Một số trường hợp, các doanh nghiệp mua hàng hóa dịch vụ qua bên thứ ba như các ứng dụng, app, website trung gian như Grab, Capichi, Shopee… nhưng không biết cách lấy hóa đơn chứng từ để làm cơ sở ghi nhận chi phí khi tính thuế. Vậy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này nhé.
Nội dung bài viết
Xác định bên bán và bên mua
Theo Điều 4, Nghị định 123/2020/NĐ-CP nói rằng người bán có trách nhiệm xuất hóa đơn GTGT cho người mua:
“Điều 4. Nguyên tắc cấp, quản lý và sử dụng hóa đơn, chứng từ: Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này”
Như vậy, theo quy định này, các bên bán hàng và cung ứng dịch vụ thông qua bên thứ ba cần phải xuất hóa đơn trực tiếp cho khách hàng. Ví dụ, khi mua đồ ăn từ 1 nhà hàng thông qua Grab thì nhà hàng (bên bán) sẽ xuất hóa đơn đỏ cho khách hàng đã đặt món ăn (bên mua) chứ không phải nhà hàng xuất hóa đơn đỏ cho bên thứ ba (Công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển, giao đồ ăn, sàn thương mại…)
Quy định này có thể nhìn thấy trực quan ví dụ tại ứng dụng Grab, Grab khẳng định
Grab hỗ trợ xuất hóa đơn cho các dịch vụ GrabCar, GrabBike, GrabExpress, GrabFood và GrabMart (không bao gồm giá trị đơn hàng thức ăn/thực phẩm) với tất cả các hình thức thanh toán.
👉 Hóa đơn Tài chính được phát hành bởi Grab là hoá đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
Như vậy, trường hợp khách hàng mua hàng qua ứng dụng vận chuyển như Grab thì Nhà hàng xuất hóa đơn cho khách hàng, dù khách hàng đặt hàng qua Grab, nhưng khi thanh toán trực tiếp cho nhà hàng (thông qua các phương thức thanh toán không qua Grab), nhà hàng sẽ phải chịu trách nhiệm xuất hóa đơn.
Hướng dẫn thời điểm Lấy hóa đơn mua hàng
Trích công văn 2282/CTTPHCM-TTHT
Căn cứ quy định trên, trường hợp Công ty kinh doanh dịch vụ ăn uống thông qua sàn thương mại điện tử, thì thời điểm lập hóa đơn thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP .
“Điều 9. Thời điểm lập hóa đơn
1. Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).”
Hiện tại, một số cơ quan thuế đang triển khai các biện pháp nhằm ngăn chặn tình huống người bán tạo hóa đơn điện tử không phản ánh đúng giao dịch mua bán. Thông báo số 5691/TB-CTTPHCM cảnh báo rằng: trường hợp khi tra cứu, người nộp thuế phát hiện nhận được hóa đơn điện tử mà thực tế không có giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ (người bán lập hóa đơn khống) thì cần liên hệ đường dây nóng của Cục thuế theo số điện thoại 028 3770 22 88 để được hỗ trợ.
Cơ sở pháp lý
Điều 24, Nghị định 52/2013/NĐ-CP, nêu một số định nghĩa về chủ thể của hoạt động thương mại điện tử như sau:
“2. Các thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử thiết lập website thương mại điện tử để cung cấp môi trường cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ (thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử).
Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng website của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình (người bán).
Các thương nhân, tổ chức, cá nhân mua hàng hóa hoặc dịch vụ trên website thương mại điện tử bán hàng và website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (khách hàng).”
Thuế nhà thầu Agoda Booking…? Hóa đơn của Agoda có được trừ chi phí?
Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091
Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.
_______________
Gia nhập Manabox từ 2017 và hiện đang đảm nhận vai trò làm Giám đốc vận hành, với mong muốn chia sẻ kiến thức của bản thân, Việt Anh sẽ cung cấp những bài viết chất lượng nhất đến độc giả cả về phương diện tình huống thực tiễn và cả góc độ quy định pháp lý.