Xử phạt hành vi xuất muộn hóa đơn sai thời điểm (Có kết luận thanh tra minh họa)

Bài viết trích dẫn việc xử phạt hành vi xuất muộn hóa đơn và có ví dụ minh họa cụ thể tình huống này trong thực tế

Lập hóa đơn sai thời điểm có thể bị xử phạt rất nhiều tiền!

Dưới đây, chúng tôi trích dẫn biên bản thanh tra theo đó đã xử phạt hành vi lập hóa đơn sai thời điểm với nhiều hóa đơn

Vậy cơ sở pháp lý của việc xử phạt này như thế nào?

Cơ sở pháp lý về mức xử phạt hành vi lập hóa đơn sai thời điểm

Áp dụng Nghị định 125/2020/NĐ-CP, điều 24. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ thì có các mức phạt sau

  • 1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây: a) Lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ;
  • …3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này
  • 4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1, khoản 3 Điều này

Phạt xuất muộn hóa đơn theo từng hành vi – Invoices penalty

Áp dụng tình huống thực tế

Tham khảo kết luận xử phạt ở trên về lập 30 hóa đơn không đúng thời điểm, theo đó, 

  • Hành vi: Công ty lập hóa đơn không đúng thời điểm không dẫn tới thiếu tiền thuế và có 29 tình tiết tăng nặng do Vi phạm hành chính nhiều lần do cùng một thời điểm 
  • Xử phạt: 131.600.000, bao gồm
    • Mức phạt cơ sở với hóa đơn đầu tiên là: (3.000.000 + 5.000.000)/2 = 4.000.000
    • Mức xử phạt tăng nặng 29 lần: (1+10%) x 4.000.000 x 29 = 127.600.000 

Tổng hợp xử phạt Hóa đơn lập sai quy định

Mức xử phạt hành vi quên không lập hóa đơn

Trường hợp quên không lập hóa đơn thì xem bản tin sau

 

Cơ sở pháp lý
  • Khoản 3 Điều 5, điểm b Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP

“Điều 5. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hỏa đơn: Tô chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chinh thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm…

Điểu 7. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền khi xử phạt vi phạm hành chinh về thuế, hóa đơn…”

Phạt tiền tối đa không quá 100.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn. Phạt tiền tối đa không quá 50.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn.

Phạt tiền tối đa không quá 200.000.000 đồng đối với người nộp thuế là tổ chức thực hiện hành vi vi phạm thủ tục thuế. Phạt tiền tối đa không quá 100.000.000 đồng đối với người nộp thuế là cá nhân thực hiện hành vi vi phạm thủ tục thuế.

4. Nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền

d) Khi phạt tiền, mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm thủ tục thuế, hóa đơn và hành vi tại Điều 19 Nghị định này là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Nếu có tình tiết giảm nhẹ, thì mỗi tình tiết được giảm 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mỗi tình tiết tăng nặng được tính tăng 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.

Điều 13 của Nghị định

Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp hơn mức trung bình của khung phạt tiền quy định tại khoản 4 Điều này.

Điều 24. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ

1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ;

b) Lập hóa đơn liên tục từ số nhỏ đến số lớn nhưng khác quyển (dùng quyển có số thứ tự lớn hơn và chưa dùng quyển có số thứ tự nhỏ hơn) và tổ chức, cá nhân sau khi phát hiện ra đã hủy các quyển hóa đơn có số thứ tự nhỏ hơn;

c) Lập sai loại hóa đơn theo quy định đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế, bên bán và bên mua phát hiện việc lập sai loại hóa đơn và lập lại loại hóa đơn đúng theo quy định trước khi cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế và không ảnh hưởng đến việc xác định nghĩa vụ thuế.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

b) Không lập hóa đơn đối với các hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động, trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1, khoản 3 Điều này;

b) Lập hóa đơn không theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo quy định, trừ trường hợp phạt cảnh cáo theo điểm b khoản 1 Điều này;

c) Lập hóa đơn ghi ngày trên hóa đơn trước ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế;

d) Lập sai loại hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế, trừ trường hợp phạt cảnh cáo theo điểm c khoản 1 Điều này;

đ) Lập hóa đơn điện tử khi chưa có thông báo chấp thuận của cơ quan thuế hoặc trước ngày cơ quan thuế chấp nhận việc sử dụng hóa đơn điện tử có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế;

e) Lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ trong thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh, trừ trường hợp lập hóa đơn giao cho khách hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày thông báo tạm ngừng kinh doanh;

g) Lập hóa đơn điện tử từ máy tính tiền không có kết nối, chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua theo quy định, trừ hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc lập hóa đơn theo quy định đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 4, khoản 5 Điều này khi người mua có yêu cầu.

Điều 28. Xử phạt đối với hành vi sử dụng hóa dơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa dơn

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đỏng đỏi với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sứ dụng không hợp pháp hóa đơn…”

  • Khoản 9 Điều 1 Luật số 67/2020/QH14 ngày 13/11/2020

“Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xứ phạt một lẩn. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đểu bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chinh đó.

Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chinh hoặc vi phạm hành chính nhiều lân thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng…”

Sửa đổi, bổ sung khoản 3 và khoản 4 Điều 23 như sau: Mức tiền phạt cụ thể đổi với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt dược quy định đổi với hành vi đó… “

Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091

Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.

_______________

Công ty TNHH Manabox Việt Nam
Phòng 701, tầng 7, tòa nhà 3D center, số 3 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Facebook: https://www.facebook.com/ManaboxVietnam

    Liên hệ với chúng tôi




    You cannot copy content of this page.

    Please contact with Manabox for more support.