Dưới đây là 5 vấn đề thường bị chất vấn bởi cơ quan thuế liên quan đến chi phí thuê tài sản cùng với cơ sở pháp lý liên quan.
Nội dung bài viết
- 1 1. Chi phí thuê nhà có đủ điều kiện ghi nhận là chi phí hợp lý, hợp lệ không?
- 2 2. Chi phí thuê nhà đứng tên cá nhân có thực sự phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp?
- 3 3. Có đầy đủ hóa đơn hợp pháp cho khoản chi phí thuê nhà không?
- 4 4. Chi phí thuê nhà có trùng lặp hoặc bất thường không?
- 5 5. Chi phí thuê nhà có bị vượt trần quy định (đối với lao động nước ngoài)?
1. Chi phí thuê nhà có đủ điều kiện ghi nhận là chi phí hợp lý, hợp lệ không?
Thông thường, cơ quan thuế sẽ xem xét:
- Hợp đồng thuê có đầy đủ thông tin pháp lý hay không (chữ ký, dấu, thông tin người cho thuê…).
- Thời hạn thuê có trùng khớp với kỳ hạch toán.
- Mức giá thuê có hợp lý so với thị trường không
Gợi ý đối ứng: Chuẩn bị hợp đồng thuê hợp lệ, có công chứng thì càng tốt, kèm theo bảng giá thị trường nếu cần
2. Chi phí thuê nhà đứng tên cá nhân có thực sự phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp?
Nếu người thuê là giám đốc hoặc nhân viên, cơ quan thuế có thể đặt nghi vấn:
- Nhà có được sử dụng làm trụ sở/chi nhánh văn phòng không?
- Có thực sự phục vụ SXKD hay không?
Gợi ý đối ứng: Có hình ảnh thể hiện nhà là nơi làm việc thực tế, bảng phân công nhân sự làm việc tại đó, văn bản nội bộ ghi rõ mục đích thuê
3. Có đầy đủ hóa đơn hợp pháp cho khoản chi phí thuê nhà không?
Câu hỏi này tập trung vào:
-
Khoản 1, Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC: Chi phí được trừ là chi phí thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp.
-
Khoản 2.4, Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC: Chi phí thuê tài sản phải có hợp đồng, chứng từ thanh toán và tài liệu chứng minh quyền sở hữu của bên cho thuê.
-
Người cho thuê là cá nhân có đăng ký mã số thuế và kê khai nộp thuế theo quy định?
-
Doanh nghiệp có thực hiện khấu trừ, kê khai thay thuế TNCN, GTGT cho bên cho thuê không?
📌 Cơ sở pháp lý:
-
Điểm b, Khoản 1, Điều 9, Thông tư 78/2021/TT-BTC: Cá nhân cho thuê tài sản không bắt buộc phải xuất hóa đơn điện tử, nếu doanh nghiệp nộp thay thuế. Điểm i, Khoản 1, Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC: Trường hợp không có hóa đơn, phải có chứng từ nộp thuế thay cá nhân để được tính vào chi phí được trừ.
-
Thông tư 40/2021/TT-BTC: Quy định cụ thể về nghĩa vụ thuế khi cá nhân cho thuê tài sản (thuế GTGT và TNCN).
4. Chi phí thuê nhà có trùng lặp hoặc bất thường không?
Thuế sẽ kiểm tra:
- Cùng một địa chỉ nhưng bị ghi nhận hai lần chi phí.
- Chi phí thuê bị kê khai quá mức hoặc nhiều tháng cùng lúc.
- Nhà thuê để trống không sử dụng, nhưng vẫn ghi nhận chi phí.
📌 Cơ sở pháp lý:
-
Khoản 1, Điều 6, Thông tư 78/2014/TT-BTC (và Thông tư 96/2015/TT-BTC): Chi phí phải được ghi nhận đúng kỳ kế toán.
-
Thông tư 200/2014/TT-BTC: Quy định về nguyên tắc kế toán, bao gồm thời điểm ghi nhận chi phí.
-
Cơ quan thuế thường dựa vào chứng từ thanh toán, lịch sử hạch toán để đối chiếu việc ghi nhận có đúng kỳ, hợp lý hay không.
Hồ sơ chi phí thuê nhà của cá nhân được trừ – Documents for House rental
5. Chi phí thuê nhà có bị vượt trần quy định (đối với lao động nước ngoài)?
📌 Cơ sở pháp lý:
-
Điểm đ.4, Khoản 2, Điều 2, Thông tư 111/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi Thông tư 92/2015/TT-BTC):
Khoản tiền thuê nhà do người sử dụng lao động trả thay cho người lao động vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế là phần tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.
-
Trường hợp DN chi thuê nhà cho người lao động, nếu không kê khai đúng, có thể bị loại chi phí hoặc truy thu thuế TNCN.
Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091
Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.
_______________