Chiều ngày 30/6/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 44/2023/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/06/2023 của Quốc hội. Cùng Manabox điểm qua sự khác nhau giữa Nghị định 44/2023/NĐ-CP và Nghị định 15/2022/NĐ-CP.
Qua so sánh, Manabox nhận thấy một số điểm có sự khác nhau giữa 02 nghị định, bao gồm:
Nội dung bài viết
- 1 Bổ sung quy định đối với mặt hàng khai thác than bán ra.
- 2 Sửa quy định về xử lý hóa đơn đã lập và kê khai theo mức thuế suất/mức tỷ lệ % chưa được giảm.
- 3 Bỏ quy định liên quan đến hóa đơn đặt in dưới hình thức vé có in sẵn mệnh giá (khoản 6 Điều 1 Nghị định 15/2022).
- 4 Sự khác nhau trong Phần ghi chú ở cuối các Phụ lục I và Phụ lục III:
- 5 Sự khác nhau do thay đổi chi tiết, bao gồm bổ sung, thay thế các mã HS trong các nhóm hàng sau:
Bổ sung quy định đối với mặt hàng khai thác than bán ra.
Theo đó, các tổng công ty, tập đoàn thực hiện quy trình khép kín mới bán ra thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng với mặt hàng than bán ra. Những tập đoàn, tổng công ty trong ngành khai thác than thường bao gồm các công ty con, công ty thành viên thực hiện một phần công việc trong quy trình khép kín từ khai thác đến bán ra. Do đó điểm bổ sung này được hiểu là: mặt hàng than luân chuyển trong quy trình khép kín từ khai thác tới bán ra giữa các đơn vị trong cùng tập đoàn, tổng công ty thuộc đối tượng được giảm thuế.
Sửa quy định về xử lý hóa đơn đã lập và kê khai theo mức thuế suất/mức tỷ lệ % chưa được giảm.
Điều chỉnh này được thực hiện để giảm tính phức tạp trong nội dung hướng dẫn, dẫn chiếu vào các nghiệp vụ, các quan hệ kinh tế đã được hướng dẫn trong văn bản pháp luật khác, cụ thể ở đây là Nghị định 123/2020/NĐ-CP Quy định về hóa đơn chứng từ.
Bỏ quy định liên quan đến hóa đơn đặt in dưới hình thức vé có in sẵn mệnh giá (khoản 6 Điều 1 Nghị định 15/2022).
Theo đó, các hóa đơn dưới hình thức vé có in sẵn mệnh giá sẽ không phải thực hiện các thao tác điều chỉnh giá. Điểm này phù hợp với thực tiễn, khi mà số lượng hóa đơn in sẵn có số lượng lớn, thao tác điều chỉnh tốn kém dẫn tới giảm hiệu quả của chính sách với mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp.
Sự khác nhau trong Phần ghi chú ở cuối các Phụ lục I và Phụ lục III:
Bỏ phần hướng dẫn tra cứu hàng hóa không được giảm thuế GTGT theo mã HS. Nội dung này được hướng dẫn trong công văn số 521/TCHQ-TXNK.
Thay vào đó phần ghi chú có nội dung qua đó nhấn mạnh rằng:
-
- Mã HS trong phụ lục này chỉ dùng với mục đích tra cứu.
- Việc xác định mã số HS đối với hàng hóa thực tế nhập khẩu thực hiện theo quy định về phân loại hàng hóa tại Luật Hải quan và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Hải quan
Điều này để tránh việc doanh nghiệp sử dụng mô tả hàng hóa trong nghị định 44/2023/NĐ-CP vào việc nhận biết, khai báo mã HS của hàng hóa trong hoạt động xuất nhập khẩu.
Sự khác nhau do thay đổi chi tiết, bao gồm bổ sung, thay thế các mã HS trong các nhóm hàng sau:
-
- Thuốc trừ sâu côn trùng
- Các chất hữu cơ hoạt động bề mặt ngoại trừ xà phòng
- Đồng, hợp kim đồng chưa gia công, sten đồng, đồng xi măng hóa (kết tủa)
- Thùng, bể chứa và dụng cụ chứa đựng bằng kim loại
- Bộ phận của bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, tên lửa, đạn
- Bộ phận và đồ phụ trợ của vũ khí quân sự, súng lục, súng lục ổ quay, súng phát hỏa và các loại vũ khí khác
- Lò xo và lá lò xo bằng thép hoặc đồng
- Xích và bộ phận của xích bằng thép hoặc đồng
- Camera truyền hình
- Điện thoại di động thông mình
- Đồng hồ thông minh
- Ăng ten các loại và bộ phận của chúng; bộ phận của thiết bị truyền dẫn dùng cho phát thanh vô tuyến hoặc truyền hình và máy quay truyền hình
- Máy thu thanh sóng vô tuyến chỉhoạt động với nguồn điện ngoài, loại dùng chophương tiện có động cơ
- Máy kế toán
- Đèn đi ốt điện tử (LED)
Manalabo Dep.
Sáng tạo nội dung của Bộ phận Manalabo, Công ty TNHH Manabox Việt Nam