Quản trị rủi ro là một hoạt động quan trọng trong kinh doanh. Cùng Manabox tìm hiểu các vấn đề cơ bản và cách thức áp dụng quản trị rủi ro để ứng phó với xử phạt vi phạm hành chính.
Định nghĩa rủi ro
Các tổ chức khác nhau đưa ra nhiều định nghĩa về rủi ro. Cụ thể,
Theo Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (International Organization for Standardization-ISO):
“Rủi ro là ảnh hưởng của sự không chắc chắn, tác động đến các mục tiêu của các tổ chức.”
Theo Viện Quản trị:
“Rủi ro là sự phối hợp của hậu quả và xác suât xảy ra của nó. Hậu quả có thể là tích cực và tiêu cực.”
Như vậy, rủi ro là biến cố xấu, ảnh hưởng tới khả năng đạt mục tiêu của doanh nghiệp. Rủi ro được đặc trưng bởi khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng.
Quan điểm về rủi ro và quản trị rủi ro
Theo quan điểm truyền thống, rủi ro là điều doanh nghiệp tìm mọi cách né tránh. Tuy nhiên, theo lý thuyết hiện đại, doanh nghiệp cần thay đổi cách nhìn đối với rủi ro. Doanh nghiệp cần đánh giá rủi ro trong mối quan hệ với lợi ích. Mối quan hệ này có thể được mô tả thông qua biểu đồ sau:
Rủi ro là nguồn gốc của lợi nhuận. Bản chất kinh doanh là việc doanh nghiệp bỏ tiền mua rủi ro.
- Khi doanh nghiệp không chấp nhận rủi ro, doanh nghiệp khó có thể kiếm được lợi nhuận.
- Doanh nghiệp đẩy chấp nhận mức rủi ro sẽ giúp lợi nhuận doanh nghiệp gia tăng.
- Tuy nhiên, nếu rủi ro vượt quá khả năng kiểm soát của doanh nghiệp, thì lợi nhuận có xu hướng giảm đột ngột
Từ quan điểm đó, ta hiểu rằng Quản trị rủi ro là các biện pháp để đưa mức rủi ro của doanh nghiệp tới vùng tối ưu, bao gồm cả việc nới lỏng và kiểm soát rủi ro.
Công cụ Quản trị rủi ro
Nhận diện rủi ro
Nguyên tắc nhận diện rủi ro gồm:
- Nhận diện rủi ro từ nhiều góc độ khác nhau
- Nhận diện rủi ro theo hệ thống để tránh bỏ sót
- Giả định: đặt góc nhìn vào vị trí kẻ phá hoại để nhận diện rủi ro
- Ưu tiên: đánh giá khả năng, xác suất xảy ra của rủi ro.
Đo lường rủi ro
Từ định nghĩa ta có thể xác định được rủi ro sẽ được tính bằng công thức: RỦI RO = QUY MÔ x XÁC SUẤT
Trong đó:
- Quy mô: Là mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra
- Xác suất: Là khả năng xảy ra của rủi ro.
Kết hợp với việc nhận diện rủi ro, doanh nghiệp xây dựng ma trận rủi ro để tiến tới xây dựng các chính sách rủi ro.
Kiểm soát rủi ro
Rủi ro cần kiểm soát là nhóm rủi ro có ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp nhưng xác suất xảy ra thấp. Từ đó, doanh nghiệp thực hiện:
- Thiết lập môi trường rủi ro: là các ranh giới mà doanh nghiệp không được bước qua. Nếu vi phạm thì rủi ro sẽ vượt quá mức chịu đựng của doanh nghiệp. Môi trường rủi ro phụ thuộc vào nguồn lực của doanh nghiệp, khẩu vị rủi ro, văn hóa rủi ro…
- Thiết lập quy trình để kiểm soát rủi ro đã xác định
- Gia tăng kiểm tra
- Sử dụng các công cụ ngăn ngừa rủi ro: Cố vấn, Né tránh rủi ro, Dự phòng, Chuyển giao rủi ro
Tài trợ rủi ro
Ngay cả khi doanh nghiệp đã áp dụng các chính sách kiểm soát, rủi ro vẫn có khả năng xảy ra. Một công cụ tiếp theo cần sử dụng đến là tài trợ rủi ro. Doanh nghiệp thực hiện tài trợ rủi ro bằng cách:
- Giảm quy mô
- Chi từ quỹ dự phòng
- Can thiệp từ luật pháp
- Giải thể và phá sản.
Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091
Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.
_______________
Công ty TNHH Manabox Việt Nam
Phòng 701, tầng 7, tòa nhà 3D center, số 3 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Facebook: https://www.facebook.com/ManaboxVietnam
Youtube: https://www.youtube.com/@congtytnhhmanaboxvietnam6227
Tiktok: https://www.tiktok.com/@manabox.ketoanthue