Tại Việt Nam, chức danh Kế toán Trưởng (KTT) được quy định bởi Luật Kế toán số 88/2015/QH13, Nghị định số 174/2016/NĐ-CP, và Thông tư số 04/2018/TT-BTC. Cùng Manabox tìm hiểu một số nội dung chi tiết cần lưu ý.
Vai trò Kế toán trưởng
Kế toán Trưởng chịu trách nhiệm lãnh đạo bộ phận kế toán, tổ chức và giám sát toàn bộ hoạt động kế toán, lập báo cáo tài chính, và đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật về kế toán. Cụ thể hơn, KTT chịu trách nhiệm chính trong các hoạt động sau:
- Lập báo cáo tài chính: Đảm bảo các báo cáo tài chính được lập đúng quy định pháp luật, trung thực và kịp thời.
- Giám sát hoạt động kế toán: Tổ chức và kiểm tra công tác kế toán trong doanh nghiệp.
- Tư vấn tài chính: Cung cấp lời khuyên tài chính cho ban lãnh đạo doanh nghiệp trong việc quản lý nguồn lực.
- Kiểm tra và đối chiếu sổ sách: Đảm bảo tính chính xác, trung thực và tuân thủ pháp luật của các sổ sách kế toán.
Một số các quy định về chức danh Kế toán trưởng
Điều kiện bổ nhiệm: Người được bổ nhiệm phải có chuyên môn về kế toán, kiểm toán, tài chính hoặc các ngành liên quan, và có chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc kiểm toán. KTT của các doanh nghiệp nhà nước hoặc tổ chức tín dụng phải có ít nhất 2-5 năm kinh nghiệm tùy theo quy mô doanh nghiệp.
Quyền hạn:
- Quyết định chính sách kế toán: Đề xuất chính sách kế toán phù hợp với doanh nghiệp.
- Kiến nghị cải thiện: Đưa ra các kiến nghị cải thiện hệ thống kế toán, kiểm soát nội bộ.
- Thẩm quyền kiểm tra: Kiểm tra các hoạt động tài chính trong doanh nghiệp.
Cấm kiêm nhiệm: Theo Điều 52, Luật Kế toán năm 2015, Kế toán Trưởng không được kiêm nhiệm các chức vụ như thủ quỹ, người mua/bán hàng hóa, hoặc tham gia quản lý tài sản doanh nghiệp.
Bãi miễn: Kế toán Trưởng có thể bị bãi miễn nếu vi phạm quy định pháp luật về kế toán, kiểm toán hoặc không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091
Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.
_______________