Hạch toán chi phí sửa chữa văn phòng (Có ví dụ) – Accounting for repairing cost

Bài viết hướng dẫn Hạch toán chi phí sửa chữa văn phòng – Hướng dẫn chi tiết có ví dụ minh họa đính kèm để người đọc hiểu trình tự.

Tình huống

Doanh nghiệp phát sinh hoạt động sửa chữa, giá trị sửa chữa lớn nên chưa biết nên hạch toán vào khoản mục nào? Thời gian khấu hao/phân bổ có thể được là bao nhiêu? 

Nguyên tắc hạch toán và tài khoản sử dụng

Thông tư 200 - Điều 47. Tài khoản 242 - Chi phí trả trước

Điều 47. Tài khoản 242 – Chi phí trả trước

1. Nguyên tắc kế toán

a) Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động SXKD của nhiều kỳ kế toán và việc kết chuyển các khoản chi phí này vào chi phí SXKD của các kỳ kế toán sau.

b) Các nội dung được phản ánh là chi phí trả trước, gồm:

– Chi phí trả trước về thuê cơ sở hạ tầng, thuê hoạt động TSCĐ (quyền sử dụng đất, nhà xưởng, kho bãi, văn phòng làm việc, cửa hàng và TSCĐ khác) phục vụ cho sản xuất, kinh doanh nhiều kỳ kế toán.

– Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo, quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động được phân bổ tối đa không quá 3 năm;

– Chi phí mua bảo hiểm (bảo hiểm cháy, nổ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ phương tiện vận tải, bảo hiểm thân xe, bảo hiểm tài sản,…) và các loại lệ phí mà doanh nghiệp mua và trả một lần cho nhiều kỳ kế toán;

– Công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê liên quan đến hoạt động kinh doanh trong nhiều kỳ kế toán;

– Chi phí đi vay trả trước về lãi tiền vay hoặc lãi trái phiếu ngay khi phát hành;

– Chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh một lần có giá trị lớn doanh nghiệp không thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, phân bổ tối đa không quá 3 năm;

– Số chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại là thuê tài chính;

– Số chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại là thuê hoạt động;

– Trường hợp hợp nhất kinh doanh không dẫn đến quan hệ công ty mẹ – công ty con có phát sinh lợi thế thương mại hoặc khi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước có phát sinh lợi thế kinh doanh;

– Các khoản chi phí trả trước khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh của nhiều kỳ kế toán.

Chi phí nghiên cứu và chi phí cho giai đoạn triển khai không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ vô hình được ghi nhận ngay là chi phí sản xuất kinh doanh, không ghi nhận là chi phí trả trước.

c) Việc tính và phân bổ chi phí trả trước vào chi phí SXKD từng kỳ kế toán phải căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí để lựa chọn phương pháp và tiêu thức hợp lý.

d) Kế toán phải theo dõi chi tiết từng khoản chi phí trả trước theo từng kỳ hạn trả trước đã phát sinh, đã phân bổ vào các đối tượng chịu chi phí của từng kỳ kế toán và số còn lại chưa phân bổ vào chi phí.

đ) Đối với các khoản chi phí trả trước bằng ngoại tệ, trường hợp tại thời điểm lập báo cáo có bằng chứng chắc chắn về việc người bán không thể cung cấp hàng hoá, dịch vụ và doanh nghiệp sẽ chắc chắn nhận lại các khoản trả trước bằng ngoại tệ thì được coi là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ và phải đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm báo cáo (là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch).

đ) Trường hợp chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh lớn, doanh nghiệp không thực hiện trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ, phải phân bổ chi phí vào nhiều kỳ kế toán, khi công việc sửa chữa hoàn thành:

– Kết chuyển chi phí sửa chữa TSCĐ vào tài khoản chi phí trả trước, ghi:

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước.

Có TK 241 – XDCB dở dang (2413).

– Định kỳ, tính và phân bổ chi phí sửa chữa TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, ghi:

Nợ các TK 623, 627, 641, 642,…

Có TK 242 – Chi phí trả trước.

Theo hướng dẫn tại thông tư 45/2013/TT-BTC, việc phân loại thành sửa chữa tài sản cố định và nâng cấp tài sản cố định được hiểu:

Trích công văn 2452/CT-TTHT

Bút toán ghi sổ cụ thể

Ví dụ minh họa và chứng từ: Công ty TNHH Manabox Việt Nam có phát sinh hợp đồng sửa chữa, tân trang lại văn phòng đi thuê, giá trị chưa gồm thuế GTGT là 98.000.000 đ, thuế GTGT 10%: 9.800.000 đ, 107.800.000 đ, giả sử doanh nghiệp lựa chọn thời gian phân bổ 02 năm (24 tháng)

Như vậy, doanh nghiệp hạch toán

    • Nợ TK 242: 98.000.000 
    • Nợ TK 133: 9.800.000
      • Có TK 331: 107.800.000
  • Hàng tháng, phân bổ: 98.000.000/ (2 năm x 12 tháng) = 4.083.333
    • Nợ TK 642: 4.083.333
      • Có TK 242: 4.083.333

Hướng dẫn chính sách thuế

Xem tại

Phân bổ chi phí sửa văn phòng

Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091

Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.

_______________

Công ty TNHH Manabox Việt Nam
Phòng 701, tầng 7, tòa nhà 3D center, số 3 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Facebook: https://www.facebook.com/ManaboxVietnam

    Liên hệ với chúng tôi




    You cannot copy content of this page.

    Please contact with Manabox for more support.