Bài viết hướng dẫn Hạch toán Hàng bán bị trả lại – Hướng dẫn chi tiết có ví dụ minh họa đính kèm để người đọc hiểu trình tự.
1/ Tình huống
Theo VAS 14 – Doanh thu, thu nhập khác: Giá trị hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán. Như vậy thì cần phân biệt rằng giao dịch trả lại hàng chỉ đang áp dụng với hàng bán, không áp dụng với dịch vụ. Với dịch vụ đã lập hóa đơn sau đó không tiếp tục sử dụng hoặc phải trả lại tiền thì thường được xác định là điều chỉnh giảm giá dịch vụ đã cung cấp.
2/ Nguyên tắc hạch toán và tài khoản sử dụng
2.1/ Với bên bán
2.1/ Với bên mua
3/ Ví dụ minh họa và chứng từ kế toán Hàng bán bị trả lại
Ví dụ, theo Thỏa thuận trả lại hàng, công ty TNHH Manabox Việt Nam (bên bán) nhận lại lô hàng đã bán cho cho công ty TNHH Gonnapass (Bên mua) với thông tin
- 5,2 kg nguyên vật liệu nhôm tấm, đơn giá 148.000 đ/kg; tổng số tiền chưa gồm VAT 769.600 đ, thuế GTGT 10% 76.960 đ
- Đơn giá xuất kho hàng trước đó là 100.000 đ/kg (Tổng giá vốn hàng bán là 5,2 x 100.000 = 520.000 đ)
4/ Bút toán ghi sổ cụ thể Hạch toán Hàng bán bị trả lại
Như vậy, doanh nghiệp ghi nhận theo bút toán sau
- Tại công ty TNHH Manabox Việt Nam: Hạch toán Hàng bán bị trả lại
- Ghi nhận là 1 khoản Giảm trừ doanh thu
- Nợ TK 5212: 769.600 đ
- Nợ TK 3331: 76.960 đ
- Có TK 131: 846.560 đ
- Đồng thời, ghi nhận nhập kho hàng bị trả lại
- Nợ TK 156: 520.000 đ
- Có TK 632: 520.000 đ
- Ghi nhận là 1 khoản Giảm trừ doanh thu
- Tại công ty TNHH Gonnapass: Ghi nhận xuất kho hàng đã mua và hạch toán
- Nợ TK 331: 846.560 đ
- Có TK 156: 769.600 đ
- Có TK 133: 76.960 đ
5/ Rủi ro thuế với Hàng bán bị trả lại
Tham khảo bài viết sau với Giá vốn hàng đã bán bị trả lại sau đó tiêu hủy tại nước ngoài
Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091
Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.
_______________