Đăng ký hạch toán bằng ngoại tệ USD, JPY…

Bài viết hướng dẫn các bước đăng ký hạch toán bằng ngoại tệ USD, JPY… và lưu ý khi sử dụng ngoại tệ làm đồng tiền hạch toán

  1. Doanh nghiệp nào thường sử dụng ngoại tệ để hạch toán

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vì nhiều lí do khác nhau như yêu cầu đồng bộ dữ liệu hợp nhất báo cáo tài chính với công ty mẹ, giảm thiểu các biến động rủi ro của chênh lệch tỷ giá… 

Ví dụ, khi chênh lệch tỷ giá cuối kỳ là sự so sánh số dư thuần ngoại tệ của các khoản mục tiền tệ (Tài sản, Nợ phải trả) nên nếu số dư thuần ngoaị tệ của tổng tài sản trừ tổng nợ phải trả >0 và tỷ giá ngoại tệ có chiều hướng tăng thì lãi cao hơn do tăng doanh thu tài chính. Ngược lại, nếu tỷ giá USD giảm thì lãi giảm do tăng chi phí tài chính

  1. Thủ tục để được sử dụng ngoại tệ để hạch toán

Hiện nay, thủ tục chuyển sang đăng ký hạch toán ngoại tệ theo đồng USD, JPY cần lưu ý

  • Về điều kiện: Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp sử dụng đồng ngoại tệ trong hạch toán kế toán của Công ty nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại các Điều, Khoản quy định tại thông tư 200/2014/TT-BTC, về cơ bản là
    • Đơn vị tiền tệ được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ của đơn vị, có ảnh hưởng lớn đến giá bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ và thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để niêm yết giá bán và được thanh toán và được sử dụng chủ yếu trong việc mua hàng hóa, dịch vụ, có ảnh hưởng lớn đến chi phí nhân công, nguyên vật liệu và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác, thông thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để thanh toán cho các chi phí đó.
    • Hoặc xem xét là đơn vị tiền tệ sử dụng để huy động các nguồn lực tài chính (như phát hành cổ phiếu, trái phiếu) hoặc đơn vị tiền tệ thường xuyên thu được từ các hoạt động kinh doanh và được tích trữ lại
  • Về thủ tục: Doanh nghiệp phải thực hiện thông báo cho cơ quan thuế quản lý, chậm nhất sau 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán.

Lưu ý, trong 1 số trường hợp về sau, DN không còn đáp ứng điều kiện sử dụng ngoại tệ làm đồng tiền hạch toán nữa

Trích mẫu công văn thông báo: 

3. Ghi nhận giao dịch

Do ngoại tệ là đồng tiền hạch toán, Việt Nam đồng trở thành “ngoại tệ” khi ghi nhận giao dịch nên tỷ giá giao dịch thực tế sẽ phải áp dụng ngược lại so với accs doanh nghiệp sử dụng Việt Nam đồng làm đồng tiền hạch toán. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể cân nhắc áp dụng quy định sử dụng tỷ giá trung bình của thông tư 53/2016/TT-BTC.

  • Tỷ giá ghi nhận nợ phải thụ, doanh thu nhận bằng VNĐ và các đồng tiền khác là tỷ giá bán USD

  • Tỷ giá ghi nhận nợ phải trả, các khoản chi phí bằng VNĐ và các đồng tiền khác là tỷ giá mua vào USD

 

4. Báo cáo tài chính và báo cáo thuế

Cuối năm, doanh nghiệp vẫn phải phải chuyển đổi BCTC sang Việt Nam đồng và khai, nộp thuế bằng đồng Việt Nam. Tham khảo công văn 6031/CT-TTHT của cục thuế TP Hà Nội:

Trường hợp Công ty sử dụng đồng đô la Mỹ (USD) để hạch toán thì công ty vẫn phải kê khai, nộp thuế bằng đồng Việt Nam (VND).

Trường hợp Công ty kê khai thuế GTGT, thuế TNDN, thuế nhà thầu (nộp thay) thì việc quy đổi ra đồng Việt Nam được thực hiện theo quy định …

Khi thực hiện kê khai tờ khai quyết toán thuế TNDN, Công ty có thể sử dụng số liệu trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán (báo cáo tài chính được trình bày bằng đồng Việt Nam) để kê khai …

English version
##

Which businesses can use foreign currency for accounting purposes

Regarding this issue, Article 4 of Circular No. 200/2014/TT-BTC provides clear regulations on the conditions for using foreign currency as the accounting currency:

  • Meeting the requirements

+ Mainly used in transactions of selling goods or providing services of the unit, which have a significant impact on the selling price of goods and services, and are usually the currency used to quote prices and receive payment; and

+ Mainly used in the purchase of goods and services, which have a significant impact on labor costs, raw materials, and other production and business costs, and are usually the currency used to pay for those costs.

+ Or considered as a currency used to mobilize financial resources (such as issuing stocks, bonds) or a currency frequently received from business activities and accumulated

  • There must be a written notice to the direct tax management agency.**

## **Exchange rates used when settling accounting transactions in foreign currency**

According to Article 69 of Circular No. 200/2014/TT-BTC on general guidelines on exchange rates and exchange rate differences, in the case where a company’s accounting currency is a foreign currency, the Vietnamese dong and other currencies are all foreign currencies of the company. At that time, note the applicable exchange rate of the commercial bank where the company opens its account at the time the transaction occurs:

  • Exchange rates used to record receivables, revenue received in VND and other currencies **are the buy rates of VND or other foreign currencies (i.e., the sell rate of USD)**
  • Exchange rates used to record payables, expenses in VND and other currencies **are the sell rates of VND or other foreign currencies (i.e., the buy rate of USD)** In addition, businesses can consider applying the regulations on the use of the average exchange rate in Circular No. 53/2016/TT-BTC.

## **Disclosure of reports and calculation of taxes in Vietnamese Dong**

For businesses using foreign currency as their accounting currency:

  • The company must still declare and pay taxes in Vietnamese Dong (VND), following the regulations under Circular No. 26/2015/TT-BTC, Circular No. 53/2016/TT-BTC
  • Financial reports must be audited and converted into Vietnamese Dong. The loss carried forward, the corporate income tax final settlement declaration will be determined based on the report converted into Vietnamese Dong.

Cơ sở pháp lý:

Tại Điều 4, Điều 7, Điều 108 Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp quy định:
“Điều 4. Lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán
1. Doanh nghiệp có nghiệp vụ thu, chi chủ yếu bằng ngoại tệ căn cứ vào quy định của Luật Kế toán, để xem xét, quyết định lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán và chịu trách nhiệm về quyết định đó trước pháp luật. Khi lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán, doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
2. Đơn vị tiền tệ trong kế toán là đơn vị tiền tệ:
a) Được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ của đơn vị, có ảnh hưởng lớn đến giá bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ và thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để niêm yết giá bán và được thanh toán; và
b) Được sử dụng chủ yếu trong việc mua hàng hóa, dịch vụ, có ảnh hưởng lớn đến chi phí nhân công, nguyên vật liệu và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác, thông thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để thanh toán cho các chi phí đó.
3. Các yếu tố sau đây cũng được xem xét và cung cấp bằng chứng về đơn vị tiền tệ trong kế toán của đơn vị:
a) Đơn vị tiền tệ sử dụng để huy động các nguồn lực tài chính (như phát hành cổ phiếu, trái phiếu);
b) Đơn vị tiền tệ thường xuyên thu được từ các hoạt động kinh doanh và được tích trữ lại.
4. Đơn vị tiền tệ trong kế toán phản ánh các giao dịch, sự kiện, điều kiện liên quan đến hoạt động của đơn vị. Sau khi xác định được đơn vị tiền tệ trong kế toán thì đơn vị không được thay đổi trừ khi có sự thay đổi trọng yếu trong các giao dịch, sự kiện và điều kiện đó.

Điều 7. Thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán
Khi có sự thay đổi lớn về hoạt động quản lý và kinh doanh dẫn đến đơn vị tiền tệ được sử dụng trong các giao dịch kinh tế không còn thoả mãn các tiêu chuẩn nêu tại khoản 2, 3 Điều 4 Thông tư này thì doanh nghiệp được thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán. Việc thay đổi từ một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán này sang một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán khác chỉ được thực hiện tại thời điểm bắt đầu niên độ kế toán mới. Doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán chậm nhất là sau 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán.

Điều 108. Nguyên tắc lập Báo cáo tài chính khi thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán
1. Khi thay đổi đơn vị tiền tệ kế toán, tại kỳ đầu tiên kể từ khi thay đổi, kế toán thực hiện chuyển đổi số dư sổ kế toán sang đơn vị tiền tệ trong kế toán mới theo tỷ giá chuyển khoản của một ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại ngày thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán.
2. Tỷ giá áp dụng đối với thông tin so sánh (cột kỳ trước) trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Khi trình bày thông tin so sánh trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ của kỳ có sự thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán, đơn vị áp dụng tỷ giá chuyển khoản bình quân kỳ trước liền kề với kỳ thay đổi (nếu tỷ giá bình quân xấp xỉ tỷ giá thực tế).
3. Khi thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán, doanh nghiệp phải trình bày rõ trên Bản thuyết minh Báo cáo tài chính lý do thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán và những ảnh hưởng (nếu có) đối với Báo cáo tài chính do việc thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán.”

Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091

Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.

_______________

Công ty TNHH Manabox Việt Nam
Phòng 701, tầng 7, tòa nhà 3D center, số 3 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Facebook: https://www.facebook.com/ManaboxVietnam

    Liên hệ với chúng tôi




    You cannot copy content of this page.

    Please contact with Manabox for more support.