Những khái niệm Văn phòng đại diện

“Văn phòng đại diện” là cụm từ thường dùng trong thực tế để chỉ các tổ chức rất khác nhau. Điều đó có thể phần nào gây hiểu nhầm trong trao đổi công việc. Manabox xin được giới thiệu các tổ chức thường gặp khi nói đến Văn phòng đại diện. Tổ chức này bao gồm:

  • VPĐD của Doanh nghiệp
  • VPĐD của Thương nhân nước ngoài
  • VPĐD của Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam

Các tổ chức này được phân tích trên các góc độ sau:

  • Văn bản pháp luật
  • Định nghĩa
  • Đơn vị phụ trách
  • Chức năng, nhiệm vụ
 

Văn phòng đại diện

của Doanh nghiệp

Văn phòng đại diện

của thương nhân nước ngoài

Văn phòng đại diện

của tổ chức xúc tiến thương mại NN tại Việt Nam

Văn bản pháp luật
Định nghĩa

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, (Khoản 2, Điều 44 Luật DN 2020)

 

 

Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép. (Khoản 6, Điều 3, Luật Thương mại)

Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài … khi thực hiện các hoạt động liên quan đến xúc tiến thương mại tại Việt Nam phải thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam (Khoản 1, Điều 24, Nghị định 28/2018/NĐ-CP)

 

 

Đơn vị phụ trách

Doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam. (ĐIều 4, Luật Doanh nghiệp)

 

Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận (Khoản 1, Điều 16, Luật Thương mại)

Thương nhân nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 7, Nghị định 07/2016/NĐ-CP

Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài bao gồm các tổ chức thuộc Chính phủ hoặc phi Chính phủ, các hội, hiệp hội (hoặc các hình thức khác tương đương) được thành lập theo pháp luật của nước nơi tổ chức đặt trụ sở (Khoản 1, Điều 24, Nghị định 28/2018/NĐ-CP)

 

 

Nội dung hoạt động

Có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. VPĐD không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp. (Khoản 2, Điều 44 Luật DN 2020)

 

 

 

 

  • Thực hiện chức năng văn phòng liên lạc
  • Tìm hiểu thị trường
  • Xúc tiến thúc đẩy cơ hội đầu tư kinh doanh của thương nhân mà mình đại diện, không bao gồm ngành dịch vụ mà việc thành lập Văn phòng đại diện trong lĩnh vực đó được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.(Điều 30, Nghị định 07/2016/NĐ-CP)

 

  • Thực hiện chức năng văn phòng liên lạc;
  • Thực hiện các hoạt động nhằm thúc đẩy, hỗ trợ các doanh nghiệp của nước ngoài tiếp cận và hoạt động tại thị trường Việt Nam; nghiên cứu và cung cấp các thông tin kinh tế, thương mại, thị trường cho các tổ chức doanh nghiệp nước ngoài; thúc đẩy các hoạt động ngoại thương với Việt Nam; các hoạt động nhằm kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp nước ngoài và các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam;
  • Các hoạt động xúc tiến thương mại khác theo quy định của pháp luật. (Khoản 1, Điều 25, Nghị định 28/2018/NĐ-CP)

 

Có thể thấy, những tổ chức này hoạt động trong các khuôn khổ pháp lý khác nhau. Do đó việc nhận diện các tổ chức giúp trao đổi được hiệu quả. Thêm nữa, việc nhận thức sự tồn tại của các tổ chức này sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận các văn bản pháp luật thận trọng hơn. 

 

Xử lý hành vi vi phạm với VPĐD của thương nhân nước ngoài

 

________________
Công ty TNHH Manabox Việt Nam
Phòng 701, tầng 7, tòa nhà 3D center, số 3 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Facebook: https://www.facebook.com/ManaboxVietnam
Group Zalo hỗ trợ: https://zalo.me/g/qgwjpq190
Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế: Ms Huyền : 094 719 2091 ( Phone/Zalo/Line )

    Liên hệ với chúng tôi




    You cannot copy content of this page.

    Please contact with Manabox for more support.