Tỷ lệ đóng bảo hiểm – Insurance rate

Tỷ lệ đóng bảo hiểm (tỷ lệ trích BHXH, BHYT, BHTN) được áp dụng theo một số quy định dưới đây. Thông thường, cơ quan bảo hiểm sẽ ban hành Quyết định riêng quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN về mức đóng, hồ sơ, thời hạn giải quyết, chu trình thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT,… Doanh nghiệp cần quan tâm lưu ý một số vấn đề sau đây:

Đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc:

Nếu như trước đây, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trong tất cả các cơ quan, đơn vị (không phân biệt số lượng lao động đơn vị đang sử dụng) đều thuộc đối tượng đồng thời tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc thì từ ngày 01/01/2018 trở đi, người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng cũng thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm bắt buộc (Điều 5 Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015)

Đối với kinh phí công đoàn, từ ngày 10/01/2014 tất cả các DN đều phải đóng, kể cả khi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở (theo Nghị định 191/2013/NĐ-CP)

Bảo hiểm bắt buộc cho người nước ngoài – Insurance for foreigners

Về tỷ lệ trích các khoản bảo hiểm

Tỷ lệ này quy định như sau

Loại bảo hiểm

DN đóng

NLĐ đóng

Tổng cộng

BHXH

18%

8%

26%

BHYT

3%

1,5%

4,5%

BHTN

1%

1%

2%

KPCĐ

2%

 

2%

Tổng cộng

24%

10,5%

34,5%

Mức lương tham gia bảo hiểm

Nếu như từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017, tiền lương tháng đóng bảo hiểm là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật lao động thì từ ngày 01/01/2018 trở đi: tiền lương tháng đóng bảo hiểm là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động.

  • Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng
  • Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm bắt buộc không được cao hơn
    • + BHXH, BHYT không được cao hơn 20 lần mức lương cơ sở (mức lương tối thiểu chung)
    • + BHTN không được cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu vùng.

Mức lương thỏa thuận trên hợp đồng lao động gồm: mức lương, phụ cấp lương (gồm: phụ cấp chức vụ, trách nhiệm, nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, thâm niên, khu vực, lưu động, thu hút và các khoản phụ cấp có tính chất tương tự) và các khoản bổ sung khác.

Đối với các chế độ và phúc lợi khác như: tiền thưởng, tiền thưởng sang kiến, tiền ăn giữa ca, các khoản khỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ, hỗ trợ khi NLĐ có thân nhân bị chết, NLĐ có người thân kết hôn, sinh nhật của NLĐ, trợ cấp cho NLĐ gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác thì ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động (những khoản này thuộc các khoản bổ sung khác).

Bảo hiểm bắt buộc đóng thay người lao động có được trừ? Có tính thuế TNCN? Insurance cost

Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091

Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.

_______________

Công ty TNHH Manabox Việt Nam
Phòng 701, tầng 7, tòa nhà 3D center, số 3 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Facebook: https://www.facebook.com/ManaboxVietnam

    Liên hệ với chúng tôi




    You cannot copy content of this page.

    Please contact with Manabox for more support.