Thuế TNCN với giáo viên thầy cô – Vietnam PIT for teachers lecturers

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là loại thuế mà người có thu nhập chịu thuế phải trả cho nhà nước dựa trên số tiền thu nhập. Với giáo viên, thuế TNCN được tính dựa trên thu nhập của họ từ công việc giảng dạy và các nguồn thu nhập khác (nếu có). Dưới đây là một số thông tin liên quan đến việc tính thuế TNCN với giáo viên tại Việt Nam liên quan đến việc giảng dạy:

(Hình ảnh: Manabox Việt Nam chúc mừng ngày 20/11 tại Học viện Ngân hàng)

Thu nhập chịu thuế

Đối với công việc giảng dạy, thuế TNCN được tính dựa trên thu nhập chịu thuế, bao gồm lương cơ bản, tiền thưởng, phụ cấp, và các khoản thu nhập khác như tiền thù lao, học phí dạy thêm, hoặc thu nhập từ việc làm thêm ngoài giờ dạy học. Một số lưu ý về thu nhập chịu thuế của giáo viên gồm

  • Về phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm trong ngành giáo dục: là khoản thu nhập chịu thuế TNCN, xem công văn hướng dẫn số 3221/TCT-TNCN ngày 7/8/2009
  • Về phụ cấp ưu đãi trong ngành giáo dục: là khoản thu nhập không chịu thuế TNCN, theo hướng dẫn tại công văn số 4278/TCT-TNCN ngày 19/10/2009
  • Về phụ cấp thâm niên trong ngành giáo dục: là khoản thu nhập không chịu thuế TNCN, theo công văn số 465/TCT-TNCN ngày 1/2/2013 của Tổng cục Thuế. Do đó, các khoản trợ cấp thâm niên đối với nhà giáo, phụ cấp ưu đãi đối với giảng viên đang trực tiếp giảng dạy được hưởng theo mức quy định của cơ quan Nhà nước thì không tính vào thu nhập chịu thuế (Xem công văn 3889/TCT-TNCN)
  • Tiền lương dạy thêm giờ của giảng viên thì chỉ được miễn thuế TNCN phần phụ trội nếu cách tính tiền lương giờ bình thường, tiền lương dạy thêm giờ của Trường đúng quy định của ngành giáo dục và giảng viên dạy thêm giờ đã hoàn thành đủ định mức giờ dạy chuẩn trong năm. Về cách tính đơn giá tiền lương cho 1 giờ dạy và cách tính tiền lương dạy thêm giờ của giảng viên, tham khảo quy định tại Điều 4 Thông tư 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC
  • Tham khảo thêm các khoản phụ cấp, trợ cấp được miễn thuế TNCN tại công văn 1381/TCT-TNCN, trích dưới đây

Quy định về phụ cấp, trợ cấp và đối tượng hưởng

Mức tính

2. Phụ cấp thu hút giáo viên đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Mức phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); Phụ cấp thu hút trả cho thời gian công tác thực tế của nhà giáo, Cán bộ quản lý giáo dục tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, nhưng thời gian được hưởng phụ cấp thu hút không quá 5 năm.

2. Trợ cấp lần đầu, trợ cấp chuyển vùng đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

– Trợ cấp lần đầu: 10 tháng lương tối thiểu chung cho một người tại thời điểm nhận công tác.

– Trợ cấp chuyển vùng: Trường hợp có gia đình chuyển đi theo thì được trợ cấp tiền tàu xe, cước hành lý cho các thành viên đi cùng và được trợ cấp chuyển vùng bằng 12 tháng lương tối thiểu chung cho một hộ.

Phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục công lập và các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội đã được chuyển xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004.

Đủ 5 năm (60 tháng) được hưởng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.

Phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.

Gồm 06 mức: 25%, 30%, 35%, 40%, 45%, 50%, được tính trên mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác tại các trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Gồm 02 mức 50%, 70% tính trên mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)

– Trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ;

– Phụ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch;

– Phụ cấp lưu động;

– Phụ cấp dạy bằng tiếng và chữ viết của người dân tộc thiểu số.

Theo chế độ quy định.

Các khoản giảm trừ

Các khoản giảm trừ thuế có thể được áp dụng cho giáo viên, bao gồm khoản

  • Giảm trừ bản thân (11 triệu đồng/người/tháng) và Giảm trừ cho người phụ thuộc (nếu có: 4,4 triệu đồng/người/tháng) 
  • Các khoản đóng góp bảo hiểm bắt buộc
  • Các khoản đóng góp khác được quy định bởi pháp luật về thuế TNCN

Các khoản giảm trừ thuế TNCN

Biểu thuế

Mức thuế TNCN được áp dụng cho từng mức thu nhập khác nhau và được quy định trong Luật thuế TNCN của Việt Nam. Thuế TNCN biểu thuế lũy tiến từng phần, nghĩa là thuế sẽ tăng dần theo mức thu nhập tăng cao hơn. Cụ thể, thuế TNCN tại Việt Nam thường có các mức thuế từ 5% đến 35% tùy theo thu nhập.

Khai thuế

Thông thường, các trường hợp (đơn vị trả thu nhập) sẽ khấu trừ thuế TNCN với tiền lương, tiền công giảng trả cho giáo viên và trích nộp thuế TNCN cho cơ quan thuế địa phương hoặc thông qua các phương tiện khác nhau như ngân hàng hoặc dịch vụ nộp thuế trực tuyến.

Nếu giáo viên có nguồn thu nhập khác ngoài công việc giảng dạy, họ cũng phải tự tính và nộp thuế cho các khoản thu nhập đó. Lưu ý, các giáo viên, giảng viên cũng cần nắm bắt được các trường hợp phải tự quyết toán thuế, tránh bị truy thu và phạt thuế

Tham khảo cách khấu trừ thuế (Công văn 3868/CT-TTHT và cập nhật lại mức thu nhập)

1) Trường hợp của Trường nếu thuê giáo viên thỉnh giảng theo hình thức thời vụ (trên 3 tháng đến dưới 12 tháng) và có hợp đồng lao động thì khi chi trả thu nhập từ tiền lương, tiền công, Trường thực hiện khấu trừ thuế TNCN theo Biểu lũy tiến từng phần tính trên thu nhập tháng. Cuối năm, các cá nhân này trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế.

2) Trường hợp các giáo viên thỉnh giảng chỉ ký hợp đồng dịch vụ với Trường không có hợp đồng lao động (các giáo viên này thuộc biên chế và ký hợp đồng lao động tại các đơn vị khác) thì khi chi trả tiền dịch vụ theo hợp đồng từ 2.000.000 đ trở lên, Trường có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN 10%.

Xem thêm chính sách thuế với trường học

Tham khảo tại

Thuế với các trường học

Tài liệu tham khảo

Tham khảo tài liệu hướng dẫn thuế TNCN của trường học do Đại học Bạc Liêu tổng hợp tại đây

Quy trinh dang ky thue va quyet toan thue TNCN – MNB

Cơ sở pháp lý

Công văn 3899/TCT-TNCN

Căn cứ các quy định nêu trên, các khoản trợ cấp thâm niên đối với nhà giáo, phụ cấp ưu đãi đối với giảng viên đang trực tiếp giảng dạy được hưởng theo mức quy định của cơ quan Nhà nước thì không tính vào thu nhập chịu thuế.

Các khoản phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo, phụ cấp ưu đãi đối với giảng viên đang trực tiếp giảng dạy nhận được cao hơn mức quy định của cơ quan Nhà nước thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công.

Trường hợp quyết toán thuế TNCN năm 2016 Học viện chưa tính trừ các khoản thu nhập từ trợ cấp thâm niên đối với nhà giáo, phụ cấp ưu đãi đối với giảng viên đang trực tiếp giảng dạy theo chế độ quy định thì Học viện kê khai bổ sung vào hồ sơ quyết toán thuế TNCN năm 2016 cho các giảng viên.

Công văn 48815/CT-TTHT

Trường hợp thu nhập từ tiền lương, tiền công dạy thêm giờ đối với giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội (cơ sở giáo dục công lập tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính) được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công bình thường nếu Trường tuân thủ việc xác định tính tiền lương dạy bình thường, tin lương dạy thêm giờ đảm bảo đúng quy định của ngành giáo dục và pháp luật lao động là trước khi xác định có làm thêm giờ giảng viên phải đảm bảo hoàn thành định mức giờ dạy/năm thì được miễn thuế thu nhập cá nhân. (Việc xác định đơn giá thanh toán cho 1 giờ dạy theo hướng dẫn tại Thông tư Liên tịch số 07/2013/TTLT-BGĐT-BNV-BTC của Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Nội vụ – Bộ Tài chính).

Trường hợp trong năm các cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công mà chưa thuộc diện phải quyết toán thuế TNCN thì Trường đại học Luật Hà Nội không phải khai và nộp tờ khai quyết toán thuế TNCN. Trường lập bảng kê phản ánh thời gian và khoản tiền lương do dạy thêm giờ đã trả cho giảng viên. Bảng kê này được lưu tại đơn vị và xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan thuế.

  • Căn cứ Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 08/3/2013 của Bộ giáo dục đào tạo – Bộ nội vụ – Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập, tại Điều 3 nguyên tắc tính trả tiền lương dạy thêm giờ: “…8. Số giờ dạy thêm được tính trả tiền lương dạy thêm giờ theo quy định tại Thông tư liên tịch này không quá số gi làm thêm theo quy định của pháp luật.
    • Tại Điều 4 cách tính tiền lương dạy thêm giờ: 1. Công thức tính tiền lương dạy thêm giờ:
      • a) Tin lương dạy thêm giờ/năm học = số gi dạy thêm/năm học x Tiền lương 01 giờ dạy thêm;
      • b) Tiền lương 01 giờ dạy thêm = Tiền lương 01 giờ dạy x 150%;
      • c) Tin lương 01 giờ dạy:
      • d) Số giờ dạy thêm/năm học = [Số giờ dạy thực tế/năm học + Số giờ dạy quy đi/năm học (nếu có) + Số giờ dạy tính thêm/năm học (nếu có) + Số giờ dạy được giảm theo chế độ/năm học (nếu có)] – (Định mức giờ dạy/năm)…”
  • Căn cứ Điều 3 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân, Điều 3 quy định các khoản thu nhập được miễn thuế:

1. Căn cứ quy định tại Điu 4 của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 4 của Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập được miễn thuế bao gồm:…i) Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động. Cụ thể như sau:

i.1) Phn tin lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.

Ví dụ 2: Ông A có mức lương,trả theo ngày làm việc bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động là 40.000 đồng/giờ.

– Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày thường, cá nhân được trả 60.000 đng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:

60.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 20.000 đồng/gi

– Trưng hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày nghỉ hoặc ngày l, cá nhân được trả 80.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:

80.000 đng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 40.000 đồng/gi

i.2) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập phải lập bảng kê phản ánh rõ thời gian làm đêm, làm thêm giờ, khoản tiền lương trả thêm do làm đêm, làm thêm giờ đã trả cho người lao động: Bảng kê này được lưu tại đơn vị trả thu nhập và xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan thuế…”

Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091

Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.

_______________

Công ty TNHH Manabox Việt Nam
Phòng 701, tầng 7, tòa nhà 3D center, số 3 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Facebook: https://www.facebook.com/ManaboxVietnam

    Liên hệ với chúng tôi




    You cannot copy content of this page.

    Please contact with Manabox for more support.