Trên cơ sở tổng hợp, đánh giá số liệu của 26.013 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chi phối có báo cáo tài chính (chiếm 91,8% trong 28.329 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chi phối) trên phạm vi cả nước, Bộ Tài chính đã xây dựng Báo cáo tổng hợp, phân tích tình hình tài chính năm 2021 của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Báo cáo sử dụng các công cụ phân tích và chỉ số tài chính để làm rõ thực trạng, biến động tài chính của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong bối cảnh kinh tế – xã hội Việt Nam năm 2021 (đánh giá về tình hình biến động tài sản, nguồn vốn, cơ cấu tài chính, khả năng thanh toán, kết quả sản xuất kinh doanh và tình hình thu nộp ngân sách Nhà nước theo địa bàn đầu tư và ngành nghề kinh doanh,…), trên cơ sở đó, đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài và hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài (Báo cáo chi tiết và các Phụ lục được đính kèm). Dưới đây là chi tiết kết quả Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
KẾT QUẢ TỔNG HỢP, PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM 2021 CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
(Kèm theo công văn số 13828/BTC-TCDN ngày 28/12/2022 của Bộ Tài chính)
1. Mục tiêu của Báo cáo và nguồn dữ liệu xây dựng báo cáo
– Mục tiêu Báo cáo: Tổng hợp số liệu và đưa ra các đánh giá về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, tình hình xuất nhập khẩu và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước (NSNN) của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI) trên phạm vi cả nước, trên cơ sở đó đề xuất các nội dung liên quan đến chính sách đối với các doanh nghiệp FDI.
– Nguồn dữ liệu xây dựng Báo cáo: Báo cáo được xây dựng trên cơ sở kết hợp dữ liệu của ngành thuế do Tổng cục Thuế cung cấp và dữ liệu do các Sở Tài chính tổng hợp BCTC năm 2021; dữ liệu tình hình xuất nhập khẩu do Tổng cục Hải quan cung cấp.
– Phạm vi Báo cáo: Số lượng DN có vốn ĐTNN chi phối có dữ liệu BCTC đầy đủ để phân tích là 26.013 DN (chiếm 91,8% trong 28.329 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chi phối), số liệu của năm 2020 dùng để so sánh là số liệu thu thập từ 26.013 doanh nghiệp năm 2021.
2. Bối cảnh kinh tế năm 2021
Năm 2021, dịch bệnh Covid 19 vẫn có nhiều diễn biến phức tạp trên thế giới nhưng nhờ chiến lược tiêm chủng vắc-xin diện rộng ở các quốc gia và tác động tích cực của các gói kích thích kinh tế thế giới nên nền kinh tế toàn cầu đã có diễn biến tốt hơn năm 2020.
Nền kinh tế nước ta đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đợt bùng phát dịch Covid 19 lần thứ 4 đã tác động lớn đến đời sống kinh tế – xã hội, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân khi lan rộng hầu hết các tỉnh, thành phố, đặc biệt là tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh…, nơi tập trung đông dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất và các doanh nghiệp lớn.
Để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế, việc ứng phó với dịch bệnh đã chuyển hướng chiến lược từ “zero Covid 19” thành “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid – 19” từ đầu quý IV/20211, đồng thời nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế được ban hành. Qua đó, nền kinh tế dần phục hồi, hầu hết các ngành, lĩnh vực trên đà tăng trưởng trở lại, hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống người dân, người lao động dần ổn định trong trạng thái bình thường mới.
II. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐTNN NĂM 2021
Trong tác động chung của bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước, tình hình tài chính của khối doanh nghiệp FDI vẫn có sự tăng trưởng. Tính đến 31/12/2021, tổng tài sản là 8.857.187 tỷ đồng (tăng 13,1% so với năm 2020), vốn chủ sở hữu là 3.640.866 tỷ đồng (tăng 10,9% so với năm 2020), trong đó vốn đầu tư của chủ sở hữu là 2.549.558 tỷ đồng (tăng 12,3% so với năm 2020), lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 944.468 tỷ đồng (tăng 8,8% so với năm 2020).
Về tổng quan, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khối doanh nghiệp FDI năm 2021 có sự tăng trưởng. Doanh thu là 8.567.847 tỷ đồng (tăng 19,3% so với năm 2020), lợi nhuận sau thuế là 83.585 tỷ đồng (tăng 29,6% so với năm 2020). Theo đó, số nộp NSNN cũng có sự tăng trưởng, từ 164.339 tỷ đồng năm 2020 tăng thành 179.630 tỷ đồng năm 2021.
1. Tình hình biến động về tài sản, nguồn vốn
1.1. Tình hình biến động về tài sản khối doanh nghiệp FDI
Tính đến thời điểm 31/12/2021, tổng tài sản đạt 8.857.187 tỷ đồng, tăng 13,1% so với năm 2020, cụ thể như sau:
Xét theo địa phương, quy mô tổng tài sản lớn nhất trong năm 2021 tiếp tục tập trung tại 05 địa phương là: TP. Hồ Chí Minh là 1.739.622 tỷ đồng (chiếm 20%), Hà Nội là 916.846 tỷ đồng (chiếm 10%), Bắc Ninh là 718.916 tỷ đồng (chiếm 8%), Bình Dương là 687.674 tỷ đồng (chiếm 8%), Đồng Nai là 641.871 tỷ đồng (chiếm 7%). Tài sản của 05 địa phương này chiếm khoảng 53% tổng số tài sản doanh nghiệp FDI trên cả nước, tập trung tại vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng.
Về giá trị tăng trưởng, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục là địa phương dẫn đầu trong việc tăng quy mô tài sản (230.389 tỷ đồng), tiếp theo là Bắc Giang (149.394 tỷ đồng), Hà Nội (94.102 tỷ đồng), Bình Dương (71.763 tỷ đồng), Hải Phòng (67.312 tỷ đồng). Giá trị tăng trưởng của 05 địa phương này chiếm 60% tổng giá trị tăng trưởng của khối doanh nghiệp FDI. Về tốc độ tăng trưởng, dẫn đầu là Điện Biên (200%), tiếp đến là Gia Lai (178%), Vĩnh Long (123%), Đắk Nông (77%), Bắc Giang (71%). Có thể thấy rằng, tốc độ tăng trưởng về giá trị tài sản cao nhất chủ yếu tập trung tại Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy Điện Biên, Gia Lai, Đắk Nông có tốc độ tăng trưởng cao nhất nhưng giá trị tăng trưởng của 03 địa phương này còn ở mức thấp với giá trị lần lượt là: 10 tỷ đồng, 5.206 tỷ đồng, 5.425 tỷ đồng.
Ngược lại, nhóm địa phương có giá trị tài sản giảm so với năm 2020 bao gồm: Bắc Ninh giảm 13.965 tỷ đồng (-1,9%), Bình Thuận giảm 744 tỷ đồng (-1,6%), Lào Cai giảm 111 tỷ đồng (-5,1%), Lạng Sơn giảm 45 tỷ đồng (-4,6%), Cao Bằng giảm 44 tỷ đồng (-11,5%).
Xét theo lĩnh vực, doanh nghiệp FDI đã có mặt trong 19/21 lĩnh vực kinh tế theo hệ thống ngành kinh tế Việt Nam2. Trong đó, 05 lĩnh vực có giá trị tài sản lớn nhất, chiếm đến 91% tổng tài sản khối doanh nghiệp FDI, bao gồm: Công nghiệp chế biến, chế tạo là 5.937.365 tỷ đồng (67%); Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm là 859.784 tỷ đồng (10%); Hoạt động kinh doanh bất động sản là 583.617 tỷ đồng (6%); Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí là 356.127 tỷ đồng (4%); Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ là 327.803 tỷ đồng (4%).
Hầu hết các lĩnh vực đều tăng trưởng dương về giá trị tài sản (trừ lĩnh vực Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tiêu dùng của hộ gia đình). 05 lĩnh vực có quy mô tăng trưởng lớn nhất là: Công nghiệp chế biến, chế tạo (621.525 tỷ đồng); Hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm (133.295 tỷ đồng); Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí (68.348 tỷ đồng); Bán buôn và bán lẻ (58.092 tỷ đồng); Vận tải kho bãi (35.848 tỷ đồng). Có thể thấy rằng giá trị tài sản lĩnh vực Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng gấp hơn 4,5 lần so với lĩnh vực Hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và gấp các lĩnh vực khác từ 9 lần trở lên. Về tốc độ tăng trưởng, lĩnh vực Vận tải kho bãi dẫn đầu là 34,9%, tiếp đến là Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ là 30,6% và Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí là 23,8%.
1.2. Tình hình biến động về nguồn vốn khối doanh nghiệp FDI
– Tính đến thời điểm 31/12/2021, vốn chủ sở hữu đạt 3.640.866 tỷ đồng, tăng 10,9% so với năm 2020. Cụ thể:
Xét theo địa phương, 05 địa phương gồm: TP. Hồ Chí Minh (597.611 tỷ đồng), Bắc Ninh (433.065 tỷ đồng), Hà Nội (409.315 tỷ đồng), Đồng Nai (312.519 tỷ đồng), Thái Nguyên (296.673 tỷ đồng) chiếm 56,3% vốn chủ sở hữu của khối doanh nghiệp FDI. Ngược lại, 05 địa phương có vốn chủ sở hữu thấp nhất (không bao gồm vốn chủ sở hữu âm) là: Điện Biên (13 tỷ đồng), Hà Giang (17 tỷ đồng), Bắc Kạn (86 tỷ đồng), Kon Tum (87 tỷ đồng), Cà Mau (170 tỷ đồng).
Xét theo lĩnh vực, 03 lĩnh vực: Công nghiệp chế biến, chế tạo (2.617.049 tỷ đồng, tỷ trọng 71,9%), Hoạt động kinh doanh bất động sản (252.019 tỷ đồng, tỷ trọng 6,9%), Hoạt động chuyên môn, khoa học, công nghệ (232.613 tỷ đồng, tỷ trọng 6,4%) là những lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất trong vốn chủ sở hữu khối doanh nghiệp FDI và cũng là những lĩnh vực có vốn đầu tư của chủ sở hữu lớn nhất. Đặc biệt, lĩnh vực Công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực dẫn đầu trong việc thu hút dòng vốn FDI với tổng vốn đầu tư là 1.649.025 tỷ đồng, chiếm 64,7% tổng vốn đầu tư FDI.
– Tính đến thời điểm 31/12/2021, nợ phải trả là 5.216.313 tỷ đồng, tăng 666.872 tỷ đồng, tương đương tăng 14,7% so với năm 2020.
Xét theo địa phương, nhóm địa phương có nợ phải trả lớn nhất cũng là các địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất, đó là: TP. Hồ Chí Minh (1.142.011 tỷ đồng), Hà Nội (507.531 tỷ đồng), Bình Dương (395.400 tỷ đồng), Hải Phòng (348.235 tỷ đồng), Đồng Nai (329.352 tỷ đồng) với tỷ trọng lần lượt là: 22%, 10%, 8%, 7%, 6%. Các tỉnh có tốc độ tăng trưởng nợ phải trả lớn so với năm 2020 là: Bạc Liêu tăng 302% (987 tỷ đồng), Vĩnh Long tăng 198,2% (11.942 tỷ đồng), Gia Lai tăng 154,3% (4.187 tỷ đồng), Bến Tre tăng 115,7% (5.545 tỷ đồng), Đắk Nông tăng 92,5% (4.968 tỷ đồng).
Xét theo lĩnh vực, lĩnh vực Công nghiệp chế biến, chế tạo có nợ phải trả cao nhất là 3.320.307 tỷ đồng (chiếm 63,7%), tiếp theo là Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm là 682.426 tỷ đồng (chiếm 13,1%), Hoạt động kinh doanh bất động sản là 331.599 tỷ đồng (chiếm 6,4%),…. Lĩnh vực Công nghiệp chế biến, chế tạo và Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tiếp tục là 02 lĩnh vực có mức tăng trưởng cao nhất với giá trị là: 419.155 tỷ đồng, 97.482 tỷ đồng, ngoài ra lĩnh vực Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí (50.089 tỷ đồng); Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác (35.923 tỷ đồng) và Vận tải kho bãi (20.739 tỷ đồng) cũng là các lĩnh vực có giá trị tăng trưởng cao.
2.1. Hệ số nợ tổng quát (hay hệ số nợ phải trả trên tổng tài sản)
Hệ số nợ tổng quát năm 2021 không có sự biến động so với năm 2020. Hầu hết lại tất cả các lĩnh vực đều có hệ số dưới 1, tuy nhiên có duy nhất lĩnh vực Khai khoáng có hệ số ở mức 1,9. Trong 35 doanh nghiệp có vốn ĐTNN hoạt động trong lĩnh vực Khai khoáng thì có tới 10 doanh nghiệp bị âm vốn chủ sở hữu với tổng giá trị là âm 3.797 tỷ đồng, theo đó tác động đến vốn chủ sở hữu toàn lĩnh vực Khai khoáng với giá trị là âm 2.826 tỷ đồng thời điểm năm 2021. Điều này cho thấy các doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực Khai khoáng hoạt động chủ yếu trên nợ vay và rủi ro cao trong cơ cấu nguồn vốn
Một số lĩnh vực có hệ số nợ tổng quát dưới mức 0,5 lần như: Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình (0,05); Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ (0,29); Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải (0,39); Nghệ thuật, vui chơi và giải trí (0,43); Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (0,47) cho thấy doanh nghiệp thuộc ngành này có lượng vốn chủ sở hữu dồi dào và không phụ thuộc nhiều vào nợ vay bên ngoài.
2.2. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu3
Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu năm 2021 của khối doanh nghiệp FDI là 1,43 lần cho thấy về tổng thể các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn duy trì sự cân bằng tương đối giữa nguồn lực tài chính tự có với nguồn vốn huy động bên ngoài thông qua vay nợ để phục vụ sản xuất kinh doanh.
Một số lĩnh vực có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu lớn như: Thông tin và truyền thông (4,06 lần); Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (3,85 lần); Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ (2,95 lần); Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí (2,93 lần). Hơn 55% số doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực này đều có lợi nhuận sau thuế chưa phân phối âm và có xu hướng tăng so với năm 2020 cho thấy việc sử dụng đòn bẩy tài chính của đa số các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực này chưa hợp lý.
Riêng lĩnh vực Khai khoáng thua lỗ kéo dài dẫn đến năm 2021 vốn chủ sở hữu tiếp tục âm, ghi nhận mức giảm 11 tỷ đồng so với năm 2020. Việc hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu âm trong nhiều năm liên tiếp cho thấy cấu trúc tài chính của lĩnh vực này chưa được cải thiện.
3.1. Khả năng thanh toán tổng quát4
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát năm 2021 của khối doanh nghiệp FDI là 1,7 lần, giảm nhẹ so với mức 1,72 lần của năm 2020 cho thấy về tổng thể chung doanh nghiệp ĐTNN đảm bảo được khả năng thanh toán tổng quát.
Một số lĩnh vực có khả năng thanh toán tổng quát cao như: Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của các hộ gia đình (21,26 lần); Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ (3,44 lần); Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải (2,53 lần); Nghệ thuật, vui chơi, giải trí (2,3 lần); Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (2,11 lần).
Ngược lại, một số lĩnh vực có khả năng thanh toán tổng quát tương đối thấp như: Thông tin và truyền thông (1,25 lần), Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (1,26 lần), Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ (1,34 lần),… Duy nhất lĩnh vực có hệ số khả năng thanh toán tổng quát ở mức dưới 1, không đảm bảo khả năng thanh toán là Khai khoáng (0,52 lần).
3.2. Khả năng thanh toán ngắn hạn5
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời năm 2021 của khối doanh nghiệp FDI là 1,36 lần, tăng nhẹ so với năm 2020 cho thấy về tổng thể chung doanh nghiệp ĐTNN đảm bảo được khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Một số lĩnh vực có khả năng thanh toán hiện thời cao là: Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của các hộ gia đình (11,7 lần); Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (2,8 lần); Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải (2,01 lần),…
Một số lĩnh vực có hệ số khả năng thanh toán hiện thời nhỏ hơn 1 là: Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí (0,69 lần); Khai khoáng (0,87 lần); Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (0,98 lần) cho thấy có thể các doanh nghiệp đang dùng các khoản vay ngắn hạn để đầu tư tài sản dài hạn.
3.3. Khả năng thanh toán nhanh6
Hệ số khả năng thanh toán nhanh năm 2021 của khối doanh nghiệp FDI là 0,93 lần, giảm nhẹ so với năm 2020. Một số lĩnh vực có hệ số khả năng thanh toán nhanh cao cũng là lĩnh vực có khả năng thanh toán ngắn hạn cao là: Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của các hộ gia đình (9,42 lần); Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (2,8 lần), Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải (1,61 lần),….
Ngược lại, một số lĩnh vực có hệ số khả năng thanh toán nhanh thấp như: Khai khoáng (0,6 lần); Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí (0,64 lần); Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (0,67 lần),…. do 2 yếu tố chính: tỷ trọng hàng tồn kho so với tài sản ngắn hạn cao (lĩnh vực Khai khoáng; Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản); giá trị nợ phải trả ngắn hạn cao hơn giá trị tài sản ngắn hạn (lĩnh vực Khai khoáng; Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí).
4. Về kết quả sản xuất kinh doanh và khả năng sinh lời
Quy mô doanh thu của DN có vốn ĐTNN năm 2021 đạt 8.567.847 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2020 cho thấy về tổng thể khối này vẫn có sự tăng trưởng về doanh thu.
4.1. Về quy mô doanh thu
Xét theo địa bàn đầu tư, mặc dù Bắc Ninh là địa phương chỉ đứng thứ 4 về số lượng doanh nghiệp có báo cáo năm 2021, đứng thứ 11 về vốn đầu tư của chủ sở hữu nhưng lại là địa phương có doanh thu lớn nhất cả nước với giá trị là 1.346.375 tỷ đồng (trong đó 02 dự án Samsung Electronics và dự án Samsung Display đã chiếm 64% doanh thu). Tiếp theo đó là TP. Hồ Chí Minh (1.332.185 tỷ đồng), Thái Nguyên (737.121 tỷ đồng), Đồng Nai (734.969 tỷ đồng), Bình Dương (658.977 tỷ đồng), Hải Phòng (603.100 tỷ đồng), Hà Nội (589.120 tỷ đồng),…Doanh thu của 07 địa phương này chiếm đến 70% tổng doanh thu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có báo cáo. Trong đó, lĩnh vực Công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực có tỷ trọng doanh thu lớn nhất trong tổng doanh thu theo từng địa phương, cụ thể: Hà Nội (40%), TP. Hồ Chí Minh (30%), 5 tỉnh (Bắc Ninh, Thái Nguyên, Đồng Nai, Bình Dương, Hải Phòng) đều chiếm trên 90%.
Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ dữ liệu của Tổng cục Thuế và địa phương
Về tăng trưởng doanh thu, nhóm địa phương có mức tăng trưởng cao là: TP. Hồ Chí Minh tăng 225.648 tỷ đồng (20,4%), Bắc Ninh tăng 155.828 tỷ đồng (13,1%), Hải Phòng tăng 121.974 tỷ đồng (25,4%), Đồng Nai tăng 114.244 tỷ đồng (18,4%), Thái Nguyên tăng 103.547 tỷ đồng (16,3%), Bắc Giang tăng 103.182 tỷ đồng (44,1%). Ngược lại, một số địa phương có doanh thu giảm sút, bao gồm: Khánh Hòa giảm 2.004 tỷ đồng (-11,2%), Tiền Giang giảm 1.375 tỷ đồng (-2,4%), Ninh Bình giảm 1.299 tỷ đồng (-3,5%),…
Xét theo lĩnh vực kinh doanh, lĩnh vực Công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực vừa dẫn đầu về doanh thu. Chỉ riêng lĩnh vực Công nghiệp chế biến, chế tạo đã chiếm tới 82% tổng doanh thu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài năm 2021 (6.984.252 tỷ đồng), bỏ xa vị trí thứ 2 của lĩnh vực Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác (535.552 tỷ đồng, chiếm 6,3%) và thứ 3 của lĩnh vực Vận tải kho bãi (263.287 tỷ đồng, chiếm 3,1%).
Mặt khác, lĩnh vực Công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực mà các đối tác truyền thống như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan,… quan tâm đầu tư tại Việt Nam và thu hút được nhiều dự án từ các tập đoàn lớn trên thế giới như: Intel, Microsoft, Samsung, LG, Canon, Honda,… góp phần vào nâng cao trình độ công nghệ cho lĩnh vực chế biến, chế tạo của Việt Nam, tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Cơ cấu lĩnh vực theo số lượng doanh nghiệp và doanh thu năm 2021
Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ dữ liệu của Tổng cục Thuế và địa phương
Về tăng trưởng doanh thu, lĩnh vực có mức tăng trưởng cao là: Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1.070.179 tỷ đồng (18,1%), Vận tải kho bãi tăng 113.486 tỷ đồng (75,8%), Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác tăng 102.218 tỷ đồng (23,6%). Ngược lại, một số lĩnh vực có doanh thu giảm, bao gồm: Dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 2.292 tỷ đồng (-13,6%), Nghệ thuật vui chơi, giải trí giảm 306 tỷ đồng (-15,8%), Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội giảm 304 tỷ đồng (-6,4%), Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình giảm 46 tỷ đồng (-8,1%).
4.2. Về lợi nhuận
Lợi nhuận trước thuế năm 2021 của các DN có vốn ĐTNN đạt 423.804 tỷ đồng, tăng 86.975 tỷ đồng, tương đương 25,8% so với năm 2020. Lợi nhuận sau thuế năm 2021 đạt 366.222 tỷ đồng, tăng 83.585 tỷ đồng, tương đương 29,6% so với năm 2020.
Một số ngành có tỷ trọng đóng góp lớn nhất trong lợi nhuận trước thuế của khối này bao gồm: Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 80% (339.342 tỷ đồng), Hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm 6% (26.653 tỷ đồng), Vận tải kho bãi chiếm 4% (15.717 tỷ đồng), Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí chiếm 3% (12.358 tỷ đồng),…
Xét về tốc độ tăng trưởng, một số ngành có sự gia tăng lớn bao gồm: Cung cấp nước; Hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 513,3%, Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ tăng 185,5%, Vận tải kho bãi tăng 131,6%, Giáo dục và đào tạo tăng 104,3% so với năm 2020,… Nhóm có lợi nhuận trước thuế giảm sụt mạnh bao gồm: Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội giảm 81,2%, Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình giảm 76,9%, Hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm giảm 69,8%, Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giảm 61,5%…. Một số nhóm ngành trong hai năm liền báo cáo lỗ gồm: Khai khoáng; Dịch vụ lưu trú và ăn uống, Thông tin và truyền thông, Nghệ thuật, vui chơi và giải trí. Tuy nhiên, chỉ riêng lĩnh vực Dịch vụ lưu trú và ăn uống có số lỗ năm 2021 tăng so với năm 2020 (tăng 137 tỷ đồng, tương ứng 5,9%), cho thấy kết quả sản xuất kinh doanh của lĩnh vực này chưa có sự cải thiện.
Tình hình doanh nghiệp lỗ lũy kế, lỗ mất vốn chủ sở hữu năm 2021: Tính đến thời điểm 31/12/2021, số doanh nghiệp bị lỗ lũy kế là 16.258 doanh nghiệp, số doanh nghiệp bị lỗ mất vốn chủ sở hữu là 4.402 doanh nghiệp. Trong đó, lĩnh vực có số lượng doanh nghiệp lỗ và trị giá lỗ nhiều nhất là Công nghiệp chế biến, chế tạo với 6.144 doanh nghiệp lỗ lũy kế (chiếm 38% tổng số doanh nghiệp lỗ lũy kế), 1.484 doanh nghiệp lỗ mất vốn chủ sở hữu (chiếm 34% tổng số doanh nghiệp lỗ mất vốn), trị giá lỗ lũy kế là 464.856 tỷ đồng (chiếm 66% tổng trị giá lỗ lũy kế) và trị giá lỗ mất vốn chủ sở hữu là 83.094 tỷ đồng (chiếm 51% tổng trị giá lỗ mất vốn chủ sở hữu). Tuy vậy, nhưng có thể thấy lĩnh vực Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn dẫn đầu trong kết quả kinh doanh về doanh thu và lợi nhuận.
4.3. Các chỉ tiêu khả năng sinh lời
4.3.1. Khả năng sinh lợi theo lĩnh vực kinh doanh
a, Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS) của DN có vốn ĐTNN năm 2021 là 4,27%, tăng so với mức 3,93% của năm 2020 cho thấy khả năng sinh lời của doanh thu của khối DN có vốn ĐTNN được cải thiện. Xét về tốc độ gia tăng khả năng sinh lợi trên doanh thu, một số lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng cao là: Nghệ thuật, vui chơi, giải trí (tăng 16,78%), Giáo dục và đào tạo (tăng 9,54%), Hoạt động kinh doanh bất động sản (tăng 7,22%), Thông tin truyền thông (tăng 5,86%),… Trong đó, mặc dù ROS năm 2021 của lĩnh vực Nghệ thuật, vui chơi và giải trí và lĩnh vực Thông tin và truyền thông đều âm nhưng so với năm 2020 thì đã có sự cải thiện đáng kể và một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng này là lợi nhuận sau thuế của 2 lĩnh vực trên đều tăng hơn 55% so với năm 2020.
Bên cạnh đó, một số lĩnh vực có ROS sụt giảm đáng kể như: Hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm (giảm 4,06%); Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (giảm 10,26%); Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (giảm 10,52%),… Mặc dù lĩnh vực Hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và lĩnh vực Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản có sự mở rộng về quy mô tài sản, vốn đầu tư, tăng trưởng về doanh thu nhưng lợi nhuận sau thuế của 2 lĩnh vực này đều giảm so với năm 2020 cho thấy lợi nhuận của 2 lĩnh vực chưa có sự tăng trưởng tương xứng với tài sản và vốn đầu tư.
b, Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) bình quân toàn khối năm 2021 là 10,06% tăng so với mức 8,61% của năm 2020 cho thấy lợi nhuận trên 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra của toàn khối có sự tăng trưởng.
03 lĩnh vực có ROE cao là: Giáo dục và đào tạo (35,34%), Vận tải kho bãi (24,04%), Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ (14,07%). Ngược lại, 03 lĩnh vực có ROE thấp là: Thông tin và truyền thông (-17,71%), Dịch vụ lưu trú và ăn uống (-10,83%), Nghệ thuật, vui chơi, giải trí (-2,84%). Xét về tốc độ tăng trưởng, các lĩnh vực có ROE tăng trưởng trong năm 2021 cao gồm: Thông tin và truyền thông tăng 23,5%, Giáo dục và đào tạo tăng 11,64%, Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ tăng 9,7%, Vận tải kho bãi tăng 9,6%. Ngược lại, một số lĩnh vực có ROE tăng trưởng âm, điển hình như lĩnh vực: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (-18,74%), Hoạt động làm thuê các công việc trong gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình (-6,61%), Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (-6,36%),…
c, Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) của DN có vốn ĐTNN năm 2021 là 4,13%, tăng so với mức 3,61% của năm 2020. Các lĩnh vực có ROA năm 2021 cao gồm: Giáo dục và đào tạo (12,38%); Vận tải kho bãi (8,9%); Công nghiệp chế biến, chế tạo (5,03%).
So sánh với năm 2020, lĩnh vực Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản có sự sụt giảm nghiêm trọng khi giảm từ 12,75% xuống 4,06%; Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình giảm từ 7,54% xuống 1,43%. Mặc dù 02 lĩnh vực này vẫn đảm bảo mức sinh lợi trên tài sản dương, tuy nhiên đã có sự sụt giảm đáng kể, không còn ở mức cao như năm 2020. Trong các lĩnh vực ROA âm thì lĩnh vực Thông tin và truyền thông, Nghệ thuật, vui chơi, giải trí, Khai khoáng mặc dù vẫn thuộc nhóm có ROA ở mức thấp nhất, tuy nhiên có sự cải thiện so với năm 2020; ngược lại lĩnh vực Dịch vụ lưu trú và ăn uống tiếp tục xấu đi khi giảm từ (-4,71%) xuống (-4,84%) năm 2021.
4.3.2. Hiệu quả kinh doanh tính theo quốc gia, vùng lãnh thổ
Trong tổng số 22.760 DN có vốn ĐTNN chi phối vốn có 22.266 DN có vốn ĐTNN do Sở Tài chính cung cấp có thông tin về quốc gia, vùng lãnh thổ của nhà đầu tư. Trong đó, 21.270 DN tập trung ở 30 quốc gia, vùng lãnh thổ có đăng ký vốn đầu tư lớn nhất. Các quốc gia Châu Á có vốn đầu tư vào Việt Nam lớn bao gồm: Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Hồng Kông, Thái Lan. Các quốc gia châu Âu có vốn đầu tư lớn: Hà Lan, Vương quốc Anh, Pháp, CHLB Đức, Luxembourg.
05 quốc gia Châu Á và Châu Âu có vốn đầu tư lớn nhất năm 2021
Quốc gia |
Số lượng DN |
Vốn đầu tư của chủ sở hữu (tỷ đồng) |
ROA |
ROE |
ROS |
Châu Á |
|||||
Hàn Quốc |
6.495 |
427.229 |
66% |
138% |
47% |
Đài Loan |
1.944 |
330.190 |
5% |
13% |
3% |
Nhật Bản |
2.969 |
290.843 |
7% |
14% |
6% |
Trung Quốc |
2.772 |
258.403 |
5% |
12% |
5% |
Singapore |
1.637 |
202.529 |
5% |
12% |
5% |
Châu Âu |
|||||
Hà Lan |
174 |
26.897 |
16% |
33% |
11% |
Vương quốc Anh |
296 |
25.746 |
7% |
16% |
6% |
Pháp |
332 |
16.532 |
10% |
25% |
7% |
CHLB Đức |
230 |
10.943 |
4% |
10% |
4% |
Luxembourg |
33 |
6.984 |
11% |
52% |
6% |
Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ báo cáo của các địa phương
Về tổng thể, nhóm các quốc gia khu vực Châu Á có số lượng doanh nghiệp và vốn đầu tư vào Việt Nam lớn nhưng khả năng sinh lời thấp hơn so với khu vực Châu Âu, ngoại trừ Hàn Quốc với chỉ số ROA (66%), ROE (138%), ROS (47%) vượt trội hẳn so với các quốc gia đầu tư khác trong cùng khu vực. Trong đó lĩnh vực thu hút FDI đối với Hàn Quốc tại Việt Nam nhất là Công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng vốn đầu tư là 307.232 tỷ đồng (chiếm 71% tổng vốn đầu tư các lĩnh vực), lợi nhuận sau thuế năm 2021 từ lĩnh vực này là 1.154.317 tỷ đồng (chiếm 98% tổng lợi nhuận sau thuế các lĩnh vực).
Dẫn đầu khu vực Châu Âu về vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư là Hà Lan. Tương tự như Hàn Quốc, Hà Lan cũng tập trung vào lĩnh vực Công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng vốn đầu tư là 19.428 tỷ đồng (chiếm 72% tổng vốn đầu tư các lĩnh vực), lợi nhuận sau thuế năm 2021 từ lĩnh vực này là 20.635 tỷ đồng (chiếm 96% tổng lợi nhuận sau thuế các lĩnh vực). Có thể thấy Hàn Quốc và Hà Lan cùng tập trung vào 01 lĩnh vực trọng yếu nhưng các chỉ số sinh lợi của Hàn Quốc lớn hơn Hà Lan cho thấy tình hình hoạt động của lĩnh vực này của nhà đầu tư Hàn Quốc có phần đạt hiệu quả hơn so với nhà đầu tư Hà Lan.
5. Tình hình nộp ngân sách Nhà nước, kim ngạch xuất nhập khẩu
5.7. Tình hình nộp ngân sách Nhà nước (NSNN)
Theo số liệu của Tổng cục Thuế, số thu nội địa (không kể dầu thô) của khối doanh nghiệp có vốn ĐTNN năm 20217 là 217.261 tỷ đồng, tăng 11.171 tỷ đồng, tương đương tăng 5% so với năm 2020 cho thấy số thu nội địa năm 2021 có tín hiệu tích cực hơn so với năm 2020. Tuy nhiên, xét về tốc độ tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng năm 2021 (3%) là tốc độ thấp nhất trong giai đoạn năm 2017 – năm 2021, ngoại trừ năm 2020 có tốc độ tăng trưởng âm.
Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ Tổng cục Thuế
Theo số liệu tổng hợp từ Tổng cục Thuế và Sở Tài chính thì số nộp NSNN của 26.013 DN có BCTC năm 2021 là 179.630 tỷ đồng, tăng 15.292 tỷ đồng (tăng 9,31%) so với năm 2020. Cụ thể:
Xét theo địa bàn, hai thành phố lớn là TP. Hồ Chí Minh (42.488 tỷ đồng) và Hà Nội (23.413 tỷ đồng) là 2 địa phương đứng đầu về số đóng góp vào NSNN năm 2021.04 địa phương có sự tương đồng về quy mô tài sản cũng nằm trong danh sách số nộp NSNN lớn nhất bao gồm: Đồng Nai (13.800 tỷ đồng), Bình Dương (11.070 tỷ đồng), Bắc Ninh (9.696 tỷ đồng), Hải Phòng (9.504 tỷ đồng) và chủ yếu số nộp NSNN đến từ lĩnh vực Công nghiệp chế biến, chế tạo. Đáng chú ý, Bắc Ninh là địa phương có quy mô vốn đầu tư của chủ sở hữu nhỏ nhất trong 6 tỉnh này, chỉ bằng 37% so với Hải Phòng, tuy nhiên số nộp vào NSNN vẫn cao và cao hơn so với Hải Phòng.
Một số địa phương có số nộp NSNN cao nhất năm 2021
ĐVT: tỷ đồng
Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ dữ liệu của Tổng cục Thuế và địa phương
Một số địa bàn thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục là những địa phương có sức đóng góp về ngân sách nhà nước hạn chế nhất đối với DN có vốn ĐTNN do các tỉnh này có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn nên thu hút được rất ít dự án FDI. Một số tỉnh có số nộp NSNN năm 2021 bị giảm, mặc dù giá trị không lớn nhưng tốc độ giảm cao, điển hình là tỉnh Lạng Sơn giảm 3,3 tỷ đồng (-76%), Kiên Giang giảm 5,6 tỷ đồng (-61%), Cao Bằng giảm 0,5 tỷ đồng (-56%). Theo Báo cáo của Sở Tài chính Cao Bằng và Lạng Sơn, Trung Quốc thực hiện chính sách Zero Covid đã khiến các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn, theo đó số nộp NSNN có sự giảm sút.
Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ dữ liệu của Tổng cục Thuế và địa phương
Xét về lĩnh vực, nhóm lĩnh vực có đóng góp tích cực nhất vào nguồn thu NSNN với số nộp và tỷ trọng lần lượt là: Công nghiệp chế biến, chế tạo với 119.362 tỷ đồng (66%); Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác với 14.409 tỷ đồng (8%); Hoạt động kinh doanh bất động sản với 14.097 tỷ đồng (8%); Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ với 6.387 tỷ đồng (4%); Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm với 5.877 tỷ đồng (3%); đồng thời đây cũng là các lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản, vốn chủ sở hữu của toàn lĩnh vực và thu hút được nhiều dự án FDI.
Một số lĩnh vực có sức đóng góp không đáng kể vào nguồn NSNN như: Hoạt động làm thuê các công việc trong gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình (0,01 tỷ đồng); Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải (170 tỷ đồng); Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (185 tỷ đồng), Khai khoáng (205 tỷ đồng). Sự đóng góp của các lĩnh vực này chỉ bằng 0,49% so với số nộp NSNN của toàn lĩnh vực.
5.2. Tình hình kim ngạch xuất nhập khẩu
Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều rủi ro, bất ổn, Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao trong năm 2021, trong đó bao gồm cả khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2021 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của DN có vốn ĐTNN8 là 468,6 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu là 249,3 tỷ USD; kim ngạch nhập khẩu là 219,2 tỷ USD. Cán cân thương mại xuất siêu đạt khoảng 30,1 tỷ USD. Cụ thể:
Về mặt hàng xuất, nhập khẩu năm 2021, Điện thoại các loại và linh kiện là nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất với kim ngạch đạt 57,22 tỷ USD; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất với kim ngạch đạt 71,54 tỷ USD. Năm 2021 xuất siêu mặt hàng: Hàng dệt, may là 20,54 tỷ USD; Giày dép các loại là 14,52 tỷ USD; Phương tiện vận tải và phụ tùng là 8,98 tỷ USD,…; nhập siêu mặt hàng: Vải các loại là 8,86 tỷ USD; Dầu thô là 4,49 tỷ USD,…
Đối với hàng xuất khẩu, một số mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong trị giá hàng xuất khẩu, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu khối DN FDI là: Điện thoại và các linh kiện (23%); Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (20%); Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác (14%); Hàng dệt, may (8%); Giày dép các loại (6%)… (Hình 6.2.1). Tuy nhiên, đóng góp lớn nhất vào mức xuất siêu là các mặt hàng, như: Điện thoại và các linh kiện (36,99 tỷ USD), Hàng dệt, may (20,54 tỷ USD); Giày dép các loại (14,52 tỷ USD); Phương tiện vận tải và phụ tùng (8,98 tỷ USD); Kim loại thường khác và sản phẩm (3,15 tỷ USD); Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận (2,79 tỷ USD),… Đối với hàng nhập khẩu, một số mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong trị giá hàng nhập khẩu là: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (33%); Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác (14%); Điện thoại các loại và linh kiện (9%); Vải các loại (4%); Chất dẻo nguyên liệu (3%)….
Các mặt hàng nguyên vật liệu như: Chất dẻo nguyên liệu; Hóa chất; Sản phẩm hóa chất; Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày,… có trị giá nhập khẩu cao hơn rất nhiều trị giá xuất khẩu (nhập siêu). Một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả này là do doanh nghiệp FDI chủ yếu sử dụng nguyên vật liệu đầu vào do đối tác nước ngoài cung cấp, hạn chế sử dụng các nguồn nguyên vật liệu được sản xuất bởi doanh nghiệp trong nước.
Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ dữ liệu của Tổng cục Hải quan
Về thị trường xuất, nhập khẩu năm 2021, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất với kim ngạch đạt 76,21 tỷ USD; Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất với kim ngạch đạt 74,93 tỷ USD. Năm 2021 xuất siêu tại các thị trường: Hoa Kỳ là 66,71 tỷ USD; Hồng Kông là 9,7 tỷ USD; Hà Lan là 5,42 tỷ USD,…; nhập siêu tại thị trường: Trung Quốc là 34,45 tỷ USD; Hàn Quốc là 29,96 tỷ USD, Đài Loan là 14,84 tỷ USD,…
Ở thị trường xuất khẩu, Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai thị trường dẫn đầu của khối doanh nghiệp FDI, chiếm gần 50% tổng trị giá xuất khẩu. Tiếp đó là thị trường Hàn Quốc (7%), Nhật Bản (6%), Hồng Kông (4%),… Có thể thấy rằng, ngoài thị trường Hoa Kỳ, các thị trường có trị giá xuất khẩu lớn mà doanh nghiệp FDI thường hướng đến là thị trường Châu Á. Ở thị trường nhập khẩu, Trung Quốc và Hàn Quốc là hai thị trường dẫn đầu trong trị giá nhập khẩu của doanh nghiệp FDI, chiếm trên 50% tổng trị giá nhập khẩu. Tiếp đó là thị trường Đài Loan (8%), Nhật Bản (8%), Hoa Kỳ (4%),…
6. Tình hình tài chính một số lĩnh vực trong bối cảnh dịch Covid 19 năm 2021
6.1. Lĩnh vực Vận tải kho bãi
Năm 2021, tổng doanh thu năm 2021 của ngành Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải đạt 214.819 tỷ đồng, tăng hơn 2 lần so với tổng doanh thu năm 2020 và lợi nhuận sau thuế năm 2021 đạt 10.491 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2020. Tổng giá trị nộp NSNN trong năm đạt 3.415 tỷ đồng, chiếm 71% tổng số nộp NSNN của lĩnh vực. Nhờ vậy, ngành Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải tiếp tục dẫn đầu và vượt xa các ngành nghề khác trong cùng lĩnh vực về các chỉ tiêu tài chính. Tính đến hết năm 2021, trong tổng số 736 công ty hoạt động trong lĩnh vực Vận tải kho bãi tại Việt Nam, có đến 557 công ty hoạt động trong ngành nghề chính là Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải (chiếm gần 76% tổng số công ty).
Tổng quan chung về ngành, nhìn chung trong 02 năm 2020 – 2021, khả năng thanh toán đều lớn hơn 1, cho thấy tài sản toàn ngành đảm bảo thanh toán đối với các khoản nợ. Đặc biệt, nợ duy trì gấp 02 lần vốn chủ sở hữu thể hiện các công ty trong ngành chủ yếu sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản ngắn hạn (một phần do đặc trưng ngành là hoạt động dịch vụ). Các chỉ tiêu sinh lợi duy trì ở mức cao, ROA, ROE năm 2021 tương ứng đạt 15% và 45%, lần lượt tăng gấp đôi và tăng 20% so với năm 2020.
Để đánh giá cụ thể hơn, có thể xem xét tình hình tài chính 02 doanh nghiệp tiêu biểu trong ngành, cụ thể như sau:
Tình hình tài chính của 02 Công ty và toàn ngành trong năm 2020 – 2021
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu |
Công ty TNHH Cảng quốc tế Sài Gòn Việt Nam (Vũng Tàu) |
Công ty TNHH Samsung SDS Việt Nam (Bắc Ninh) |
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải |
|||
2020 |
2021 |
2020 |
2021 |
2020 |
2021 |
|
1. Tổng Tài sản |
4.349 |
3.935 |
9.945 |
12.039 |
44.161 |
69.874 |
– Tài sản ngắn hạn |
483 |
278 |
9.594 |
11.697 |
36.407 |
61.715 |
– Tài sản dài hạn |
3.866 |
3.657 |
351 |
342 |
7.754 |
8.159 |
2. Nợ phải trả |
8.541 |
8.436 |
2.405 |
3.424 |
30.283 |
46.574 |
– Nợ ngắn hạn |
8.404 |
324 |
2.391 |
3.407 |
28.627 |
36.928 |
– Nợ dài hạn |
137 |
8.112 |
14 |
17 |
1.656 |
9.646 |
3. Vốn chủ sở hữu |
(4.192) |
(4.500) |
7.540 |
8.615 |
13.877 |
23.300 |
– Vốn đầu tư của chủ sở hữu |
1.295 |
1.295 |
19 |
19 |
4.361 |
4.911 |
– Lợi nhuận chưa phân phối |
(5.652) |
(6.016) |
7.521 |
8.596 |
9.064 |
17.897 |
4. Doanh thu |
327 |
377 |
19.795 |
26.594 |
100.736 |
214.819 |
5. Lợi nhuận sau thuế |
(670) |
(364) |
1.016 |
1.340 |
3.447 |
10.491 |
6. Nộp NSNN |
15 |
16 |
320 |
373 |
1.956 |
3.415 |
7. Các chỉ tiêu tài chính |
|
|
|
|
|
|
Khả năng thanh toán tổng quát (lần) |
0,51 |
0,47 |
4,14 |
3,52 |
1,46 |
1,5 |
Khả năng thanh toán hiện hành (lần) |
0,06 |
0,86 |
4,01 |
3,43 |
1,27 |
1,67 |
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (%) |
(203,8) |
(187,4) |
31,9 |
39,7 |
218 |
200 |
ROA (%) |
(15,4) |
(9,2) |
8,2 |
8,9 |
7,8 |
15,0 |
ROE (%) |
N/A |
N/A |
10,8 |
12,5 |
24,8 |
45 |
Nguồn: Số liệu được tổng hợp và tính toán từ dữ liệu của Tổng cục Thuế
– Công ty TNHH Cảng quốc tế Sài Gòn Việt Nam: Tại thời điểm 31/12/2021, tổng tài sản của công ty là 3.935 tỷ đồng, giảm 9,5% so với cùng thời điểm năm 2020, nợ phải trả giảm nhẹ từ 8.541 tỷ đồng xuống còn 8.436 tỷ đồng (mức giảm 1,2% thấp hơn mức giảm của tổng tài sản). Trong cơ cấu nợ phải trả, tại 31/12/2021, Công ty đã thanh toán gần hết các khoản nợ ngắn hạn, tuy nhiên lại tăng các khoản nợ dài hạn bằng một khoản tương đương, cụ thể: nợ ngắn hạn giảm 8.080 tỷ đồng, nợ dài hạn tăng 8.112 tỷ đồng. Về tình hình hoạt động kinh doanh, năm 2021, doanh thu của Công ty tăng 50 tỷ đồng so với năm 2020, tương ứng tăng 50%, tuy nhiên đóng góp không đáng kể trong tổng doanh thu ngành; lợi nhuận sau thuế vẫn tiếp tục lỗ nhưng số lỗ giảm một nửa so với năm trước đó. Tính đến thời điểm 31/12/2021, lỗ lũy kế của Công ty là 6.016 tỷ đồng, dẫn đến âm vốn chủ sở hữu 4.500 tỷ đồng. Xét về các chỉ tiêu tài chính, khả năng thanh toán tổng quát của công ty trong 2 năm 2020 – 2021 dao động quanh 0,5 lần (trong đó năm 2021 giảm nhẹ so với năm 2020); khả năng thanh toán nhanh tăng từ 0,06 lần tại năm 2020 lên 0,86 lần tại năm 2021, đã có sự cải thiện tích cực; nhưng hệ số này vẫn duy trì ở mức thấp hơn 1. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu âm (do vốn chủ sở hữu âm) cho biết công ty đang chủ yếu sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản. Các chỉ số tài chính trên cho thấy tổng tài sản của công ty không đảm bảo chi trả cho các khoản nợ phải trả, có rủi ro thanh toán ngắn hạn ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục trong tương lai.
– Công ty TNHH Samsung SDS Việt Nam: Tại thời điểm 31/12/2021, tổng tài sản của công ty là 12.039 tỷ đồng, tăng 21% so với 31/12/2020; nợ phải trả đạt 3.424 tỷ đồng, tăng 1.019 tỷ đồng so với cùng thời điểm năm 2020, chủ yếu là do tăng từ nợ ngắn hạn. Về tình hình hoạt động kinh doanh, năm 2021, doanh thu của công ty đạt 26.594 tỷ đồng, tăng 6.799 tỷ đồng so với năm 2020, tương ứng tăng 34,3% và đóng góp vào 12,37% tổng doanh thu ngành, dẫn đến lợi nhuận sau thuế tăng 31,9% so với năm 2020, chiếm 12,8% tổng lợi nhuận sau thuế ngành. Năm 2020 và năm 2021, Công ty dẫn đầu ngành về nộp NSNN, trong đó, Công ty đóng góp vào NSNN là 373 tỷ đồng năm 2021, tăng 16,6% so với năm 2020, chiếm 10,9% tổng số nộp NSNN của ngành. Xét về các chỉ tiêu tài chính, khả năng thanh toán của công ty (bao gồm khả năng thanh toán tổng quát và khả năng thanh toán hiện hành) năm 2020 và năm 2021 lớn hơn 3, cao hơn rất nhiều so với trung bình ngành; mặc dù chỉ số có sự giảm nhẹ tuy nhiên không ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nói chung của công ty. Ngoài ra, việc duy trì khả năng thanh toán lớn cho thấy công ty đang sử dụng nguồn vốn chưa hiệu quả. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu tăng từ 31,9% vào năm 2020 lên 39,7% vào năm 2021, thấp hơn so với trung bình ngành. Điều này chỉ ra rằng công ty đang sử dụng chủ yếu vốn chủ sở hữu để tài trợ cho các tài sản và cơ cấu nguồn vốn đang được duy trì ở mức an toàn so với trung bình ngành. Tỷ số sinh lợi của công ty duy trì ở mức tốt trong giai đoạn 2020 – 2021 với ROA dao động quanh 8%, ROE lớn hơn 10%, tuy nhiên nhìn chung vẫn thấp hơn mức trung bình ngành.
Dưới tác động của dịch bệnh Covid 19, chuỗi cung ứng hàng hóa xuất – nhập khẩu, lưu thông và vận chuyển hàng hóa quốc tế nói chung và trong nước nói riêng bị ngưng trệ, nhất là thời gian giãn cách xã hội, do đó đã gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động logistics, đặc biệt là vận tải biển (do cước vận tải tăng, thiếu hụt vỏ container rỗng, thiếu nguồn lao động,..). Bên cạnh tác động tiêu cực trên, hoạt động về kho bãi, lưu giữ hàng hóa và các hoạt động hỗ trợ liên quan đến vận tải được đánh giá là có yếu tố thuận lợi trong thời kỳ Covid 19. Nhìn chung, Công ty TNHH Cảng quốc tế Sài Gòn Việt Nam và Công ty TNHH Samsung SDS Việt Nam là 2 trong 557 hoạt động trong ngành Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải có doanh thu và lợi nhuận sau thuế tăng trưởng trong năm 2021. Tuy nhiên, có thể thấy hiệu quả sử dụng tài sản và vốn đầu tư, tỷ suất sinh lợi và mức đóng góp vào NSNN của 2 công ty này có sự trái ngược, điều này cho thấy việc thu hút doanh nghiệp FDI có quy mô vốn đầu tư lớn chưa hẳn là tín hiệu tích cực, tạo sức tăng trưởng cho nền kinh tế trong nước nói chung và cho lĩnh vực Vận tải kho bãi nói riêng.
6.2. Lĩnh vực Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác
Trước biến động kinh tế – xã hội, giải pháp được các nhà bán lẻ ưu tiên lựa chọn là đẩy mạnh bán hàng trên các trang thương mại điện tử và nền tảng trực tuyến. Tại thời điểm 31/12/2021, tổng vốn góp của chủ sở hữu trong ngành Bán buôn tổng hợp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong lĩnh vực với 43.575 tỷ đồng, tăng 25,6% so với cuối năm 2020, đồng thời chiếm 46% tổng số vốn góp trong lĩnh vực hoạt động; tổng tài sản tại thời điểm 31/12/2021 là 315.001 tỷ đồng, tăng 58.092 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2020, chiếm 47% tổng tài sản lĩnh vực. Về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ, doanh thu ngành Bán buôn tổng hợp đạt 302.311 tỷ đồng, tăng 26,4% so với năm 2020; lợi nhuận sau thuế thu về là 4.863 tỷ đồng, lớn hơn 1.055 tỷ đồng so với năm 2020. Hai chỉ tiêu này lần lượt chiếm 56% và 71% trong tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế 2021 của lĩnh vực kinh doanh. Với tổng nộp NSNN trong năm là 6.529 tỷ đồng, chiếm 43% tổng nộp NSNN của lĩnh vực, Bán buôn tổng hợp là ngành nghề đóng góp cho NSNN nhiều nhất trong lĩnh vực.
Nhìn chung, trong 2 năm 2020 – 2021, khả năng thanh toán của ngành duy trì tích cực và ổn định (1,2 – 1,4 lần). Do bản chất ngành nghề là hoạt động trong lĩnh vực thương mại, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu cao, trung bình ngành duy trì mức nợ cao gấp 2 lần vốn chủ sở hữu dẫn đến rủi ro tài chính lớn, cơ cấu nguồn vốn mất cân đối. Chỉ tiêu sinh lợi trung bình ngành ở mức thấp (ROA: 3%; ROE: 10%).
Để đánh giá cụ thể hơn, có thể xem xét tình hình tài chính 02 doanh nghiệp tiêu biểu trong ngành, cụ thể như sau:
Tình hình tài chính của 02 Công ty và toàn ngành trong năm 2020 – 2021
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu |
Công ty TNHH Dinh dưỡng 3A (Việt Nam) (TP. Hồ Chí Minh) |
Công ty cổ phần trung tâm thương mại Lotte Việt Nam (TP. Hồ Chí Minh) |
Bán buôn tổng hợp |
|||
2020 |
2021 |
2020 |
2021 |
2020 |
2021 |
|
1. Tổng Tài sản |
5.230 |
6.276 |
9.934 |
9455 |
127.212 |
147.798 |
– Tài sản ngắn hạn |
5.047 |
6.014 |
840 |
848 |
99.043 |
120.037 |
– Tài sản dài hạn |
183 |
262 |
9.094 |
8.607 |
28.169 |
27.762 |
2. Nợ phải trả |
1.408 |
1.759 |
7.169 |
6.548 |
89.154 |
99.644 |
– Nợ ngắn hạn |
1.405 |
1.745 |
2.545 |
1.986 |
77.787 |
86.623 |
– Nợ dài hạn |
3 |
13 |
4.624 |
4.562 |
11.367 |
13.021 |
3. Vốn chủ sở hữu |
3.822 |
4.517 |
2.766 |
2.907 |
38.059 |
48.155 |
– Vốn đầu tư của chủ sở hữu |
3.971 |
3.971 |
3.934 |
4.897 |
34.692 |
43.575 |
– Lợi nhuận chưa phân phối |
(149) |
546 |
(1.333) |
(2.154) |
2.365 |
3.535 |
4. Doanh thu |
11.141 |
12.052 |
5.948 |
5.003 |
239.044 |
302.311 |
5. Lợi nhuận sau thuế |
361 |
695 |
(41) |
(821) |
3.808 |
4.863 |
6. Nộp NSNN |
217 |
488 |
75 |
62 |
5.225 |
6.529 |
7. Các chỉ tiêu tài chính |
|
|
|
|
|
|
Khả năng thanh toán tổng quát (lần) |
3,71 |
3,57 |
1,39 |
1,44 |
1,43 |
1,48 |
Khả năng thanh toán hiện hành (lần) |
3,59 |
3,45 |
0,33 |
0,43 |
1,27 |
1,39 |
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (%) |
36,84 |
38.94 |
259,18 |
225,25 |
234,25 |
206,92 |
ROA (%) |
6,9 |
11,1 |
(0,4) |
(8,7) |
3,0 |
3,3 |
ROE (%) |
9,4 |
15,4 |
(1,5) |
(28,2) |
10,0 |
10,1 |
Nguồn: Số liệu được tổng hợp và tính toán từ dữ liệu của Tổng cục Thuế
– Công ty TNHH Dinh dưỡng 3A (Việt Nam): Năm 2021 chứng kiến sự tăng trưởng rõ rệt về quy mô tài sản cũng như tình hình hoạt động kinh doanh tích cực của Công ty. Tổng tài sản của Công ty tại thời điểm 31/12/2021 là 6.276 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng thời điểm năm 2020, chủ yếu do tăng tài sản ngắn hạn. Nợ phải trả tăng 24,9%, tương ứng mức tăng 351 tỷ đồng. Đáng chú ý là trong năm 2021, lợi nhuận chưa phân phối chuyển từ âm sang dương; cụ thể, lỗ lũy kế đến cuối năm 2020 là 149 tỷ đồng, đến thời điểm 31/12/2021, công ty có lãi lũy kế là 546 tỷ đồng, về tình hình hoạt động kinh doanh, năm 2021, doanh thu của Công ty là 12.052 tỷ đồng, tăng 8,2% so với năm trước đó, lợi nhuận sau thuế thu về đạt 695 tỷ đồng, tăng gần 2 lần so với năm 2020, đứng đầu toàn ngành (chiếm 14,3% lợi nhuận sau thuế năm 2021 toàn ngành). Điều này dẫn đến số nộp ngân sách của công ty lớn nhất toàn ngành, số nộp trong năm 2021 đạt 488 tỷ đồng, tăng 2,2 lần so với năm trước. Xét về các chỉ tiêu tài chính, khả năng thanh toán của Công ty năm 2021 duy trì ở mức cao (trên 3 lần) thể hiện công ty đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, tuy nhiên công ty có thể tiếp tục cải thiện kết quả kinh doanh bằng sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực ngắn hạn đang dư thừa. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu đảm bảo ở mức an toàn (trung bình 37%) cho thấy Công ty đang sử dụng chủ yếu vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản với chi phí sử dụng vốn cao. Công ty vẫn còn dư địa để tăng các khoản vay nợ phục vụ hoạt động kinh doanh trong khi giữ cơ cấu tài chính trong mức an toàn. Các chỉ số sinh lợi (ROA, ROE) đều cao hơn trung bình ngành và có sự tăng trưởng đáng kể so với năm 2020 (ROA, ROE năm 2021 lần lượt đạt 11,1%; 15% tăng gần gấp 2 lần so với năm 2020).
– Công ty cổ phần trung tâm thương mại Lotte Việt Nam: Tại thời điểm 31/12/2021, tổng tài sản của công ty là 9.455 tỷ đồng, giảm 4,8% so với 31/12/2020. Đối lập với Công ty TNHH Dinh dưỡng 3A (Việt Nam), tài sản dài hạn chiếm phần lớn (91%) trong cơ cấu tài sản của Công ty cổ phần trung tâm thương mại Lotte Việt Nam, do đó chi phí cố định trong cấu trúc chi phí cao. Nợ phải trả đạt 6.548 tỷ đồng, giảm tương ứng 8,7% so với cùng thời điểm năm 2020. Về tình hình hoạt động kinh doanh, năm 2021, doanh thu của Công ty giảm 15,9% (tương đương giảm 945 tỷ đồng) so với năm 2020. Do cơ cấu chi phí chủ yếu là tài sản cố định cho nên lợi nhuận sau thuế của Công ty giảm 780 tỷ đồng và trong 2 năm Công ty đều lỗ (2020: lỗ 41 tỷ đồng; 2021: lỗ 821 tỷ đồng). Xét về các chỉ tiêu tài chính, mặc khả năng thanh toán tổng quát của công tỷ trọng 2 năm 2020 – 2021 đều lớn hơn 1, tương đương trung bình ngành, tuy nhiên do cơ cấu tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng chính trong tài sản nên khả năng thanh toán hiện hành thấp (dưới 0,5) dẫn đến rủi ro thanh toán ngắn hạn, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục của Công ty. Về cơ cấu nguồn vốn, nợ trên vốn chủ sở hữu tiếp tục duy trì ở mức cao tại năm 2021 (trên 200%) cho thấy Công ty đang sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản. Các chỉ số sinh lợi âm do công ty hoạt động thua lỗ trong 02 năm liên tiếp.
Có thể thấy rằng, mặc dù cả 02 công ty đều có vốn điều lệ lớn trong ngành tuy nhiên việc đầu tư vào mô hình kinh doanh khác nhau sẽ đem lại hiệu quả kinh doanh khác nhau, nhất là khi nền kinh tế xã hội biến động mạnh bởi dịch Covid 19. Công ty TNHH Dinh dưỡng 3A (Việt Nam) được hưởng lợi lớn khi tập trung vào thương mại hàng hóa thực phẩm (đầu tư vào tài sản ngắn hạn) trong khi Công ty cổ phần trung tâm thương mại Lotte Việt Nam lại bị ảnh hưởng tiêu cực do tập trung đầu tư vào hệ thống cửa hàng bán lẻ (đầu tư vào tài sản dài hạn) với quy mô lớn.
6.3. Lĩnh vực Công nghiệp chế biến, chế tạo
Trong năm 2021, toàn ngành Sản xuất giày, dép chứng kiến tăng vốn điều lệ của chủ đầu tư với tổng số vốn tăng thêm là 9.192 tỷ đồng, đạt 98.708 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm. Lợi nhuận sau thuế từ 561 tỷ đồng vào năm 2020 chuyển thành lỗ vào năm 2021 với tổng lỗ là 6.802 tỷ đồng. Tuy vậy, số nộp vào NSNN có sự gia tăng khi tổng số nộp NSNN năm 2021 đạt 6.529 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2020. Mặc dù trải qua 02 năm hoạt động khó khăn nhưng khả năng thanh toán trung bình ngành được duy trì ở mức tốt (lớn hơn 1); cơ cấu nguồn vốn duy trì ổn định với tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu là 1:1. Do lỗ sau thuế toàn ngành năm 2021 nên các chỉ tiêu sinh lợi ROA, ROE âm.
Để đánh giá cụ thể hơn, có thể xem xét tình hình tài chính 02 doanh nghiệp tiêu biểu trong ngành, cụ thể như sau:
Tình hình tài chính của 02 Công ty và toàn ngành trong năm 2020 – 2021
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu |
Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam (TP. Hồ Chí Minh) |
Công ty TNHH Longwell (Đồng Nai) |
Sản xuất giày, dép |
|||
2020 |
2021 |
2020 |
2021 |
2020 |
2021 |
|
1. Tổng Tài sản |
13.346 |
15.262 |
3.300 |
4.163 |
199.967 |
214.469 |
– Tài sản ngắn hạn |
8.972 |
11.075 |
646 |
1.141 |
91.851 |
104.422 |
– Tài sản dài hạn |
4.374 |
4.187 |
2.655 |
3.022 |
108.116 |
110.047 |
2. Nợ phải trả |
7.758 |
10.871 |
31 |
62 |
100.099 |
113.874 |
– Nợ ngắn hạn |
7.093 |
10.174 |
31 |
62 |
86.176 |
101.562 |
– Nợ dài hạn |
666 |
697 |
– |
– |
13.923 |
12.312 |
3. Vốn chủ sở hữu |
5.587 |
4.392 |
3.269 |
4.101 |
99.868 |
100.595 |
– Vốn đầu tư của chủ sở hữu |
2.697 |
2.697 |
3.258 |
4.330 |
89.516 |
98.708 |
– Lợi nhuận chưa phân phối |
2.008 |
877 |
11 |
(229) |
4.993 |
(2.801) |
4. Doanh thu |
25.070 |
19.974 |
21 |
189 |
254.754 |
249.370 |
5. Lợi nhuận sau thuế |
(811) |
(1.131) |
1 |
(240) |
561 |
(6.241) |
6. Nộp NSNN |
99 |
29 |
2 |
2 |
2.350 |
2.421 |
7. Các chỉ tiêu tài chính |
|
|
|
|
|
|
Khả năng thanh toán tổng quát (lần) |
1,72 |
1,40 |
106,45 |
67,15 |
2,00 |
1,88 |
Khả năng thanh toán hiện hành (lần) |
1,26 |
1,09 |
20,84 |
18,40 |
1,07 |
1,03 |
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (%) |
138,86 |
247,52 |
0,95 |
1,51 |
100,23 |
113,20 |
ROA (%) |
(6,1) |
(7,4) |
– |
(5,8) |
0,3 |
(2,9) |
ROE (%) |
(14,5) |
(25,8) |
– |
(5,9) |
0,6 |
(6,2) |
Nguồn: Số liệu được tổng hợp và tính toán từ dữ liệu của Tổng cục Thuế
– Công ty TNHH Longwell: Tại thời điểm 31/12/2021, tổng tài sản của Công ty là 4.163 tỷ đồng, tăng 863 tỷ đồng so với 31/12/2020. Trong năm, Công ty tăng 1.072 tỷ đồng vốn điều lệ, tương ứng tăng 32,9% so với cùng thời điểm năm trước. Công ty đã quyết định tăng vốn điều lệ để đầu tư cho tài sản với chi phí vốn cao. Mặc dù tổng doanh thu năm 2021 tăng gấp 8 lần so với năm 2020 (2021: 189 tỷ đồng) tuy nhiên lỗ sau thuế là 240 tỷ đồng. Nộp NSNN năm 2021 hầu như không đổi so với năm 2020 (2 tỷ đồng), về các chỉ tiêu tài chính, khả năng thanh toán duy trì ở mức cao với khả năng thanh toán hiện hành lớn hơn 18 lần, khả năng thanh toán tổng quát trên 67 lần. Bên cạnh việc mới tăng vốn trong năm 2021 kèm theo khó khăn về tình hình kinh doanh dẫn đến Công ty chưa sử dụng hiệu quả các nguồn vốn. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu thấp trong 2 năm 2020 – 2021 (dưới 2%) cho thấy công ty chủ yếu hoạt động trên nguồn vốn chủ sở hữu với chi phí vốn cao. Công ty nên cân nhắc đến các khoản nợ vay để giảm thiểu chi phí vốn, đồng thời tận dụng hiệu quả các chi phí tài chính để cải thiện lợi nhuận.
Trong năm 2021, các doanh nghiệp FDI hoạt động trong ngành Sản xuất giày, dép gặp khó khăn, nhất là từ cuối tháng 5/2021, dịch Covid-19 bùng phát mạnh và thực hiện giãn cách xã hội kéo dài. Tại các doanh nghiệp còn hoạt động, sản xuất cũng bị suy giảm do người lao động phải làm việc giãn cách, đồng thời phát sinh nhiều chi phí do đứt gãy chuỗi cung nguyên phụ liệu, chi phí phòng chống dịch. Các doanh nghiệp giày dép bị thiệt hại lớn do phải ngừng/giảm sản xuất, bị khách hàng hủy đơn hàng xuất khẩu, trong khi vẫn phải chịu các chi phí duy trì nhà máy, trả lương cho người lao động. Do đó, 02 công ty Pouyuen Việt Nam và Longwell đều không tránh khỏi tình hình biến động chung của toàn ngành khi thể hiện sự sụt giảm rõ rệt về kết quả kinh doanh. Do đây là ảnh hưởng chung về thị trường vĩ mô cũng như thị trường ngành cho nên các doanh nghiệp cần có các giải pháp tích cực để giảm thiểu rủi ro đến quá trình hoạt động cũng như đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
1. Nhận xét, đánh giá
1.1. Nhận xét chung
Với việc triển khai nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật thu hút, quản lý đầu tư nước ngoài, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã phát triển nhanh, trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế, số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng được mở rộng. Tình hình hoạt động kinh doanh năm 2021 có sự chuyển biến tích cực với sự tăng trưởng dương về quy mô tài sản, vốn đầu tư, số nộp ngân sách nhà nước, đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội.
Hoạt động đầu tư nước ngoài tại nước ta ngày càng đa dạng, là địa điểm đầu tư hấp dẫn và tạo niềm tin cho các nhà đầu tư đến từ nhiều quốc gia và châu lục trên thế giới với quy mô vốn và số lượng dự án tăng, góp phần tăng trưởng ở nhiều lĩnh vực (Công nghiệp chế biến, chế tạo; Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ,…) trên nhiều địa bàn, góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người lao động và tăng thu ngân sách nhà nước.
Bên cạnh kết quả đạt được, sự tăng trưởng nguồn vốn của doanh nghiệp FDI phần lớn đến từ nguồn tài trợ bên ngoài; các chỉ tiêu sinh lời một số lĩnh vực vẫn còn âm, chưa được cải thiện; nộp ngân sách vẫn chưa tương xứng với tổng mức đầu tư; số doanh nghiệp FDI báo lỗ, doanh nghiệp lỗ lũy kế, lỗ mất vốn chủ sở hữu có chiều hướng gia tăng cả về số lượng và giá trị lỗ.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu tại các vùng có điều kiện thuận lợi như vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh, thành phố lớn, có trình độ phát triển kinh tế – xã hội cao dẫn đến tình trạng phát triển không đồng đều giữa các vùng và địa phương. Các sản phẩm mà nhà đầu tư nước ngoài xuất khẩu chủ yếu là hàng gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng thấp, sử dụng nhiều lao động, công nghệ chưa cao, tỷ lệ nội địa hóa còn thấp.
1.2. Nhận xét cụ thể
Năm 2021, tình hình tài chính của doanh nghiệp FDI có sự tăng trưởng, cụ thể: tổng tài sản là 8.857.187 tỷ đồng, tăng 1.025.139 tỷ đồng (tăng 13%) so với năm 2020; vốn chủ sở hữu là 3.640.866 tỷ đồng, tăng 358.258 tỷ đồng (tăng 12,3%) so với năm 2020; nợ phải trả là 5.261.313 tỷ đồng, tăng 666.872 tỷ đồng (tăng 14,7%) so với năm 2020. Quy mô tài sản mặc dù tăng nhưng tốc độ tăng của nợ phải trả cao hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu cho thấy sự mở rộng của tài sản đến từ các khoản nợ nhiều hơn từ nguồn vốn của nhà đầu tư.
Về kết quả hoạt động kinh doanh năm 2021, doanh thu là 8.567.847 tỷ đồng, tăng 1.384.851 (tăng 19%) so với năm 2020; lợi nhuận sau thuế là 366.222 tỷ đồng, tăng 83.585 tỷ đồng (tăng 29,6%). Theo đó, số nộp NSNN là 179.630 tỷ đồng, tăng 15.292 tỷ đồng (tăng 9,3%) so với năm 2020. Doanh nghiệp FDI đã góp phần tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, số nộp NSNN có tốc độ tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận sau thuế cho thấy rằng mức đóng góp vào NSNN chưa thực sự tương xứng với mức đầu tư và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp FDI.
Một số lĩnh vực có tỷ trọng lớn và tốc độ tăng trưởng cao về vốn đầu tư: Công nghiệp chế biến, chế tạo (tỷ trọng 77%, tăng trưởng 8%); Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (tỷ trọng 5%, tăng trưởng 25%), Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ (tỷ trọng 6%, tăng trưởng 14%). Về số nộp NSNN, lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn và tốc độ tăng trưởng cao là: Công nghiệp chế biến, chế tạo (tỷ trọng 66%, tăng trưởng 7%), Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác (tỷ trọng 8%, tăng trưởng 13%); Hoạt động kinh doanh bất động sản (tỷ trọng 8%, tăng trưởng 6%). Điều này cho thấy, lĩnh vực Công nghiệp chế biến, chế tạo có ảnh hưởng trọng yếu tới nền kinh tế với sức tăng trưởng khá đồng đều ở cả chỉ tiêu vốn chủ sở hữu và số nộp NSNN; tuy vậy, một số lĩnh vực khác cùng có mức ảnh hưởng lớn đến vốn chủ sở hữu nhưng chưa hẳn đã là lĩnh vực có đóng góp lớn vào nguồn thu NSNN.
Trong năm 2021, số doanh nghiệp báo lỗ là 14.293 doanh nghiệp (chiếm 55% tổng số doanh nghiệp), tăng 11% so với năm 2020 với giá trị là 168.334 tỷ đồng; số doanh nghiệp lỗ lũy kế là 16.258 doanh nghiệp (chiếm 62% tổng số doanh nghiệp), tăng 8% so với năm 2020 với giá trị là 706.146 tỷ đồng; số doanh nghiệp lỗ mất vốn chủ sở hữu là 4.402 doanh nghiệp (chiếm 17% tổng số doanh nghiệp), tăng 15% so với năm 2020 với giá trị là 162.233 tỷ đồng. Tỷ trọng doanh nghiệp lỗ, lỗ lũy kế lớn hơn doanh nghiệp báo lãi và có tốc độ tăng khá cao so với năm 2020 cho thấy việc sử dụng tài sản, vốn đầu tư của một bộ phận lớn các doanh nghiệp FDI chưa đạt hiệu quả và chưa phát huy được tiềm lực của mình. Như vậy, cần phải thu hút có chọn lọc, đánh giá hiệu quả đầu tư để nâng cao chất lượng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Về địa bàn đầu tư, khu vực thu hút nguồn vốn FDI tập trung chủ yếu tại các vùng có điều kiện thuận lợi như vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh, thành phố lớn, có trình độ phát triển kinh tế – xã hội cao như: TP. Hồ Chí Minh (1.739.622 tỷ đồng), Hà Nội (916.846 tỷ đồng), Bình Dương (687.674 tỷ đồng), Hải Phòng (533.641 tỷ đồng),… Các địa phương có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn chưa thực sự hấp dẫn vốn đầu tư FDI như: Điện Biên (15 tỷ đồng), Hà Giang (18 tỷ), Kon Tum (158 tỷ đồng), Bắc Kạn (269 tỷ đồng),… dẫn đến tình trạng phát triển không đồng đều giữa các vùng và địa phương. Do đó, các địa phương, đặc biệt là địa phương chưa thu hút được nhiều dự án của nhà đầu tư nước ngoài cần tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư và đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của từng địa phương.
Các sản phẩm xuất khẩu với trị giá xuất siêu là: Hàng dệt, may (20,54 tỷ USD); Giày dép các loại (14,52 tỷ USD); Phương tiện vận tải và phụ tùng (8,98 tỷ USD); Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận (2,79 tỷ USD);… chủ yếu là sản phẩm thâm dụng nhiều lao động với nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất chiếm tỷ trọng cao. Việc doanh nghiệp FDI chủ yếu tập trung ở công đoạn đơn giản, khâu lắp ráp cuối của chuỗi, dẫn đến mức chuyển giao công nghệ hạn chế, tỷ lệ nội địa hóa thấp.
2. Kiến nghị, đề xuất
Trên cơ sở đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp ĐTNN năm 2021, Bộ Tài chính kiến nghị, đề xuất một số nội dung sau:
2.1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
– Tiếp tục triển khai có hiệu quả chính sách ưu đãi đầu tư theo quy mô dự án đầu tư và theo địa bàn kinh tế – xã hội phù hợp với quan điểm chỉ đạo “Chủ động thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu” theo Nghị quyết 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.
– Tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương trong việc thu hút nguồn vốn FDI chất lượng cao (quy mô dự án, trình độ công nghệ, tiêu chuẩn môi trường, nghiên cứu và phát triển..), đánh giá hiệu quả đầu tư nước ngoài nhằm thu hút đầu tư có chọn lọc, góp phần phát triển kinh tế – xã hội bền vững.
– Xây dựng cơ sở dữ liệu trong hệ thống thông tin và cơ sở quốc gia về FDI trên phạm vi toàn quốc dựa trên nền tảng công nghệ thông tin và truyền thông, trong đó tích hợp các thông tin quản lý đầu tư đối với lĩnh vực được phân công của các Bộ, ngành liên quan.
2.2. Bộ Công Thương
– Chủ động thúc đẩy, phát triển cụm liên kết ngành, phát triển các ngành công nghiệp vật liệu nhằm tăng cường tính tự chủ về nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất, giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu.
– Tiếp tục triển khai có lộ trình theo hướng tăng tỷ trọng của các ngành nghề kinh tế, sản xuất nội địa hóa, công nghệ cao thay cho công nghiệp lắp ráp, gia công, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và vị trí của doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
2.3. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; thúc đẩy liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp, gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp.
2.4. Đối với địa phương
– Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư bảo đảm việc thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài theo đúng định hướng, quy hoạch và yêu cầu phát triển của cả nước nói chung và từng địa phương nói riêng; hoàn thiện cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.
– Tăng cường công tác giám sát, đánh giá về tình hình thực hiện các dự án đầu tư; thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo tại các địa phương, trong đó nâng cao chất lượng báo cáo và đảm bảo thời gian, tiến độ báo cáo theo quy định.
– Thực hiện nghiêm cơ chế phân cấp, phân quyền, chủ động xử lý những sự việc cụ thể liên quan đến dự án đầu tư nước ngoài theo đúng thẩm quyền để đáp ứng tính kịp thời, hiệu quả trong việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp FDI và nhà đầu tư.
– Tiếp tục rà soát, cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết, rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước.
Bộ Tài chính kính báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.
Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091
Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.
_______________
Gia nhập Manabox từ 2017 và hiện đang đảm nhận vai trò làm Giám đốc vận hành, với mong muốn chia sẻ kiến thức của bản thân, Việt Anh sẽ cung cấp những bài viết chất lượng nhất đến độc giả cả về phương diện tình huống thực tiễn và cả góc độ quy định pháp lý.