Cách xác định cơ sở tính thuế đơn giản nhất (Có ví dụ) – Tax base

Theo VAS 17, cơ sở tính thuế thu nhập của một tài sản hay nợ phải trả là giá trị tính cho tài sản hoặc nợ phải trả cho mục đích xác định thuế thu nhập doanh nghiệp. Để xác định cơ sở tính thuế của tài sản một cách đơn giản nhất, bạn có thể sử dụng công thức sau:

Cách xác định cơ sở tính thuế dễ hiểu nhất

Xuất phát từ hai phương trình kế toán cơ bản của 02 báo cáo tài chính cơ bản sau

Bảng cân đối kế toán

 

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

 

TÌNH HÌNH KINH DOANH

TÀI SẢN

=

NỢ PHẢI TRẢ

+ VỐN CHỦ SỞ HỮU

LỢI NHUẬN

=

DOANH THU, THU NHẬP KHÁC

CHI PHÍ

Có thể thấy, nếu các yếu tố tài sản và nợ phải trả (Thuộc Bảng cân đối kế toán) biến động qua các giao dịch kinh tế, rất có thể các giao dịch này sẽ ảnh hưởng đến Lợi nhuận (Thuộc Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh – Theo pháp luật về kế toán) và Thu nhập chịu thuế (Theo pháp luật thuế). Do đó, nếu 1 khoản mục khi thu hồi mà không ảnh hưởng tới Thu nhập chịu thuế thì Cơ sở tính thuế = Giá trị ghi sổ của nó.

Ví dụ: 

  • Tài sản Nợ phải thu (TK 131) có giá trị ghi sổ là 100. Doanh thu khi phát sinh khoản phải thu này đã được tính vào thu nhập chịu thuế nên khi thu hồi (Nợ TK 112/Có TK 131), khoản mục này không ảnh hưởng tới TNCT nên CSTT của khoản phải thu này là 100 (= Giá trị ghi sổ)
  • Tài sản Nợ phải thu (TK 138) phát sinh do cổ tức phải thu từ một công ty con có giá trị ghi sổ là 100, cổ tức được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp nên khi thu hồi (Nợ TK 112/Có TK 138), khoản mục này không ảnh hưởng tới TNCT nên CSTT của khoản phải thu này là 100 (= Giá trị ghi sổ)
  • Tài sản Nợ phải thu (TK 1283) Phải thu từ cho vay có giá trị ghi sổ là 100, việc thu hồi khoản vay này không có ảnh hưởng đến thuế thu nhập (Nợ TK 112/Có TK 1283) nên cơ sở tính thuế thu nhập của khoản phải thu này là 100.

Các trường hợp khác, công thức chung để xác định cơ sở tính thuế của tài sản hoặc nợ phải trả là

{Cơ sở tính thuế} = {Giá trị ghi sổ} +/- {Ảnh hưởng tới thu nhập chịu thuế nếu có}

Ví dụ cơ sở tính thuế của Tài sản

Cơ sở tính thuế thu nhập của một tài sản: Là giá trị sẽ được khấu trừ cho mục đích thuế thu nhập, được trừ khỏi các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp sẽ nhận được và phải chịu thuế thu nhập khi giá trị ghi sổ của tài sản đó được thu hồi. Nếu những lợi ích kinh tế này khi nhận được mà không phải chịu thuế thu nhập thì cơ sở tính thuế thu nhập của tài sản đó bằng giá trị ghi sổ của nó.

Khi triển khai chi tiết hơn, Tài sản (Là biểu hiện bằng tiền của Vốn) nên cần xem xét trong mối quan hệ khi thu hồi vốn có làm phát sinh thêm Thu nhập chịu thuế không?

Cơ sở tính thuế của tài sản = Giá trị ghi sổ – Chênh lệch không được tính vào chi phí được trừ hoặc chênh lệch làm giảm TNCT

Hay Cơ sở tính thuế của tài sản = Phần Giá trị ghi sổ được tính vào chi phí được trừ/Điều chỉnh giảm TNCT

Đó là lí do vì sao ví dụ, Nợ phải thu Lãi phải thu có giá trị ghi sổ là 100. Thu nhập từ lãi tiền gửi chịu thuế trên cơ sở thực thu thì Cơ sở tính thuế của tài sản = 100 do Giá trị được trừ vào lợi nhuận chịu thuế = 0

Minh họa đề thi kiểm toán viên CPA 

Xác định cơ sở tính thuế của các khoản mục sau:

  • Khoản phải thu cổ tức trị giá 100 triệu đồng. Biết cổ tức không chịu thuế TNDN.
  • Cuối kỳ doanh nghiệp đánh giá lại khoản phải thu bằng ngoại tệ trị giá 20 tỉ đồng, phát sinh lãi tỷ giá là 200 triệu đồng. Biết rằng khoản phải thu gốc (20 tỷ đồng) đã được tính vào thu nhập chịu thuế kỳ trước; Khoản lãi tỷ giá chịu thuế khi doanh nghiệp thu hồi khoản phải thu (trong kỳ sau).
  • Trong kỳ doanh nghiệp có khoản cho vay trị giá 300 trđ bằng tiền.
  • Trong kỳ doanh nghiệp kinh doanh Bất động sản nhận tiền ứng trước của khách hàng mua Bất động sản là 100 tỉ đồng. Doanh nghiệp phải nộp trước 1 tỉ đồng thuế TNDN và quyết toán thuế TNDN sau khi bàn giao BĐS cho khách hàng (đến cuối kỳ vẫn chưa bàn giao BĐS cho khách hàng).

Tham khảo đáp án

Khoản mục

Cơ sở tính thuế

Điểm

Cơ sở tính thuế của khoản phải thu cổ tức

100 triệu đồng

1/8

Cơ sở tính thuế Nợ Phải thu sau khi đánh giá lại

  • + Cơ sở tính thuế Phải thu gốc: 20 tỷ đồng
  • + Cơ sở tính thuế của Nợ phải thu tăng lên do lãi đánh giá lại: 0

(Kỳ sau mới chịu thuế)

20 tỷ đồng

1/8

Cơ sở tính thuế của khoản cho vay

300 triệu đồng

1/8

Cơ sở tính thuế của khoản nhận trước: 95 tỷ đồng

  • + Giá trị ghi sổ của khoản phải thu: 100 tỷ đồng
  • + Giá trị đã phải chịu thuế trước: 1tỷ: 20% = 5 tỷ đồng
  • + Giá trị còn phải chịu thuế trong tương lai: 100 tỷ đồng – 5 tỷ đồng

95 tỷ đồng

2/8

Ví dụ cơ sở tính thuế của Nợ phải trả

Xem thêm tại

Cách xác định cơ sở tính thuế của nợ phải trả (Có ví dụ) – Tax base

Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091

Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.

_______________

Công ty TNHH Manabox Việt Nam
Phòng 701, tầng 7, tòa nhà 3D center, số 3 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Facebook: https://www.facebook.com/ManaboxVietnam

    Liên hệ với chúng tôi




    You cannot copy content of this page.

    Please contact with Manabox for more support.