Khác biệt giữa thuế và kế toán với tài sản cố định

Trong kế toán và thuế ở Việt Nam, các quy định về tài sản cố định có thể khác biệt đáng kể. Đây là một số điểm Khác biệt giữa thuế và kế toán với tài sản cố định khi ghi nhận theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS):

Giá trị của TSCĐ

VAS không quy định giá trị của TSCĐ mà gắn với đặc thù hoạt động của từng doanh nghiệp cũng như cách thức thu hồi tài sản của doanh nghiệp, cơ chế tài chính hiện nay quy định một trong những điều kiện để ghi nhận TSCĐ là phải có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên dẫn đến có những doanh nghiệp có quy mô lớn, nhiều tài sản có giá trị trên 30 triệu nhưng căn cứ vào cách thức thu hồi tài sản của doanh nghiệp thì không thỏa mãn là TSCĐ nhưng vẫn ghi nhận là TSCĐ sẽ không phù hợp.

Thông tư số 45/2013/TT-BTC có quy định mức nguyên giá tối thiểu của TSCĐ là 30 triệu đồng nhưng IFRS không quy định mức nguyên giá tối thiểu của TSCĐ mà việc ghi nhận một TSCĐ gắn với đặc thù hoạt động của từng doanh nghiệp cũng như cách thức thu hồi tài sản của doanh nghiệp.

Ghi nhận nguyên giá TSCĐ đối với một số loại tài sản

Việc ghi nhận nguyên giá đối với một số loại TSCĐ theo cơ chế tài chính thường căn cứ vào hình thức pháp lý mà chưa căn cứ vào bản chất của khoản mục tài sản đó. Ví dụ tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC đã quy định chỉ có tiền thuê đất trả 1 lần được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phát sinh trước ngày Luật đất đai có hiệu lực thì mới được ghi nhận là tài sản cố định vô hình. Đối với tiền thuê đất trả 1 lần, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng phát sinh sau ngày Luật đất đai có hiệu lực thi hành thì không được ghi nhận là tài sản cố định vô hình mặc dù quyền chuyển nhượng, cho thuê,… và bản chất tương tự như quyền sử dụng đất.

Theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC, nguyên giá một số loại TSCĐ được ghi nhận thường căn cứ vào hình thức pháp lý mà chưa căn cứ vào bản chất của tài sản. Ví dụ theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC, cùng là tiền thuê đất trả 1 lần nhưng nếu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp trước ngày Luật đất đai có hiệu lực thì ghi nhận là TSCĐ vô hình còn nếu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp sau ngày Luật đất đai có hiệu lực thi hành thì không được ghi nhận là TSCĐ vô hình mặc dù quyền chuyển nhượng, cho thuê,.. và bản chất tương tự nhau trong khi việc ghi nhận TSCĐ theo IFRS căn cứ vào bản chất của tài sản đó.

Thay đổi phương pháp khấu hao TSCĐ

Theo quy định của VAS và chế độ kế toán doanh nghiệp, việc tính khấu hao TSCĐ căn cứ vào cách thức thu hồi lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó của doanh nghiệp và có thể xem xét và thay đổi phương pháp tính khấu hao hàng năm đồng thời quy định mức khấu hao TSCĐ được tính trên cơ sở giá trị phải khấu hao = Nguyên giá TSCĐ – giá trị thanh lý ước tính. Tuy nhiên, cơ chế tài chính quy định doanh nghiệp chỉ được thay đổi phương pháp tính khấu hao TSCĐ 1 lần trong suốt quá trình sử dụng của TSCĐ và giá trị phải khấu hao của TSCĐ được tính trên cơ sở nguyên giá TSCĐ.

Thông tư số 45/2013/TT-BTC quy định TSCĐ được tính khấu hao trên cơ sở nguyên giá và doanh nghiệp chỉ được thay đổi phương pháp tính khấu hao TSCĐ 1 lần trong suốt quá trình sử dụng của TSCĐ. Tuy nhiên, theo IFRS, mức khấu hao TSCĐ được tính trên cơ sở giá trị phải khấu hao (Nguyên giá TSCĐ – giá trị thanh lý ước tính) và doanh nghiệp có thể xem xét và thay đổi phương pháp tính khấu hao hàng năm.

Ghi nhận tổn thất đối với TSCĐ trong quá trình sử dụng

Theo quy định của VAS và chế độ kế toán doanh nghiệp, một trong những tiêu chuẩn để ghi nhận TSCĐ của doanh nghiệp là tài sản đó phải đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp. Khi tài sản đó không đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp thì không còn thỏa mãn tiêu chuẩn của TSCĐ nên phải ghi nhận giảm TSCĐ và toàn bộ giá trị còn lại của TSCĐ phải được ghi nhận vào tổn thất của doanh nghiệp để phản ánh vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, cơ chế tài chính và chính sách thuế hiện nay chưa cho phép doanh nghiệp được ghi giảm TSCĐ đối với trường hợp TSCĐ đang sử dụng nhưng không còn đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai thì được ghi giảm giá trị TSCĐ và phản ánh vào tổn thất của doanh nghiệp.

Thông tư số 45/2013/TT-BTC hiện nay chưa cho phép doanh nghiệp được ghi giảm TSCĐ đối với trường hợp TSCĐ đang sử dụng nhưng không còn đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai thì được ghi giảm giá trị TSCĐ và phản ánh vào tổn thất của doanh nghiệp trong khi theo IFRS thì khi tài sản đó không còn thỏa mãn tiêu chuẩn của TSCĐ nên phải ghi nhận giảm TSCĐ và toàn bộ giá trị còn lại của TSCĐ phải được ghi nhận vào tổn thất của doanh nghiệp để phản ánh vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 

Khác biệt giữa doanh thu thuế và doanh thu kế toán

Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091

Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.

_______________

Công ty TNHH Manabox Việt Nam
Phòng 701, tầng 7, tòa nhà 3D center, số 3 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Facebook: https://www.facebook.com/ManaboxVietnam

    Liên hệ với chúng tôi




    You cannot copy content of this page.

    Please contact with Manabox for more support.