Bài viết cung cấp thông tin về Các hàm Excel ứng dụng Tài chính – Phần nội dung CÁC HÀM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ có ví dụ minh họa đính kèm để người đọc hiểu trình tự.
Thảo luận cùng Manabox tại: https://www.facebook.com/share/p/Lggm7C9ymacUp5N1/ |
Nội dung bài viết
Các công thức tính toán giá trị dòng tiền
Hàm FV (Future Value)
Tính giá trị tương lai của một khoản đầu tư có lãi suất cố định trả theo định kỳ hoặc gửi thêm vào.
Cú pháp: = FV(rate, nper, pmt, pv, type)
Trong đó:
- rate là lãi suất mỗi kỳ nper là tong số kỳ tính lãi
- pmt là số tiền phải trả đều trong mỗi kỳ, nếu bỏ trống thì coi là 0 pv là giá trị hiện tại của khoản đầu tư, nếu bỏ trống thì coi là 0 type là hình thức thanh toán. Nếu type = 1 thì thanh toán đầu kỳ (niên kim đầu kỳ), nếu type = 0 thì thanh toán vào cuối mỗi kỳ (mặc định)
Ví dụ: Tính số tiền một người gửi 10 000$ vào ngân hàng và mỗi năm gửi thêm 200$ với lãi suất 5%/năm (bỏ qua lạm phát) sau 10 năm như trong hình sau:
- rate 5%
- nper 10
- pmt -200
- pv -10,000
- FV = $18,930.30
Hàm PV (Present Value)
Trả về giá trị hiện tại của một khoản đầu tư theo từng kỳ.
Cú pháp: = PV(rate, nper, pmt, fv, type)
Trong đó: fv là giá trị tương lai của khoản đầu tư và các tham số tương tự như hàm FV.
Ví dụ: Một người muốn có số tiền tiết kiệm 300$ sau năm 10 năm. Hỏi bây giờ người đó phải gửi vào ngân hàng bao nhiêu? biết lãi suất ngân hàng là 6%/năm (bỏ qua lạm phát)
Hàm PMT (Payment)
Trả về khoản tương đương từng kỳ cho một khoản đầu tư có lãi suất cố định trả theo định kỳ.
Cú pháp: =PMT (rate, nper, pv, fv, type)
Ví dụ: Một người muốn có khoản tiền tiết kiệm 50 triệu đồng sau 5 năm thì người đó phải gửi vào ngân hàng mỗi tháng bao nhiêu tiền? Biết lãi suất ngân hàng là 8%/năm (bỏ qua lạm phát).
Các hàm thẩm định dự án (NPV, IRR)
Để đánh giá tính khả thi về mặt tài chính của một dự án đầu tư thường sử dụng các phương pháp như : Phương pháp giá trị hiện tại thuần (NPV); Phương pháp tỷ suất thu hồi nội bộ (IRR); Thời gian hoàn vốn (PP); Chỉ số doanh lợi (PI)…
Các công thức khác có liên quan
Các hàm tính giá trị Đầu tư chứng khoán
Các tham số ngày tháng của các hàm tính giá trị chứng khoán trong Excel đều được đưa vào dưới dạng một chuỗi số tuần tự. Đế đổi ngày tháng ra chuỗi số tuần tự ta nên dùng hàm DATE(year,month, day).
Hàm ACCRINTM (Accrued Interest at Maturity)
Tính lãi gộp cho một chứng khoán trả vào ngày tới hạn
Cú pháp: = ACCRINTM(issue, maturity, rate, par, basis)
Trong đó:
- issue là ngày phát hành maturity là ngày tới hạn rate là tỷ suất của cuốn phiếu par là giá trị mỗi cuốn phiếu. Nếu bỏ qua Excel sẽ gán là $1000 basis là số ngày cơ sở.
- Nếu basis = 0 thì năm có 360 ngày, basis = 1 thì năm có 365 ngày.
- Công thức tính: ACCRINTM =par*rate*(A/D) với D là năm cơ sở, A là số ngày tính từ ngày phát hành đến ngày tới hạn
Ví dụ: Tính lãi gộp cho một trái phiếu kho bạc phát hành ngày 15/02/20X5 và ngày tới hạn là 18/03/20X6 có tỷ suất là 4%/năm và giá trị là 1000$. (tính một năm có 365 ngày). Sử dụng hàm ACCRINTM =ACCRINTM(“02/15/X5″,”03/18/X6”,0.04,1000,1) = 43.397 $
Hàm INTRATE (Interest Rate)
Tính lãi suât của một chứng khoán được đầu tư hết.
Cú pháp: =INTRATE(settlement, maturity, investment, redemption, basis)
Trong đó:
- settlement là ngày thanh toán maturity là ngày tới hạn
- investment khoản tiền đầu tư
- redemption là khoản tiền thu được vào ngày tới hạn basis là số ngày cơ sở Chú ý: Cần phân biệt giữa ngày thanh toán và ngày tới hạn. Nếu có một trái phiếu chính phủ có thời hạn là 5 năm được phát hành ngày 01/04/2000 và 1 tháng sau thì có ng ời mua chứng khoán này thì ngày thanh toán là 01/05/20X0 và ngày tới hạn là 01/04/20X5.
- Công thức tính INTRATE=((redemption-investment)/investment )*(B/DIM) với B là số ngày trong năm cơ sở, DIM là số ngày tính từ ngày thanh toán tới ngày tới hạn.
Ví dụ: Tính lãi suất cho một chứng khoán có ngày thanh toán là 01/02/20X5, ngày tới hạn là 18/06/20X6, tiền đầu tư là 10 000$, tiền thu được là 12 000$, cơ sở là 0. Sử dụng hàm INTRATE ta tính được lãi suất như sau: =INTRATE(“02/01/05″,”06/18/06”,10000,12000,0) =0.145
Hàm RECEIVED
– Tính số tiền thu được vào ngày tới hạn của một chứng khoán được đầu tư hết.
Cú pháp: =RECEIVED(settlement, maturity, investment, discount, basis)
- Trong đó: discount là tỷ suất chiết khấu, các tham số khác tương tự hàm INTRATE
- Công thức tính: RECEIVED = investment/(1-(dis count *DIM/B))
Ví dụ: Tính số tiền thu được vào ngày tới hạn của một tín phiếu kho bạc được đầu tư hết có ngày thanh toán là 18/05/20X4, ngày tới hạn là 18/07/20X6, tiền đầu tư là 20 000$, tỷ suất chiết khấu là 5.85%, cơ sở là 1.
Sử dụng hàm RECEIVED ta có: =RECEIVED(“05/18/X4″,”07/18/X6”,20000,5.85%,1) =22 900.6$
Hàm DISC (Discount)
Tính tỷ suất chiết khấu của một chứng khoán.
Cú pháp: = DISC(settlement, maturity, pr, redemption, basis)
Trong đó:
- pr là giá trị mỗi 100$ mệnh giá của chứng khoán redemption là giá trị phải trả cho mỗi chứng khoán 100$ các tham số khác tương tự như ở trên
- Công thức tính: DISC=((redemption-pr)/pr) *(B/DSM) với DSM là số ngày giữa ngày thanh toán và ngày tới hạn của chứng khoán. Ví dụ 3.19: Tính tỷ suất chiết khấu cho một trái phiếu được mua lại ngày 12/05/20X5 có ngày tới hạn là 19/05/20X6, mua 96.18$ cho mệnh giá 100$, giá trị phải trả là 100$.
- Sử dụng hàm DISC ta có: =DISC(“05/12/05″,”05/19/06”,96.18,100,1) =0.037
Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091
Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.
_______________
Gia nhập Manabox từ 2017 và hiện đang đảm nhận vai trò làm Giám đốc vận hành, với mong muốn chia sẻ kiến thức của bản thân, Việt Anh sẽ cung cấp những bài viết chất lượng nhất đến độc giả cả về phương diện tình huống thực tiễn và cả góc độ quy định pháp lý.