Hướng dẫn Hạch toán Hàng gửi bán

Bài viết hướng dẫn Hạch toán Hàng gửi bán – Hướng dẫn chi tiết có ví dụ minh họa đính kèm để người đọc hiểu trình tự.

Tình huống

Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa theo điều khoản CIF, ngày thông quan hải quan đầu xuất khẩu là 31/12/N trong khi ngày hàng được giao lên tàu theo Bill of Lading (Vận đơn) là 1/1/N+1. Tỷ giá tại 2 ngày này lần lượt là 23.540 và 25.000

Nguyên tắc hạch toán và tài khoản sử dụng

Tài khoản 157 - Thông tư 200/2014/TT-BTC

1. Kế toán Hàng gửi đi bán được thực hiện theo nguyên tắc giá gốc quy định trong Chuẩn mực kế toán Hàng tồn kho. Chỉ phản ánh vào “Hàng gửi đi bán” trị giá của hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi cho khách hàng, gửi bán đại lý, ký gửi, dịch vụ đã hoàn thành bàn giao cho khách hàng theo hợp đồng kinh tế hoặc đơn đặt hàng, nhưng chưa được xác định là đã bán (chưa được tính là doanh thu bán hàng trong kỳ đối với số hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng).

2. Hàng hóa, thành phẩm phản ánh là hàng gửi đi bán vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng loại hàng hoá, thành phẩm, từng lần gửi hàng từ khi gửi đi cho đến khi được xác định là đã bán.

3. Không phản ánh vào giá trị hàng gửi đi bán chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản và các khoản… chi hộ khách hàng. Hàng gửi bán có thể mở chi tiết để theo dõi từng loại hàng hoá, thành phẩm gửi đi bán, dịch vụ đã cung cấp cho từng khách hàng, cho từng cơ sở nhận đại lý.

Bút toán ghi sổ cụ thể hạch toán hàng gửi bán

Với tình huống trên, doanh nghiệp ghi nhận

  • Tại ngày 31/12/N:
    • Nợ TK 157
      • Có TK 156
  • Tại ngày 1/1/N+1, 
    • Nợ TK 131
      • Có TK 511
    • Nợ TK 632
      • Có TK 157

Rủi ro thuế

Xem thêm

Khác biệt giữa thời điểm xác định doanh thu tính thuế với doanh thu kế toán khi xuất khẩu

    Liên hệ với chúng tôi




    You cannot copy content of this page.

    Please contact with Manabox for more support.