Điểm mới trong quy định vay nước ngoài thông tư 08/2023/TT-NHNN

Có nhiều điểm mới về vay nước ngoài mà Doanh nghiệp cần lưu ý trong Thông tư 08/2023/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 15/08/2023. Cùng Manabox cập nhật thông tin từ buổi tập huấn của NHNN chi nhánh Hà Nội ngày 19/09/2023 vừa qua.

Phê duyệt của Thống đốc đối với việc đăng ký, điều chỉnh khoản vay

Nội dung

  • Bãi bỏ cụm từ “trừ các khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp thuận” tại điểm b khoản 1 Điều 20 Thông tư 12/2022/TT-NHNN;
  • Thay thế cụm từ “hoặc văn bản chứng minh việc chưa tuân thủ các quy định của pháp luật về giới hạn cấp tín dụng và các tỷ lệ bảo đảm an toàn đã được Thủ tướng Chính phủ hoặc Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận theo quy định của pháp luật (nếu có)” tại khoản 7 Điều 16 bằng cụm từ “hoặc văn bản chứng minh bên đi vay thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 16 Thông tư số 08/2023/TT-NHNN quy định điều kiện vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh”

Lý giải

Mục đích của việc điều chỉnh, NHNN muốn đảm bảo

  • Áp dụng thống nhất quy định về yêu cầu trong việc phê duyệt đăng ký và điều chỉnh khoản vay
  • Tránh áp dụng các tình huống cá biệt do Thống đốc phê duyệt.

Các khoản vay không đủ điều kiện để xác định là khoản vay nước ngoài tư vay tự trả sẽ không được thông qua phê duyệt của Thông đốc. Khi đó, doanh nghiệp chỉ có thể trả vay cho phía nước ngoài bằng VNĐ. Nếu phía đối tác không chấp nhận, doanh nghiệp có thể bị kiện do vi phạm hợp đồng. 

Nguyên tắc sử dụng vốn vay

Nội dung

2. Trường hợp khoản vay đã được rút vốn nhưng tạm thời chưa sử dụng cho các mục đích vay nước ngoài hợp pháp quy định tại Thông tư này, bên đi vay có thể sử dụng nguồn tiền này để gửi tiền tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Kỳ hạn của mỗi khoản tiền gửi tối đa không quá 01 tháng

Lý giải

Đây là điểm mới trong Thông tư, cho phép người đi vay được gửi tiết kiệm phần vốn vay được giải ngân nhưng tạm thời chưa sử dụng. Điều này giúp người đi vay có thêm sự linh hoạt trong việc sử dụng vốn vay cũng như giảm chi phí sử dụng vốn.

Tuy nhiên, doanh nghiệp đi vay cần quán triệt nguyên tắc sử dụng vốn theo mục đích đã đăng ký và chỉ sử dụng việc gửi tiền tiết kiệm như là một phương án tạm thời. Ngoài ra, doanh nghiệp lưu ý chỉ được phép gửi tiết kiệm kỳ hạn 1 tháng. NHNN không giới hạn số lần gửi tiết kiệm trong Thông tư này.

Phần Q&A:

Câu 1: Sử dụng khoản vay nước ngoài để thanh toán, trả nợ vay cho Công ty trong cùng tập đoàn hay phải từ nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh?

Trả lời:

Theo Điều 17, Thông tư 08/2023,

Bên đi vay được sử dụng vốn vay ngắn hạn nước ngoài để cơ cấu lại các khoản nợ nước ngoài và thanh toán các khoản nợ ngắn hạn phải trả bằng tiền (không bao gồm các khoản nợ gốc của khoản vay trong nước) của bên đi vay.

Bên đi vay được vay trung, dài hạn nước ngoài để cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài của bên đi vay. Lưu ý: Số tiền vay nước ngoài phục vụ mục đích cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài tối đa không vượt quá tổng giá trị dư nợ gốc, số tiền lãi, phí chưa thanh toán của khoản nợ nước ngoài hiện hữu và phí của khoản vay mới được xác định tại thời điểm cơ cấu.

Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày rút vốn khoản vay mới, bên đi vay phải thực hiện việc trả nợ khoản vay nước ngoài hiện hữu, phải đáp ứng giới hạn về giới hạn vay vốn.

Câu 2: Trường hợp khoản vay không phải đăng ký thay đổi thì thông báo như thế nào? Trường hợp thay đổi kế hoạch trả lãi, phí như NHNN xác nhận nhưng không thay đổi cách xác định lãi và phí [Phí đây là phí nào?]

Trả lời:

Nguyên tắc để xác định các trường hợp phải đăng ký thay đổi: Đầu tiên, ta xem trên xác nhận đăng ký khoản vay đã được xác nhận nội dung nào. Sau đó, ta xác định khoản phí là mới, tức là chưa có xác nhận thì ta phải làm đăng ký thay đổi. Trường hợp khác, khoản phí cũ có sẵn, nhưng kế hoạch trả phí thay đổi [thay ngày, số tiền ko đổi, cách tính không thay đổi: VD: Phí trả nợ trước hạn đã có công thức = số ngày trả trước x % phí, cách tính đã có trên văn bản xác nhận thì không thay đổi, mà chỉ cần thông báo trên CIC.

 

Câu 3: Thuế nhà thầu có ảnh hưởng tới việc xác nhận khoản vay không?

Trả lời: NHNN sẽ căn cứ vào điều khoản hợp đồng vay để xác định khoản phí, lãi vay của khoản vay. Nếu như có sự thay đổi trong thỏa thuận hợp đồng về cách tính, hoặc là đối tượng trả thuế làm thay đổi số tiền trả nợ thì phải làm đăng ký thay đổi khoản vay.

Tóm lại: Trên văn bản xác nhận đăng ký khoản vay có những thay đổi gì thì chúng ta cần phải làm thay đổi khoản vay.

Câu 4: Việc chuyển đối khoản vay ngắn hạn sang trung dài hạn hoặc chuyển khoản vay thành vốn góp cần thủ tục gì với ngân hàng nhà nước và ngân hàng ghi nhận

Trả lời: 

  1. Việc chuyển vay ngắn hàng sang trung dài hạn phải thực hiện thủ tục đăng ký khoản vay nước ngoài theo hướng dẫn tại Thông tư. Về phía Ngân hàng thương mại sẽ là câu chuyện thanh toán, trả nợ. Khi đó, phía ngân hàng thương mại sẽ yêu cầu doanh nghiệp cung cấp xác nhận đăng ký khoản vay của NHNN, có khớp với thông tin yêu cầu chuyển tiền hay không.
  2. Về việc chuyển đổi khoản vay thành vốn 
    1. Với khoản vay ngắn hạn, thì không phải thực hiện thủ tục với NHNH mà chỉ thực hiện thủ tục báo cáo. Thông báo với tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại đã chuyển khoản vay ngắn hạn thành vốn. Để phía TCTD báo cáo lại với NHNN.
    2. Với khoản vay trung dài hạn chuyển sang vốn điều lệ, đương nhiên làm thay đổi kế hoạch trả nợ, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện thủ tục thay đổi khoản vay và chế độ báo cáo.

 

…Tiếp tục cập nhật

    Liên hệ với chúng tôi




    You cannot copy content of this page.

    Please contact with Manabox for more support.