Tìm hiểu báo cáo Tình hình thực hiện vay, trả nợ nước ngoài

Báo cáo tình hình thực hiện vay, trả nợ nước ngoài là báo cáo thường gặp đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khi phát sinh các khoản vay với công ty mẹ, các tổ chức tài chính nước ngoài. Cùng Manabox tìm hiểu về “Báo cáo Tình hình thực hiện vay, trả nợ nước ngoài ngắn hạn không được chính phủ bảo lãnh”

Mẫu báo cáo tình hình thực hiện vay ngắn hạn

Mẫu báo cáo theo thông tư, cụ thể:

Nhập khẩu hàng trả chậm có phải báo cáo khoản vay?

Các định nghĩa trong báo cáo

  • Loại hình bên đi vay

    Phân loại Công ty Lập báo cáo/Bên đi vay trên cơ sở Cơ cấu vốn chủ sở hữu. Mô tả phân loại theo bảng sau:

  • Hình thức vay

    • Vay bằng tiền: Hợp đồng vay
    • Vay bằng hàng: Hợp đồng nhập khẩu hàng hóa trả chậm
  • Quá hạn:

    • Quá ngày dự kiến trả nợ cuối cùng trong Thỏa thuận vay
    • Quá ngày dự kiến thanh toán trong hợp đồng nhập khẩu.
  • Rút vốn:

    Nghĩa là: Làm tăng dư nợ ngoại tệ, cụ thể:

    • Giải ngân tiền vay đối với các khoản vay giải ngân bằng tiền.
    • Thông quan hàng hóa đối với các Khoản vay dưới hình thức thuê tài chính nước ngoài phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan. (Khi hàng hóa thông quan, Người nhập khẩu ghi nhận công nợ phải trả, do đó hình thành Dư nợ Vay theo định nghĩa Vay nước ngoài)
  • Trả gốc Trả lãi

    • Trả gốc: Thanh toán dư nợ gốc của khoản vay. Trả gốc làm thay đổi số dư Dư nợ Cuối kỳ.
    • Trả lãi: Thanh toán lãi vay. Trả lãi không làm thay đổi số dư Dư nợ Cuối kỳ.
  • Công ty mẹ và các đơn vị thành viên công ty mẹ:

    • Công ty mẹ là công ty sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp trên 50% quyền biểu quyết tại Công ty con;
    • Các đơn vị thành viên Công ty Mẹ: các công ty con, công ty thuộc tập đoàn

Lưu ý khi lập báo cáo:

  • Đơn vị Báo cáo là USD. Do đó, phải chuyển đổi dư nợ của các ngoại tệ khác (JPY,EUR, GBP sang USD. Nếu phát sinh các khoản chênh lệnh do tỉ giá, Bên Cho vay lập bảng tính toán và ghi số chênh lệch vào cột 7.
  • Trả lãi không làm thay đổi số dư Dư nợ các khoản vay.

Xử phạt 

Tại khoản 1 và khoản 7 Điều 47 Nghị định 88/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 32 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP có quy định vi phạm chế độ báo cáo, quản lý và cung cấp thông tin trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng như sau:

Vi phạm quy định về chế độ báo cáo, quản lý và cung cấp thông tin

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Vi phạm quy định về thời hạn, yêu cầu đầy đủ, chính xác từ lần thứ hai trở lên trong năm tài chính của các báo cáo thống kê có định kỳ dưới 01 tháng;

b) Gửi báo cáo không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này, điểm a, điểm c khoản 5 Điều này và khoản 1 Điều 44 Nghị định này;

c) Không lưu giữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu đúng thời hạn theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định này;

d) Số liệu báo cáo gửi không chính xác từ 02 lần trở lên trong năm tài chính, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.

Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091

Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.

_______________

Công ty TNHH Manabox Việt Nam
Phòng 701, tầng 7, tòa nhà 3D center, số 3 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Facebook: https://www.facebook.com/ManaboxVietnam

    Liên hệ với chúng tôi




    You cannot copy content of this page.

    Please contact with Manabox for more support.