Hạch toán giao dịch xuất nhập khẩu và tỷ giá ngoại tệ

Hạch toán giao dịch xuất nhập khẩu và tỷ giá ngoại tệ được sử dụng để ghi nhận áp dụng như thế nào? Tham khảo ví dụ sau đây và chứng từ đi kèm. Ví dụ tình huống sau: Công ty TNHH Manabox Việt Nam hạch toán bằng VNĐ, có các giao dịch xuất, nhập khẩu đều chưa thanh toán đến ngày 31/12, công ty chỉ sử dụng TK Vietcombank ngoại tệ để thu chi tiền và không có hàng tồn kho đầu kỳ.

Giao dịch 1: Ngày 27/1:

  • Nhập mua hàng hóa nhập khẩu từ MANABOX JAPAN CO.,LTD, giá mua 5.000 USD
  • Thuế Nhập khẩu phải nộp 10%, thuế GTGT hàng nhập khẩu 10%
  • Doanh nghiệp đã nộp thuế bằng TGNH VNĐ

Giao dịch 2: Ngày 31/1:

  • Xuất kho lô hàng trên bán vào doanh nghiệp chế xuất, số tiền 15.000 USD

Tham khảo đáp án: 

1. Với giao dịch nhập khẩu, kế toán cần lưu ý

1.1. Xác định thời điểm ghi nhận hàng tồn kho là tài sản của mình (Thường căn cứ theo điều khoản giao hàng và thỏa thuận tại hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế để xác định thời điểm chuyển giao hàng)

1.2. Xác định tỷ giá hạch toán tăng hàng tồn kho:

    • Với trường hợp nhập khẩu chưa thanh toán, tỷ giá sử dụng là tỷ giá bán chuyển khoản của NHTM nơi công ty dự kiến sẽ chuyển tiền trả cho nhà cung cấp
    • Với trường hợp có ứng trước một phần tiền hàng trước đó thì giá trị tài sản ứng với số ứng trước phải được ghi nhận theo tỷ giá tại thời điểm ứng trước (Tỷ giá bán của NHTM)

Bút toán có dạng: 

Nợ TK Hàng tồn kho (152, 153, 156…)

Có TK Nợ phải trả (331 – Chi tiết theo mã khách người bán)

1.3. Hạch toán các khoản thuế ở khâu nhập khẩu: Căn cứ theo tờ khai hải quan, chứng từ nộp tiền

    • Xác định các khoản thuế được cộng vào giá gốc tài sản như là thuế nhập khẩu, thuế TTĐB
    • Thường không cộng thuế GTGT hàng nhập khẩu do thuế này đã được kê khai khấu trừ

Bút toán có dạng: 

  • Với thuế được cộng vào giá gốc tài sản

Nợ TK Hàng tồn kho (152, 153, 156…): Các khoản thuế không được hoàn lại

Có TK Thuế và các khoản phải nộp nhà nước (3332, 3333)

  • Với thuế GTGT đầu vào đủ điều kiện khấu trừ

Nợ TK Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (133): Nếu thuế GTGT đầu vào đủ điều kiện khấu trừ

Có TK Thuế GTGT hàng nhập khẩu (33312)

1.4. Xác định các khoản chi phí liên quan được cộng vào giá gốc tài sản như chi phí vận chuyển, bốc dỡ…

Bút toán có dạng: 

Nợ TK Hàng tồn kho (152, 153, 156…)

Nợ TK Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (133): Nếu thuế GTGT đầu vào đủ điều kiện khấu trừ

Có TK Nợ phải trả (331 – Chi tiết theo mã khách người bán)

Ví dụ áp dụng vào ví dụ trên: 

1.1/ Thời điểm

Lô hàng được nhập khẩu theo điều khoản CIF. Theo điều khoản này, trách nhiệm của người bán về rủi ro hàng hóa sẽ kết thúc từ thời điểm dỡ hàng tại cảng (Incoterm). Ví dụ, xác định thời điểm ngày này là ngày theo Vận đơn (Bill of Lading – BL) 27/1

1.2/ Tỷ giá

Ở đây, cần lưu ý có 02 tỷ giá thường bị nhầm lẫn

  • Tỷ giá tính thuế của cơ quan Hải quan: Chỉ sử dụng để tính thuế ở khâu nhập khẩu, do cơ quan Hải quan tự áp vào tờ khai hải quan để tính ra số thuế phải nộp bằng VNĐ
  • Tỷ giá hạch toán hàng mua: Tra cứu tỷ giá Vietcombank, lấy tỷ giá bán chuyển khoản. Ví dụ dưới đây là 22.780 .
  • Ghi nhận bút toán: 

Nợ TK 156/ Có TK 331 (Chi tiết mã khách: MANABOX JAPAN CO.,LTD): 5.000 x 22780 = 113.900.000

1.3/ Hạch toán các khoản thuế

Theo nghĩa vụ được xác định tại tờ khai hải quan trên (Tỷ giá Hải quan sử dụng là 22.500), thuế nhập khẩu là 11.250.000 đồng (5000 USD x 22.500 x 10%) ; thuế GTGT hàng nhập khẩu là 12.375.000 đồng (5000 USD x 22.500 x 110% x 10%)

  • Hạch toán thuế nhập khẩu: Nợ TK 156: 11.250.000/ Có TK 3333: 11.250.000
  • Hạch toán thuế GTGT hàng nhập khẩu: Nợ TK 133: 12.375.000/ Có TK 3333: 12.375.000

Nếu nộp thuế bằng chuyển khoản thì căn cứ theo Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước, Giấy báo Nợ… ghi nhận

  • Nộp thuế nhập khẩu: Nợ TK 3333/ Có TK 112: 11.250.000
  • Nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu: Nợ TK 33312/ Có TK 112: 12.375.000

Tham khảo đề thi kiểm toán viên Việt Nam – Trích đề thi CPA năm 20XX:

 

Cơ sở pháp lý:

  • Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính:

Trong giao dịch nhập khẩu có thể có nhiều thời điểm có thể coi là “Thời điểm phát sinh giao dịch”, như ngày trên hóa đơn thương mại hay ngày xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan của hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, về nguyên tắc và xét về bản chất chung của nghiệp vụ kinh tế thì trong trường hợp nhập khẩu, doanh nghiệp có thể căn cứ ngày doanh nghiệp chính thức có quyền sở hữu và phải chịu rủi ro, lợi ích gắn liền với quyền sở hữu vật tư, hàng hóa nhập khẩu là “Thời điểm phát sinh giao dịch” để làm căn cứ xác định tỷ giá giao dịch thực tế cho việc ghi sổ kế toán

2. Với giao dịch xuất khẩu

Xem tại bản tin hướng dẫn

Hạch toán giao dịch xuất khẩu và tỷ giá ngoại tệ

Xem thêm bài tập ngoại tệ tại: 

Đại lý thuế – Môn kế toán – Bài 2 – Kế toán tiền và ngoại tệ

Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091

Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.

_______________

Công ty TNHH Manabox Việt Nam
Phòng 701, tầng 7, tòa nhà 3D center, số 3 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Facebook: https://www.facebook.com/ManaboxVietnam

    Liên hệ với chúng tôi




    You cannot copy content of this page.

    Please contact with Manabox for more support.