Các công ty kiểm toán thường được kiểm toán bởi các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức độc lập để đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp. Bài viết sau trả lời vấn đề Ai kiểm tra các công ty kiểm toán?
Nội dung bài viết
Ai kiểm tra các công ty kiểm toán tại Việt Nam?</strong
@tuvanthue Ai kiểm tra công ty kiểm toán? #kiemtoan #ketoan #nguyencaotri ♬ nhạc nền – Học Kế toán (Accounting)
>
Ở nhiều quốc gia, các cơ quan như Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) ở Mỹ hoặc Ủy ban Giám sát Kế toán Công ty Đại chúng (PCAOB) sẽ tiến hành kiểm tra và giám sát hoạt động của các công ty kiểm toán lớn. Ở Việt Nam, các công ty kiểm toán cũng được giám sát và kiểm toán bởi các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức độc lập.
Cụ thể, Bộ Tài chính – Cục quản lý, giám sát kế toán và kiểm toán và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) là hai cơ quan chính chịu trách nhiệm giám sát hoạt động của các công ty kiểm toán
Ngoài ra, Hiệp hội Kiểm toán viên Hành nghề Việt Nam (VACPA) cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng và đạo đức nghề nghiệp của các công ty kiểm toán
Danh sách công ty kiểm toán được Bộ Tài chính công bố?
Xem tại Website của Bộ Tài chính
Ai có thẩm quyền xử phạt vi phạm về kiểm toán?
Theo Nghị định 41/2018/NĐ-CP, Điều 69. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập:
- Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, gồm: 1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập quy định tại Điều 70, Điều 71 của Nghị định này
-
Điều 70. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra tài chính
-
1. Thanh tra viên tài chính các cấp có quyền xử phạt cảnh cáo trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.
-
2. Chánh thanh tra Sở Tài chính có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:
-
a) Phạt cảnh cáo;
-
b) Phạt tiền tối đa đến 25.000.000 đồng;
-
c)6 Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng đối với cá nhân, 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
-
d) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5 Nghị định này.
-
-
3. Chánh thanh tra Bộ Tài chính có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:
-
a) Phạt cảnh cáo;
-
b) Phạt tiền tối đa đến 50.000.000 đồng;
-
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
-
d) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5 Nghị định này.
-
-
-
Điều 71. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban nhân dân các cấp
-
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán như sau:
-
a) Phạt cảnh cáo;
-
b) Phạt tiền tối đa đến 5.000.000 đồng;
-
c)7 Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng đối với cá nhân, 20.000.000 đồng đối với tổ chức.
-
-
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán như sau:
-
a) Phạt cảnh cáo;
-
b) Phạt tiền tối đa đến 25.000.000 đồng;
-
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính8;
-
d) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
-
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5 Nghị định này.
-
-
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:
-
a) Phạt cảnh cáo;
-
b) Phạt tiền tối đa đến 50.000.000 đồng9;
-
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính; d) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5 Nghị định này.
-
-
-
- Công chức, viên chức, sĩ quan công an nhân dân, sĩ quan quân đội nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ theo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành có quyền lập biên bản vi phạm hành chính thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao.
Xem thêm Thành lập công ty kiểm toán như thế nào?
Xem tại
[ Kiểm toán CPA] Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán
Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091
Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.
_______________
Việt Anh gia nhập Manabox từ năm 2017 và hiện đang làm Giám đốc vận hành tại Manabox Việt Nam. Với mong muốn chia sẻ kiến thức của bản thân, Việt Anh sẽ cung cấp những bài viết chất lượng nhất đến độc giả.