Ikigai – Lý do để bạn thức dậy mỗi sáng?
There is a passion inside you, a unique talent that gives meaning to your days and drives you to share the best of yourself until the very end. If you don’t know what your ikigai is yet, as Viktor Frankl says, your mission is to discover it.
– Hector Garcia and Francesc Miralles
Trước tiên để hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo sách của Hector Garcia and Francesc Miralles qua link sau:
Nội dung bài viết
Ikigai là gì?
Ikigai ( 生き甲斐 ) trong tiếng Nhật nghĩa là “lý do để sống” hoặc có thể hiểu 1 cách đơn giản hơn là lý do khiến bạn thức dậy mỗi sáng. Bạn cũng có thể tham khảo định nghĩa theo wikipedia như sau:
“Ikigai (pronounced [ikiɡai]) is a Japanese concept that means “a reason for being”. The word refers to having a direction or purpose in life, that which makes one’s life worthwhile, and towards which an individual takes spontaneous and willing actions giving them satisfaction and a sense of meaning to life”.
(Wikipedia)
Để cụ thể hơn khi nhìn vào sơ đồ ven thì nó là phần giao nối của bốn điều sau:
- What you LOVE: Điều bạn yêu thích, đam mê, muốn làm, thích thú với chúng…
- What you are GOOD AT: Điều bạn sở trường. giỏi, tài năng..
- What you can be PAID FOR: Điều mà thế giới này sẵn sàng “trả công” cho bạn.
- What the world NEEDS: Điều mà thế giới này cần đến, nhu cầu của xã hội.
Tại sao bạn phải đi tìm ikigai của bản thân mình?
“Tôi sẽ làm gì trong cuộc đời này?”
Sẽ có một lúc nào đó trong hành trình cuộc đời, chúng ta sẽ gặp phải khủng hoảng làm sao để tìm thấy động lực để làm việc mỗi ngày, hoang mang với trạng thái mất phương hướng với những mâu thuẫn về lựa chọn giấc mơ hay hiện thực công việc.
Ở Okinawa nơi xuất xứ của khái niệm Ikagai, người già không bao giờ thật sự ngừng làm việc. Họ luôn tìm thấy hạnh phúc ngay cả khi làm việc để cống hiến cho xã hội. Vậy nếu như có được Ikigai, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc ngay cả khi làm việc, có được động lực để mỗi ngày đều tràn đầy niềm vui, sự thoả mãn và cân bằng trong cuộc sống.
Làm sao để hiểu được Ikigai để kiếm tìm nó?
Nếu như coi cuộc đời là những chuỗi hình tròn như sơ đồ trên thì chúng ta sẽ nhìn ra được ý nghĩa giữa những điểm giao
- Điều bạn yêu thích, điều bạn làm giỏi nhưng nếu không được trả công và xã hội cũng không cần thì đó chính là ” passion – đam mê “
- Điều bạn giỏi, hay khả năng/ năng lực của bạn và thế giới thì sẵn sàng chi trả công cho bạn, đó chính là “profession – Sự nghiệp”
- Điều mà thế giới/ xã hội đang cần đến và sẵn sàng chi trả cho bạn, chính là “vocation – Khuynh hướng, cơ hội nghề nghiệp”
- Điều bạn yêu thích và thế giới đang cần điều đó nhưng bạn lại không giỏi cũng không được trả công thì đó chính là ” mission – sứ mệnh “
Nếu như để nói cụ thể hơn về công việc thì chúng ta sẽ có những chuỗi giao thoa
- Theo đuổi công việc bạn yêu thích sẽ khiến bạn vui vẻ, nhưng có thể bạn lại không giỏi khiến bạn không phát triển được sự nghiệp mà cũng có thể bạn cũng không kiếm được tiền, vì công việc đó xã hội không trả tiền cho bạn mà đó có thể cũng chẳng phải thứ hiện tại xã hội đang cần.
- Theo đuổi công việc bạn giỏi nhất để làm nhưng lại không giúp bạn kiếm được tiền để sống, bạn cũng không yêu thích công việc đó và thấy việc mình làm không thực sự cần thiết cho xã hội.
- Theo đuổi một công việc đang cần thiết nhưng bạn lại không giỏi trong việc này, cũng chẳng kiếm ra tiền và cũng không yêu thích nó luôn. Khi ấy bạn sẽ thấy việc mình làm thật ý nghĩa, đầy đông lực, nhưng cuộc sống lại thiếu thốn, bạn còn cảm thấy chẳng yêu thích nó và cũng không tiến xa được trong sự nghiệp.
- Theo đuổi một công việc có thể cho bạn thu nhập cao, nhưng bạn lại không thật sự yêu thích nó, cũng không giỏi mà việc đó lại chẳng có ý nghĩa với xã hội lắm. Điều đó, có thể khiến bạn giàu có về vật chất nhưng lại cảm thấy chán công việc mình làm, không phát triển được sự nghiệp và thấy mình chẳng có ý nghĩa lắm với cuộc sống.
- Theo đuổi ” passion – đam mê “, bạn được làm điều bạn thích và điều bạn giỏi nhưng điều đó lại chưa chắc kiếm được ra tiền và việc đó cũng không mấy ý nghĩa với xã hội. Khiến bạn yêu thích thứ mình làm, phát triển được chuyên môn nhưng lại không kiếm được tiền và không thấy cuộc sống có ý nghĩa.
- Theo đuổi ” mission – sứ mệnh ” sẽ giúp bạn cảm thấy việc mình làm thật ý nghĩa cho xã hội và bạn cũng yêu thích nó. Nhưng chưa chắc bạn đã giỏi điều này, và nó cũng không chắc chắn cho bạn về một cuộc sống đầy đủ về vật chất rất dễ khiến bạn nản lòng.
- Theo đuổi chuyên môn ” profession – sự nghiệp ” thì đấy chính là sự nghiệp mà bạn có thể tiến xa. Điểm hay khi theo đuổi sự nghiệp là khiến bạn làm rất tốt việc đó và được trả lương cao. Tuy nhiên, đôi khi bạn cảm thấy không yêu công việc đó lắm và cũng có thể đó chưa hẳn thứ mà thế giới đang cần. Bạn sẽ cảm thấy thật chênh vênh
- Theo đuổi ” vocation – cơ hội nghề nghiệp ” thì bạn được làm công việc xã hội cần, có ý nghĩa mà lại kiếm ra tiền, bạn có thể sống sung túc với nó. Tuy nhiên bạn lại không yêu thích nó và cũng không giỏi nó. Khiến bạn không phát triển được sự nghiệp mà bạn cũng không cảm thấy yêu thích công việc của mình. Như thế thật vô vị.
Vậy nói để hiểu được Ikigai thì cũng rất đơn giản đó là bạn được làm việc mình thích, tận dụng được khả năng của mình, có thể phát triển sự nghiệp và kiếm được đủ tiền từ công việc đó.
Ví dụ
A-san yêu thích những con số, thích tính toán, có khả năng tiếng anh tốt. Manabox Việt Nam đang cần Manager và trả lương rất cao. Anh-san đã apply vào vị trí đó và được nhận.
Vậy, A-san có được Ikigai của bản thân mình.
Vì có được Ikigai, A-san luôn luôn cảm thấy hạnh phúc viên mãn ngay trong mùa quyết toán vất vả. Bởi anh ấy yêu công việc của mình, anh ấy làm tốt hơn bất cứ thành viên nào và được khách hàng công nhận, nhận được lương xứng đáng cho sự cống hiến. Đó chính là hạnh phúc.
Kết luận
Để tìm ra Ikigai tưởng chừng như rất khó khăn vì ít ai biết mình thực sự cần làm gì và muốn làm gì với cuộc đời của mình. Đó là một hành trình dài cho đến khi chúng ta tìm được tổng thể của đam mê, sứ mệnh, chuyên môn và nghề nghiệp hay nói cách khác là tổng thể của “thứ bạn yêu thích”, “thứ bạn giỏi”, “thứ thế giới cần” và thứ “bạn kiếm được tiền”. Mỗi người sẽ có một sự thử nghiệm riêng của bản thân mình tại những giao điểm bên ngoài đích đến Ikigai để có thể trải nghiệm và tìm ra sự đúng đắn trong lẽ sống của bản thân mình hoặc đơn giản hơn là “tìm được lý do để thức dậy mỗi ngày”
- Hãy cứ làm điều bạn yêu, làm những việc khiến bạn thoải mái và vui vẻ : Có thể bạn không giỏi, nhưng nó có thể là tiền đề cho những công việc lớn hơn và những cơ hội tốt hơn cho sau này của bạn. Vậy nên đừng suy nghĩ quá nhiều mà cứ làm thôi.
- Tận dụng điều bạn giỏi: Hãy thực hiện và phát triển những gì bạn giỏi nhất để làm đòn bẩy cho Ikigai trong bạn có thể đâm chồi và phát triển theo cách của nó.
- Làm điều đam mê: Đôi khi đam mê của bạn có thể hơi khác người, nhưng đừng ngại và hãy cứ theo đuổi. Vì bạn là người lựa chọn cách bạn sống, đừng để người ngoài ảnh hưởng đến nó.
- Theo đuổi chuyên môn của bạn: Khi bạn đã có đam mê và đạt đến một trình độ chuyên môn nhất định, xã hội sẽ sẵn sàng trả tiền để bạn làm điều đó. Hãy cố gắng rèn luyện và kiên trì để có thể tiến lên cùng với điều bạn có thể làm tốt nhất và yêu thích nhất.
- Nhìn thấy tiềm năng: Khi đã có chuyên môn, đã đến lúc bạn tìm kiếm và tận dụng những cơ hội xung quanh bạn. Điều này sẽ giúp bạn vừa được làm điều mình thích, vừa kiếm được cho mình một nguồn thu nhập ổn định và giúp Ikigai của bạn phát triển rực rỡ.
Tôi thực sự hi vọng tất cả các thành viên của Manabox có thể tìm được ikigai trong chính công việc và yêu thích công việc mà mình đang cống hiến.
Sale & Marketing tại Manabox Việt Nam. Hiện tại Huyền quản lý website của Manabox và sẽ cung cấp những bản tin hữu ích về kế toán – thuế, kinh doanh…Nếu bạn cần hỗ trợ, hãy liên hệ thông qua Skype/Wechat/Facebook/Phone nhé!