Các trường học, trung tâm đào tạo, và công ty giáo dục thường gặp một loạt các nghiệp vụ kế toán quan trọng trong quá trình hoạt động. Trong đó, doanh thu chủ yếu là tiền học phí; Chi phí chủ yếu là tiền lương của giáo viên, khấu hao TSCĐ; Dịch vụ mua ngoài (Điện, nước,…) và chi phí hành chính. Dưới đây là một số nghiệp vụ kế toán phổ biến tại Kế toán trường học trung tâm đào tạo công ty giáo dục
Nội dung bài viết
Hạch toán kế toán
Thu Học Phí và Phí Đào Tạo Ghi nhận doanh thu:
Với phân hệ bán hàng, kế toán cần ghi nhận học phí và các khoản thu khác từ sinh viên hoặc học viên, quản lý công nợ: Theo dõi các khoản phí chưa thu được. Có thể chia thành 02 trường hợp chính như sau
Ghi nhận học phí của 01 kỳ |
Ghi nhận học phí của nhiều kỳ (Tháng, quý, khóa học…) |
|
Hàng kỳ phân bổ vào doanh thu theo kỳ hạn nhận trước
|
Tuy nhiên, việc xác định doanh thu có chịu thuế GTGT tương đối phức tạp, xem thêm chính sách thuế với hoạt động dạy học tại
Pháp luật về thuế GTGT đã quy định đối tượng không chịu thuế GTGT trong lĩnh vực giáo dục bao gồm:
- + Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm dạy ngoại ngữ, tin học; nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp; dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao.
- + Những khoản thu tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu khác mà cơ sở dạy học các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông có thu dưới hình thức thu hộ, chi hộ thì tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu hộ, chi hộ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
- + Các khoản thu về ở nội trú của học sinh, sinh viên, học viên cũng thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng
Hạch toán chi phí
Chi phí giáo viên và nhân viên
Quản lý lương, bảo hiểm, và các khoản phụ cấp khác cho giáo viên và nhân viên, gồm các hạch toán
- Hạch toán tiền lương, tiền công, phụ cấp và các khoản khác phải trả cho người lao động trực tiếp thực hiện dịch vụ và quản lý các khoa, phòng, ban, bộ phận, thực hiện dịch vụ, ghi:
- Nợ TK 622, 6271, 641, 642
- Có TK 334 – Phải trả người lao động
- Nợ TK 622, 6271, 641, 642
- Trích BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn tính trên tiền lương phải trả của người lao động trực tiếp thực hiện dịch vụ và quản lý các khoa, phòng, ban, bộ phận theo quy định:
- Nợ TK 622, 6271, 641, 642: Phần bảo hiểm, thuế công ty chịu
- Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (TK 3382, 3383, 3384, 3386…)
- Nợ TK 334: Phần bảo hiểm, thuế người lao động chịu
- Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (TK 3382, 3383, 3384, 3386…)
- Có TK 3335 – Phần thuế TNCN phải khấu trừ lương của giáo viên
- Nợ TK 622, 6271, 641, 642: Phần bảo hiểm, thuế công ty chịu
Chi phí vận hành
- Chi phí thuê mặt bằng thuê địa điểm, trụ sở làm việc: Trường hợp trả tiền thuê trụ sở, văn phòng làm việc cho nhiều kỳ, kế toán phải phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
-
Nợ TK 242
-
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)
-
Có TK 111, 112, 331
-
-
Hàng tháng phân bổ, ghi: Nợ TK 6277; 6417; 6427…
-
Có TK 242
-
-
-
– Chi phí điện nước, điện thoại, vệ sinh,… thuộc các khoa, phòng, ban, bộ phận thực hiện dịch vụ, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng tài sản, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền ghi:
- Nợ TK 6277 – Chi phí sản xuất chung
- Nợ TK 6417 – Chi phí bán hàng
- Nợ TK 6427 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Có các TK 111, 112, 331,…
- Chi phí văn phòng phẩm và duy trì cơ sở vật chất; Chi phí mua sắm sách giáo khoa, thiết bị giảng dạy, và các nguồn lực khác cần thiết cho quá trình đào tạo
- Khi mua về nhập kho ghi Nợ TK 152, TK 153…
- Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
- Có các TK 111, 112, 331,…
- Khi xuất vật liệu, công cụ sử dụng:
- Nợ TK 6273; 6413; 6423…
- Có các TK 152, 153 (Nếu xuất kho vật liệu, công cụ ra sử dụng)
- Có các TK 111, 112, 141, 331,… (Nếu vật liệu, công cụ mua ngoài đưa vào sử dụng ngay)
- Trường hợp công cụ, dụng cụ xuất dùng có giá trị lớn, sử dụng cho nhiều kỳ cung cấp dịch vụ thì phải phân bổ dần (Như thiết bị, máy móc không đủ tiêu chuẩn là TSCĐ,…). Khi xuất dùng, ghi:
- Nợ TK 242 – Chi phí trả trước
- Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ
- Nợ TK 242 – Chi phí trả trước
- Định kỳ, khi phân bổ chi phí công cụ, dụng cụ, ghi:
- Nợ TK 6273; 6413; 6423…
- Có TK 242 – Chi phí trả trước
- Nợ TK 6273; 6413; 6423…
Chi phí khấu hao tài sản
Quản Lý Tài Sản Cố Định Mua sắm và khấu hao tài sản: Ghi nhận chi phí mua sắm, bảo trì và khấu hao các tài sản cố định như máy móc, thiết bị giảng dạy, và cơ sở vật chất
- Chi phí mua tài sản cố định cần thiết cho quá trình đào tạo
- Khi mua về Ghi Nợ TK 211, 213…
- Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
- Có các TK 111, 112, 331,…
- – Trích khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động:
- Nợ TK 6274; 6414; 6424…
- Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ
Có 02 phương pháp kê khai thuế TNDN như sau:
Kết chuyển cuối kỳ
- Kết chuyển giá vốn trước
- – Chi phí trực tiếp (Lương giáo viên, khấu hao, phân bổ CCDC,…) phản ánh Bên Nợ TK 622, 627 (Hoặc TK 154 theo thông tư 133/2016/TT-BTC). Cuối kỳ kết chuyển về Bên Nợ TK 154
- Sau đó kết chuyển về bên Nợ TK 632 và tiếp tục kết chuyển về Bên Nợ TK 911
-
– Kết chuyển giá thành thực tế của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành được xác định là tiêu thụ trong kỳ, ghi:Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bánCó TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
- – Kết chuyển xác định kết quả kinh doanh
- – Doanh thu phản ánh Bên Có TK 511, cuối tháng, quý, năm kết chuyển về Bên Có TK 911
- – Chi phí gián tiếp và chi phí chung phản ảnh Bên Nợ TK 642; Cuối kỳ kết chuyển về Bên Nợ TK 911.
- – Cuối kỳ xác định Kết quả kinh doanh bằng chênh lệch giữa Bên Có và Bên Nợ TK 911 để kết chuyển về TK 421.
Chính sách thuế
Tham khảo thêm tại
1. Về thuế TNDN:
Trường hợp Công ty phát sinh thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới (tại Hà Nội) trong lĩnh vực xã hội hóa giáo dục (Trung tâm Ngoại ngữ – Tin học) theo quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP, Nghị định số 59/2014/NĐ-CP nếu đáp ứng Danh mục loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục ban hành kèm theo Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008, Quyết định số 1470/QĐ-TTg ngày 22/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ thì thu nhập từ hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục được ưu đãi thuế TNDN theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 20 Thông tư số 78/2014/TT-BTC và khoản 3 Điều 11 Thông tư số 96/2015/TT-BTC nêu trên. Các khoản thu nhập không được ưu đãi thuế TNDN áp dụng thuế suất thuế TNDN theo quy định hiện hành.
Công ty tự xác định các điều kiện ưu đãi thuế, mức thuế suất ưu đãi, thời gian miễn thuế, giảm thuế, số lỗ được trừ (-) vào thu nhập tính thuế để kê khai, quyết toán thuế với cơ quan thuế.
2. Về thuế GTGT:
Trường hợp Công ty kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có hoạt động dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học thì doanh thu từ hoạt động này thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo hướng dẫn tại khoản 13 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC. Doanh thu từ dịch vụ hỗ trợ giáo dục đào tạo áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% theo hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư số 219/2013/TT-BTC nêu trên.
Công ty được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hóa dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT nếu đáp ứng điều kiện để được khấu trừ theo hướng dẫn tại khoản 10 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC, Thông tư số 173/2016/TT-BTC nêu trên. Trường hợp Công ty phát sinh hoạt động sản xuất kinh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT thì Công ty thực hiện kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo hướng dẫn tại điểm a khoản 9 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC nêu trên nếu đáp ứng điều kiện được khấu trừ.
Cơ sở pháp lý
Căn cứ Điều 1 Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30/05/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo dạy nghề, y tế, văn hóa thể thao, môi trường, quy định phạm vi, đối tượng điều chỉnh (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 của Chính phủ):
“1. Phạm vi điều chỉnh của Nghị định
Lĩnh vực xã hội hóa bao gồm: Giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường, giám định tư pháp.
2. Đối tượng điều chỉnh của Nghị định
a) Các cơ sở ngoài công lập được thành lập và có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong các lĩnh vực xã hội hóa;
b) Các tổ chức, cá nhân hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có các dự án đầu tư, liên doanh, liên kết hoặc thành lập các cơ sở hoạt động trong các lĩnh vực xã hội hóa có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Các cơ sở sự nghiệp công lập thực hiện góp vốn, huy động vốn, liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật thành lập các cơ sở hạch toán độc lập hoặc doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực xã hội hóa theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(Sau đây gọi tắt là cơ sở thực hiện xã hội hóa).
3. Đối với các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực xã hội hóa, việc thực hiện các chính sách ưu đãi theo quy định tại Nghị định này do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ quản lý chuyên ngành có liên quan.”
– Căn cứ Mục II Danh mục ban hành kèm theo Quyết định số 1470/QĐ-TTg ngày 22/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ, bổ sung vào điểm C Mục I Danh mục loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục ban hành kèm theo Quyết định số 1466/QĐ–TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ như sau:
“II. Bổ sung vào điểm C Mục I Danh mục loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục ban hành kèm theo Quyết định số 1466/QĐ-TTg như sau:
Cơ sở giáo dục thường xuyên |
Tỉ lệ học viên tối đa/giáo viên/ca học |
Diện tích phòng học tối thiểu |
Căn cứ pháp lý |
Trung tâm Ngoại ngữ – Tin học |
25 học viên/giáo viên/ca học |
1,5 m2/học viên/ca học |
Thông tư số 03/2011/TT-BGDĐT ngày 28/01/2011 của BGDĐT về Quy chế tổ chức hoạt động của Trung tâm NNTH |
…”
– Căn cứ Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN:
+ Tại Điều 11 hướng dẫn thuế suất thuế TNDN:
“Điều 11. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
1. Kể từ ngày 01/01/2014, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này và các trường hợp được áp dụng thuế suất ưu đãi….
Kể từ ngày 01/01/2016, trường hợp thuộc diện áp dụng thuế suất 22% chuyển sang áp dụng thuế suất 20%…”
+ Tại Khoản 2 Điều 20 hướng dẫn ưu đãi thuế về thời gian miễn thuế, giảm thuế TNDN:
“2 Miễn thuế bốn năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong năm tiếp theo đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa thực hiện tại địa bàn không thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ.”
+ Tại Điều 22 hướng dẫn về thủ tục thực hiện ưu đãi thuế TNDN:
“Doanh nghiệp tự xác định các điều kiện ưu đãi thuế, mức thuế suất ưu đãi, thời gian miễn thuế, giảm thuế, số lỗ được trừ (-) vào thu nhập tính thuế để tự kê khai và tự quyết toán thuế với cơ quan thuế…”
– Căn cứ khoản 3 Điều 11 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 06/8/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính, sửa đổi, bổ sung điểm a Khoản 3 Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:
“Thuế suất ưu đãi 10% trong suốt thời gian hoạt động áp dụng đối với:
a) Phần thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường, giám định tư pháp (sau đây gọi chung là lĩnh vực xã hội hóa).
Danh mục loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các doanh nghiệp thực hiện xã hội hóa được thực hiện theo danh mục do Thủ tướng Chính phủ quy định…”.
– Căn cứ Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:
+ Tại điểm a khoản 9 Điều 1 sửa đổi bổ sung khoản 2 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC như sau:
“2. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (kể cả tài sản cố định) sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT, doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra bao gồm cả doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế không hạch toán riêng được.
Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT hàng tháng/quý tạm phân bổ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định mua vào được khấu trừ trong tháng/quý, cuối năm cơ sở kinh doanh thực hiện tính phân bổ số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của năm để kê khai điều chỉnh thuế GTGT đầu vào đã tạm phân bổ khấu trừ theo tháng/quý.”
+ Tại khoản 10 Điều 1 sửa đổi, bổ sung Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 119/2014/TT–BTC ngày 25/8/2014 và Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính) như sau:
“Điều 15. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào:
1. Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ các trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng, hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT và trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài…”
– Căn cứ Thông tư số 173/2016/TT-BTC ngày 28/10/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung khổ thứ nhất khoản 3 Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính) như sau:
“3. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là có chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành như séc, ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi, ủy nhiệm thu, nhờ thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, sim điện thoại (ví điện tử) và các hình thức thanh toán khác theo quy định (bao gồm cả trường hợp bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua sang tài khoản bên bán mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân sang tài khoản bên bán).”
– Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng:
+ Tại khoản 13 Điều 4 hướng dẫn về đối tượng không chịu thuế GTGT:
“13. Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học; dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao; nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp…”
+ Tại Điều 11 hướng dẫn đối tượng áp dụng thuế suất 10%:
“Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này…”
+ Tại khoản 7, khoản 9 Điều 14 quy định về khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT:
“7. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này không được khấu trừ, trừ các trường hợp sau: …
..9. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, cơ sở kinh doanh được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc tính vào nguyên giá của tài sản cố định, trừ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.”
Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091
Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.
_______________
Gia nhập Manabox từ 2017 và hiện đang đảm nhận vai trò làm Giám đốc vận hành, với mong muốn chia sẻ kiến thức của bản thân, Việt Anh sẽ cung cấp những bài viết chất lượng nhất đến độc giả cả về phương diện tình huống thực tiễn và cả góc độ quy định pháp lý.