Tổng quan về hệ thống Thuế Việt Nam được tóm tắt ở bài viết sau đây.
Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về khái niệm “Thuế”. Tuy nhiên, cơ bản, Thuế là một khoản thu bắt buộc, không mang tính bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với các tổ chức và các cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung. Ở Việt Nam, Điều 47 Hiến pháp năm 2013 đã quy định: “Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định”.
Để thực hiện nghĩa vụ và giao dịch với cơ quan thuế, mỗi người nộp thuế (các cá nhân, doanh nghiệp, nhà thầu nước ngoài) cần thực hiện thủ tục xin cấp mã số thuế bằng hình thức nộp hồ sơ giấy trực tiếp hoặc hồ sơ đăng ký thuế điện tử và sẽ được cấp một mã số thuế duy nhất. Với doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp chính là mã số thuế.
Hiện nay, các Luật thuế do cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước là Quốc hội ban hành. Căn cứ các Luật này, Chính phủ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật dưới các hình thức Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật… và trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành các Thông tư hướng dẫn thực hiện.
Các khoản thu ở Việt Nam được tóm tắt bao gồm
Với cơ chế người nộp thuế tự kê khai, tự nộp thuế nhưng phải tự chịu trách nhiệm với hành vi đã khai, nộp thuế của mình, Nhà nước kiểm soát thông qua Luật quản lý thuế và các quy định về thanh tra, kiểm tra. Trường hợp qua thanh tra, kiểm tra, cơ quan thuế xác định người nộp thuế tính không đúng số thuế phải nộp thì người nộp thuế phải chịu các chế tài xử phạt.
Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091
Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.
_______________
Gia nhập Manabox từ 2017 và hiện đang đảm nhận vai trò làm Giám đốc vận hành, với mong muốn chia sẻ kiến thức của bản thân, Việt Anh sẽ cung cấp những bài viết chất lượng nhất đến độc giả cả về phương diện tình huống thực tiễn và cả góc độ quy định pháp lý.