Tài liệu bị hư hỏng do thiên tai thì kế toán phải làm gì? Việc thực hiện các bước dưới đây sẽ giúp bạn khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra và đảm bảo tính chính xác của hồ sơ kế toán
Nội dung bài viết
Các bước cần thực hiện
Trong trường hợp tổn thất chứng từ, Doanh nghiệp nên thực hiện ngay các công việc theo điều 42 Luật kế toán số 88/2015/QH13 và Thông tư số 96/2010/TT-BTC ngày 05/07/2010:
Bước |
Nội dung công việc |
1 Đánh giá tình hình |
Kiểm tra, xác định và lập biên bản về số lượng, hiện trạng, nguyên nhân tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại để xác định khả năng phục hồi, bao gồm cả tài liệu giấy lẫn dữ liệu điện tử. |
2 Báo cáo sự cố |
Thông báo cho tổ chức, cá nhân có liên quan và cơ quan nhà nước có thẩm quyền như: Cơ quan tài chính, cơ quan thuế, kho bạc nhà nước, cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp trong thời hạn 15 ngày sau khi phát hiện tài liệu kế toán bị mất hoặc bị huỷ hoại do nguyên nhân khách quan. |
3 Khôi phục tài liệu |
Thành lập Ban phục hồi, xử lý tài liệu kế toán để thực hiện các công việc liên quan đến phục hồi, xử lý tài liệu kế toán để tổ chức phục hồi lại tài liệu kế toán bị hư hỏng mức tối đa có thể + Phục hồi tài liệu bên trong doanh nghiệp: Thống kê lại các tài liệu cần phục hồi, lập lại và lưu trữ và thực hiện phục hồi
+ Phục hồi tài liệu bên ngoài doanh nghiệp: Liên hệ với tổ chức, cá nhân có giao dịch tài liệu, số liệu kế toán (Các nhà cung cấp, khách hàng, ngân hàng và các bên liên quan khác) để được sao chụp hoặc xác nhận lại tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại. Đối với những tài liệu kế toán không thể sao chụp được do những lý do như đơn vị kế toán cung cấp bị giải thể, phá sản … Doanh nghiệp phải lập “Biên bản xác định các tài liệu kế toán không thể sao chụp được” |
4 Kiểm kê |
Đối với tài liệu kế toán có liên quan đến tài sản nhưng không thể phục hồi thì phải kiểm kê tài sản để lập lại tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại Sau khi kiểm kê, cần cập nhật các thông tin vào hệ thống kế toán để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của các báo cáo tài chính. |
5 Rà soát và phòng ngừa |
Đánh giá lại các quy trình lưu trữ tài liệu và dữ liệu để cải thiện các biện pháp phòng ngừa trong tương lai, như lưu trữ đa địa điểm, sao lưu thường xuyên, và bảo mật dữ liệu. |
Chính sách thuế với khoản chi ủng hộ khắc phục thiên tai, lũ lụt
Xem thêm 2 bản tin sau
Chi tài trợ, ủng hộ khắc phục thiên tai được trừ khi tính thuế TNDN, thuế TNCN không?
Mất chứng từ kế toán phải làm gì?
Xem thêm
Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091
Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.
_______________
Gia nhập Manabox từ 2017 và hiện đang đảm nhận vai trò làm Giám đốc vận hành, với mong muốn chia sẻ kiến thức của bản thân, Việt Anh sẽ cung cấp những bài viết chất lượng nhất đến độc giả cả về phương diện tình huống thực tiễn và cả góc độ quy định pháp lý.