Tiếp theo phần ”Chia sẻ kinh nghiệm về những công việc kế toán cuối kỳ” Manabox Việt Nam xin phép gửi đến quý khách hàng tài liệu và video ghi hình của phần Các thay đổi trong chính sách liên quan đến hóa đơn điện tử.
Nội dung bài viết
Slide hội thảo
Video ghi hình
Hỏi đáp
Xem tại https://gonnapass.com/huong-dan-dieu-chinh-hoa-don-dien-tu/
Quy định tại điều 15 – Nghị định 123/2020/NĐ-CP về thay đổi thông tin hóa đơn điện tử:
4. Trường hợp có thay đổi thông tin đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện thay đổi thông tin và gửi lại cơ quan thuế theo Mẫu số 01/ĐKTĐ- HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử
Trừ trường hợp CQT có yêu cầu sử dụng sớm hơn thì sẽ phải tuân thủ từ thời điểm được yêu cầu, các trường hợp khác, từ 1/7/2022, bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử khi xuất khẩu. Nếu không phát sinh thuế GTGT, không khai thuế GTGT: Xuất hóa đơn bán hàng còn nếu có khai thuế GTGT: Sử dụng hóa đơn GTGT nếu áp dụng theo phương pháp khấu trừ hay hóa đơn bán hàng nếu áp dụng theo phương pháp trực tiếp.
Thời điểm xuất hóa đơn cho hoạt động xuất khẩu sẽ áp dụng theo quy định tại điều 9, Nghị định 123/2020/NĐ-CP:
c) Cơ sở kinh doanh kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (kể cả cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu) khi xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng điện tử.
Khi xuất hàng hóa để vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu, cơ sở sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hóa trên thị trường. Sau khi làm xong thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu, cơ sở lập hóa đơn giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu.
Tuy nhiên, với DNCX, do quy định về hải quan chưa thay đổi nên hiện nay, 1 số cơ quan thuế đang ghi nhận vướng mắc để tập hợp và hỏi bộ tài chính. Trường hợp theo thông lệ quốc tế hoặc theo các quy định hiện hành về hồ sơ hải quan, nếu cần sử dụng hóa đơn thương mại (commercial invoice) thì doanh nghiệp vẫn xuất, sử dụng và lưu trữ nhưng cơ quan Thuế không quản lý
Ngoài ra, hiện nay với hàng hóa xuất khẩu cho mục đích tính thuế, doanh thu tính thuế được tính theo thời điểm hoàn thành thủ tục hải quan (Không phụ thuộc vào điều khoản giao hàng như việc xác định doanh thu ghi sổ kế toán):
– https://gonnapass.com/thoi-diem-ghi-nhan-doanh-thu-xuat-khau/
– https://gonnapass.com/khac-biet-giua-thoi-diem-xac-dinh-doanh-thu-tinh-thue-voi-doanh-thu-ke-toan-khi-xuat-khau/
+ Email: Tạo email riêng lưu hóa đơn điện tử
+ Server, Online sever
+ Server của nhà cung cấp hóa đơn điện tử…
Tại 6 tỉnh thành, trong giai đoạn đầu tiên, hóa đơn điện tử theo mẫu cũ vẫn được sử dụng cho đến khi có thông báo chuyển đổi của cơ quan thuế. Hiện chưa có quy định cụ thể về việc doanh nghiệp có được tự ý chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế mà doanh nghiệp sau khi nhận được mail xác nhận và yêu cầu chuyển đổi hóa đơn điện tử của cơ quan thuế sẽ thực hiện chuyển đổi. Trong trường hợp, doanh nghiệp muốn thực hiện chuyển đổi trước khi có thông báo của cơ quan thuế tới doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể gọi điện thoại cho cán bộ quản lý thuế trực tiếp của công ty để giải đáp thắc mắc và được hướng dẫn cụ thể hơn.
Trường hợp công ty đang dùng hóa đơn giấy sau khi có thông báo từ cơ quan thuế sẽ thực hiện hủy bỏ hóa đơn giấy và chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế. Quý khách hàng tham khảo thêm tại : https://gonnapass.com/huong-dan-chuyen-doi-su-dung-hoa-don-dien-tu-theo-nd-123-va-tt-78/
– Khi sử dụng hóa đơn điện tử thì không phải in ra giấy bất kể trường hợp nào? Kể cả khi cơ quan chức năng yêu cầu?
– Ngày ký và ngày lập hóa đơn điện tử khác nhau thì hóa đơn vẫn được chấp thuận tuy nhiên, người mua sử dụng ngày ký để kê khai và xác định nghĩa vụ thuế?
– Cho vạy, mượn hoặc tiêu dùng nội bộ hàng hóa, dịch vụ, bán hàng giá trị dưới 200k thì vẫn bắt buộc phải xuất hóa đơn?
1. Do hóa đơn bản chất là 1 loại chứng từ kế toán, ngoài các quy định về hóa đơn, chứng từ kế toán cần thực hiện theo quy định của Luật Kế toán. Trong đó có quy định về in hóa đơn ra giấy theo yêu cầu khi thanh tra, kiểm tra
2. Về sự khác nhau giữa ngày lập và ngày ký, do hiện tại còn nhiều vướng mắc nên theo quan điểm của chúng tôi, ứng xử thận trọng thì nên thực hiện áp dụng cùng ngày. Nếu không được, áp dụng theo hướng vận dụng nghị định 123, kê khai theo ngày lập hóa đơn với cả bên bán và bên mua.
3. Đúng, bắt buộc phải xuất hóa đơn với cả cho vạy, mượn hoặc tiêu dùng nội bộ và hàng bán giá trị dưới 200.000 đồng
Căn cứ Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ:
+ Tại điểm c Khoản 13, Điều 10 quy định về đồng tiền ghi trên hóa đơn là Đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là “đ” như sau:
c) Đồng tiền ghi trên hóa đơn là Đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là “đ”.
“- Trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về ngoại hối thì đơn giá, thành tiền, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng ngoại tệ, đơn vị tiền tệ ghi tên ngoại tệ. Người bán đồng thời thể hiện trên hóa đơn tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam theo tỷ giá theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
3. Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ các trường hợp sau:
…c) Trường hợp cùng một thời điểm người nộp thuế chậm nộp nhiều thông báo, báo cáo cùng loại về hóa đơn thì người nộp thuế bị xử phạt về một hành vi chậm nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện quy định tại Nghị định này và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần… Ngoài ra, bạn tham khảo công văn 2768/TCT-PC ngày 26 tháng 7 năm 2021 đính kèm
1. Hóa đơn, chứng từ được bảo quản, lưu trữ đảm bảo:
a) Tính an toàn, bảo mật, toàn vẹn, đầy đủ, không bị thay đổi, sai lệch trong suốt thời gian lưu trữ;
b) Lưu trữ đúng và đủ thời hạn theo quy định của pháp luật kế toán.
2. Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử được bảo quản, lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền lựa chọn và áp dụng hình thức bảo quản, lưu trữ hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử phù hợp với đặc thù hoạt động và khả năng ứng dụng công nghệ. Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử phải sẵn sàng in được ra giấy hoặc tra cứu được khi có yêu cầu.
Điều 22. Trách nhiệm của người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
4. Lưu trữ và bảo đảm tính toàn vẹn của toàn bộ hóa đơn điện tử; thực hiện các quy định pháp luật về bảo đảm an toàn, an ninh hệ thống dữ liệu điện tử.
Như vậy, trường hợp làm mất file XML, nếu không thể phục hồi có thể bị xem là hành vi làm mất hóa đơn
Thông tư 78/2021/TT-BTC có hiệu lực từ 01/7/2022, tất cả hóa đơn giấy hết liệu lực (trừ hóa đơn giấy của cơ quan thuế)
– Hóa đơn giấy được lập trước 01/7/2022, thời điểm quy định cũ vẫn còn hiệu lực, hóa đơn giấy vẫn là hợp lệ, chính vì vậy nếu phát hiện bỏ sót hóa đơn chưa kê khai thì vẫn được kê khai vào kỳ phát hiện sai sót
– Hóa đơn giấy được lập sau 01/7/2022, thời điểm quy định cũ đã hết hiệu lực, hóa đơn giấy không hợp lệ, chính vì vậy không đủ điều kiện để kê khai.
Ngoài ra, sau 1/7/2022, vẫn tồn tại hóa đơn đặt in là hóa đơn giấy của cơ quan thuế.
Bạn tham khảo thêm tại : https://gonnapass.com/huong-dan-ke-khai-dieu-chinh-thue-gtgt/
Admin & HR tại Manabox Việt Nam. Hiện tại Ngọc quản lý website của Manabox và sẽ cung cấp những bản tin hữu ích về kế toán – thuế, kinh doanh…Nếu bạn cần hỗ trợ, hãy liên hệ thông qua Skype/Wechat/Facebook/Phone nhé!