Khai thuế với doanh nghiệp chế xuất – Tax for EPE

Khai thuế là một phần quan trọng trong quản lý thuế cho doanh nghiệp chế xuất (Export Processing Enterprise – EPE) hoạt động tại Việt Nam. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về cách khai thuế với doanh nghiệp chế xuất (EPE):

Lệ phí môn bài 

Hiện nay, EPE được miễn lệ phí môn bài năm đầu thành lập và phải tuân thủ quy định về lệ phí môn bài tương tự doanh nghiệp nội địa. 

Thuế giá trị gia tăng (Value Added Tax – VAT):

Với đặc thù là doanh nghiệp chế biến để xuất khẩu, EPE thường không phải kê khai thuế GTGT. Tuy nhiên, với thực trạng hiện nay nhiều EPE có thêm hoạt động kinh doanh bán hàng hóa, bán dịch vụ thì cần hiểu có 2 trường hợp cơ bản như sau,

  • (1) Doanh nghiệp chế xuất (DNCX) được phép bán sản phẩm sản xuất ra nước ngoài hoặc bán vào nội địa theo quy định thì đây là hoạt động sản xuất sản phẩm để xuất khẩu, DNCX
    • Về hóa đơn sử dụng: Sử dụng hóa đơn bán hàng, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”
    • EPE không phải là người nộp thuế GTGT đối với hoạt động sản xuất để xuất khẩu nên không phải kê khai thuế GTGT với cơ quan thuế cho hoạt động này (Xem công văn 3210). Trường hợp Doanh nghiệp nội địa khi mua hàng hóa của DNCX thì phải liên hệ Cơ quan hải quan để làm thủ tục nhập khẩu, kê khai nộp thuế nhập khẩu và các khoản thuế phát sinh khác: thuế GTGT hàng nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường theo quy định.

  • (2) Doanh nghiệp chế xuất (DNCX) được phép thực hiện hoạt động kinh doanh thương mại hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam theo quy định thì đây là hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ tương tự doanh nghiệp nội địa
    • Hàng hóa, dịch vụ mua, bán trong kinh doanh thương mại thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, EPE phải tính và nộp thuế VAT cho các sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ cung cấp, mức thuế VAT thường là 10% hoặc 5% tùy theo loại hàng hoá hoặc dịch vụ cụ thể. 
    • Công ty phải thực hiện đăng ký, kê khai nộp thuế GTGT, sử dụng hóa đơn như doanh nghiệp nội địa; nếu không thành lập chi nhánh để thực hiện hoạt động kinh doanh thương mại, thì Công ty phải hạch toán riêng doanh thu, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh thương mại và bố trí khu vực lưu giữ hàng hóa riêng, ngăn cách với khu vực lưu giữ hàng hóa phục vụ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp chế xuất.
    • Trường hợp hoạt động kinh doanh thương mại của Công ty trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trong quý (đốivới trường hợp kê khai theo quý) có số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa xuất khẩu chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT theo tháng, quý theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 25/2018/TT-BTC.

Các trường hợp không phải làm thủ tục hải quan với EPEs

Thuế thu nhập doanh nghiệp (Corporate Income Tax – CIT):

EPE sẽ phải tính và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp dựa trên lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất và kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế hiện nay. Tại Việt Nam, mức thuế suất CIT áp dụng cho EPE thường là 20% của lợi nhuận tính thuế.

EPE cũng có quyền được hưởng các ưu đãi thuế CIT theo chính sách của chính phủ, như miễn, giảm thuế trong một thời kỳ nhất định tùy thuộc vào các điều kiện và quy định cụ thể.

Kỳ kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp – CIT declaration

Thuế nhập khẩu và xuất khẩu

Tại khoản 21, Điều 2 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy giải thích thuật ngữ Doanh nghiệp chế xuất như sau: “Điều 2. Giải thích từ ngữ Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: … 21. Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp thực hiện hoạt động chế xuất trong khu chế xuất, khu công nghiệp và khu kinh tế.”

EPE thường được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu và xuất khẩu đối với các hàng hoá và dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất và kinh doanh. Theo đó, EPE nằm trong khu phi thuế quan phải tuân thủ các quy định và thủ tục của cơ quan quản lý thuế và hải quan để xử lý các vấn đề liên quan đến thuế nhập khẩu và xuất khẩu.

Căn cứ Khoản 2, Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2016 thì hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Căn cứ Điểm a, Khoản 1, Điều 34 Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2016 của Chính phủ thì hàng hóa nhập khẩu nhưng phải tái xuất ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan để sử dụng trong khu phi thuế quan được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu.

Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu là doanh nghiệp chế xuất thì hàng hóa khi nhập khẩu từ nước ngoài vào doanh nghiệp chế xuất không thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu.

Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu là doanh nghiệp nội địa, khi nhập khẩu hàng hóa phải nộp thuế nhập khẩu, khi xuất khẩu hàng hóa vào doanh nghiệp trong chế xuất không phải nộp thuế xuất khẩu và được hoàn số tiền thuế nhập khẩu đã nộp.

Thuế thu nhập cá nhân

Doanh nghiệp chế xuất khai thuế TNCN tương tự doanh nghiệp nội địa. Kỳ kê khai thuế xem hướng dẫn tại công văn 1022/CT-TTHT như dưới đây

Xác định kỳ kê khai thuế GTGT và thuế TNCN

Lưu ý rằng quy định về thuế có thể thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Do đó, EPE nên luôn theo dõi các thay đổi trong luật thuế và tư vấn với chuyên gia thuế hoặc cơ quan thuế để đảm bảo tuân thủ đúng các quy định và tránh phát sinh vấn đề pháp lý.

Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091

Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.

_______________

Công ty TNHH Manabox Việt Nam
Phòng 701, tầng 7, tòa nhà 3D center, số 3 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Facebook: https://www.facebook.com/ManaboxVietnam

    Liên hệ với chúng tôi




    You cannot copy content of this page.

    Please contact with Manabox for more support.