ tự động hiển thị dựa trên trường hợp quyết toán: Tùy theo trường hợp của người nộp thuế mà tích chọn mục phù hợp.

Trường hợp quyết toán: Chọn quyết toán theo năm dương lịch.

Chọn năm kê khai là năm 2022 (từ tháng 01/2022 đến tháng 12/2022).

Bước 5: Chọn “Tiếp tục” và nhập dữ liệu tờ khai

Người nộp thuế nhập dữ liệu tờ khai quyết toán thuế

Lưu ý ý: Trường hợp người nộp thuế thuộc diện xét giảm thuế do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì người nộp thuế nộp hồ sơ xét giảm thuế đến cơ quan thuế nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế trực tiếp.

[01] đến [06]: Hệ thống tự động nhập

Click chọn T khai quyết toán thuế kèm theo h sơ gim thuế do thiên tai, ho hon, tai nn, bnh him nghèo nếu người nộp thuế thuộc trường hợp này

[07] đến [08]: Chọn tỉnh, thành phố ở mục 08 trước, sau đó chọn quận huyện ở mục 07

[09]: Điền số điện thoại của NNT: (Bắt buộc điền)

[10]: Fax: Không bắt buộc

[11]: Điền địa chỉ email của NNT. (Bắt buộc điền)

[12] đến [14] Thông tin liên quan đến đại lý thuế (nếu có)

[15] đến [19] Hệ thống tự động điền thông tin

[20] Tổng thu nhập chịu thuế (TNCT) trong kỳ ([20]=[21]+[23])

[21]: Tổng TNCT phát sinh tại Việt Nam: Là tổng các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập chịu thuế khác; có tính chất tiền lương tiền công phát sinh tại Việt Nam; bao gồm cả thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công do làm việc trong khu kinh tế và thu nhập chịu thuế được miễn theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (nếu có).

Thu nhập phát sinh ở đâu thì cơ quan chi trả thu nhập xuất chứng từ cho cá nhân, cá nhân lấy thông tin về thu nhập trên các chứng từ đó nhập vào tờ khai.

Ví dụ: Trong năm 2022, Anh A làm công ty X từ tháng 1 đến tháng 6 có tổng thu nhập chịu thuế theo chứng từ là 60 triệu đồng, làm công ty Y từ tháng 7 đến tháng 12 có tổng thu nhập chịu thuế theo chứng từ là 100 triệu đồng, vậy chỉ tiêu [21], anh A sẽ nhập 160 triệu đồng.

[22] Tổng TNCT phát sinh tại Việt Nam được miễn giảm theo Hiệp định (nếu có)

[23] Tổng TNCT phát sinh ngoài Việt Nam (nếu có thì nhập)

[24] Số người phụ thuộc: Tự động tính khi được kê khai trên phụ lục 02-1/BK-QTT-TNCN

Trường hợp có người phụ thuộc, để kê khai người phụ thuộc bạn kéo xuống cuối trang, chọn “02-1/BK-QTT-TNCN” để kê khai.

[25] Các khoản giảm trừ ([25]= [26] + [27] + [28] + [29] + [30] [26], [27]: Hệ thống sẽ tự động nhập dựa trên số người phụ thuộc đã kê khai.

[28] Từ thiện, nhân đạo, khuyến học: Nhập theo thông tin chứng từ mà cơ quan chi trả thu nhập đã xuất cho người nộp thuế.

[29] Các khoản đóng bảo hiểm được trừ: Nhập theo thông tin chứng từ mà cơ quan chi trả thu nhập đã xuất cho người nộp thuế,

[31] Tổng thu nhập tính thuế ([31]=[20]-[22]-[25]): hệ thống tự động tính

[32] Tổng số thuế thu nhập cá nhân (TNCN) phát sinh trong kỳ: Số thuế chính xác phải nộp cho tổng thu nhập phát sinh trong năm 2022.

Nếu người nộp thuế đã điền các thông từ [20] đến [30] sẽ cho ra kết quả tại ô [31], [32] [33] Tổng số thuế đã nộp trong kỳ ([33]=[34]+[35]+[36]-[37]-[38])

[34] Số thuế đã khấu trừ tại tổ chức chi trả thu nhập: Tống số thuế thu nhập cá nhân đã tạm nộp trong năm, điền theo chứng từ đã được tổ chức chi trả thu nhập cấp cho người nộp thuế.

[35], [36], [37], [38] Số thuế đã nộp trong năm không qua tổ chức trả thu nhập; số thuế đã nộp ở nước ngoài được trừ (nếu có); số thuế đã khấu trừ, đã nộp ở nước ngoài trùng do quyết toán vắt năm; số thuế đã nộp trong năm không qua tổ chức trả thu nhập trùng do quyết toán vắt năm: Điền nếu có.

[39] Tổng số thuế TNCN được giảm trong kỳ [39]=[40]+[41] [40] Số thuế phải nộp trùng do quyết toán vắt năm

[41] Tổng số thuế TNCN được giảm khác

[42] Tổng số thuế còn phải nộp trong kỳ ([42]=([32]-[33]-[39])>0)

[43] Số thuế được miễn do cá nhân có số tiền thuế phải nộp sau quyết toán từ 50.000 đồng trở xuống (0<[42]<=50.000 đồng)

[44] Tổng số thuế nộp thừa trong kỳ ([44]=([32]-[33]-[39])<0)

[Trường hợp người nộp thuế đề nghị hoàn trả vào tài khoản của người nộp thuế tại chỉ tiêu [46] thì ghi thêm các thông tin sau:

[45] Tổng số thuế đề nghị hoàn trả [45]=[46]+[47] [46] Số thuế hoàn trả cho người nộp thuế

[47] Số thuế bù trừ cho khoản phải nộp ngân sách Nhà nước khác

[48] Tổng số thuế bù trừ cho các phát sinh của kỳ sau ([48]=[44]-[45])

Người kê khai nhập từ [20] đến [44], hệ thống sẽ tự động tính toán và hiện mục [48], nếu không muốn bù trừ cho phát sinh kỳ sau mà muốn nhận tiền hoàn thuế thì nhập con số tại mục [48] vào mục [46].

Trường hợp không muốn hoàn tiền mà muộn bù trừ cho các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước khác thì nhập con số tại mục [48] vào mục [47].

Khi muốn hoàn vào tài khoản thì nhập thông tin tài khoản ngân hàng chi tiết đến từng chi nhánh hoặc thông tin để nhận tiền mặt.

Bước 6: Tích chọn Tôi cam đoan số liệu đã kê khai và hồ sơ đính kèm là đúng và chọn “Hoàn thành kê khai”.

Bước 7: Chọn “Kết xuất XML”

Bước 8: Chọn Nộp tờ khai, tải phụ lục chứng từ khấu trừ, chứng từ nộp tiền… lên

Bước 9: Xác thực nộp tờ khai

Bước 10: Hệ thống gửi mã xác nhận OTP vào số điện thoại người nộp thuế đăng ký với cơ quan thuế, NNT nhập mã OTP nhấn tiếp tục, hệ thống xác nhận đã gửi tờ khai thành công tới cơ quan thuế.

(Tham khảo nguồn Cục thuế tỉnh Thanh Hóa)

Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091

Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.

_______________

Công ty TNHH Manabox Việt Nam
Phòng 701, tầng 7, tòa nhà 3D center, số 3 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Facebook: https://www.facebook.com/ManaboxVietnam

    Liên hệ với chúng tôi




    You cannot copy content of this page.

    Please contact with Manabox for more support.