Gần đây, nhiều khách hàng của chúng tôi hỏi về dịch vụ hỗ trợ thanh tra Sở kế hoạch và đầu tư. Vậy cùng tìm hiểu một số nội dung về thanh tra của Sở kế hoạch và đầu tư nhé.
1/ Xác định phạm vi thanh tra
Ví dụ:
Theo thông tư 02/2022/TT-BKHĐT, Điều 8. Nội dung kiểm tra tổ chức kinh tế, dự án có vốn đầu tư nước ngoài
a) Giá trị tài sản góp vốn của các bên (giá trị quyền sử dụng đất; giá trị tài sản máy móc, thiết bị; quyền sở hữu trí tuệ và các tài sản khác theo quy định của pháp luật); b) Việc sử dụng đúng mục đích của máy móc thiết bị nhập khẩu tạo tài sản cố định, nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất thuộc đối tượng miễn thuế nhập khẩu; c) Kiểm tra kết quả xác định giá trị doanh nghiệp, giá trị cổ phiếu tại thời điểm trước khi lên sàn chứng khoán trong một số trường hợp đặc biệt có dấu hiệu nâng khống giá trị doanh nghiệp; d) Các giao dịch với công ty mẹ ở nước ngoài hoặc các công ty có quan hệ liên kết; đ) Tình hình thực hiện các khoản nợ (vay ngân hàng, phát hành trái phiếu doanh nghiệp và các khoản vay nợ khác); e) Trích lập, sử dụng các quỹ dự phòng, khấu hao tài sản cố định, hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái; g) Việc chia lợi nhuận đối với phần vốn góp của nhà nước trong tổ chức kinh tế, dự án có vốn đầu tư nước ngoài; h) Tình hình bảo toàn vốn góp của tổ chức kinh tế, dự án có vốn nhà nước (bao gồm đầu tư ra ngoài doanh nghiệp và tiếp nhận đối tác vào góp vốn liên doanh, liên kết trong tổ chức kinh tế). 6. Các nội dung khác liên quan tới triển khai thực hiện dự án đầu tư a) Việc chấp hành quy định về điều kiện giám sát, đánh giá đầu tư và chế độ báo cáo, thống kê theo quy định; b) Việc chấp hành biện pháp xử lý vi phạm đã phát hiện. 7. Đối với các dự án thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, ngoài các nội dung được quy định từ khoản 1 đến khoản 6 Điều này, nội dung kiểm tra còn bao gồm việc thực hiện các nội dung quy định tại Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tùy mục đích, yêu cầu của công tác kiểm tra và theo tính chất, đặc điểm của dự án có vốn đầu tư nước ngoài, nội dung kiểm tra có thể bao gồm toàn bộ hay một phần các nội dung quy định tại Điều này. |
2/ Thực hiện hỗ trợ thanh tra
Điều 15. Tổ chức đoàn kiểm tra
a) Đơn vị được giao nhiệm vụ xây dựng Đề cương triển khai kiểm tra và trình người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra ra Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra, trong đó nêu rõ tên đối tượng được kiểm tra, thành phần đoàn kiểm tra (trưởng đoàn, phó trưởng đoàn, các thành viên), phạm vi, hình thức, nội dung và thời gian kiểm tra, trách nhiệm của đoàn kiểm tra, của đơn vị kiểm tra và các đơn vị có liên quan. b) Trưởng đoàn kiểm tra trình người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền hoặc Thủ trưởng đơn vị được ủy quyền phê duyệt kế hoạch kiểm tra chi tiết, gồm: – Mục đích, yêu cầu kiểm tra; – Nội dung kiểm tra; – Thời gian và địa điểm kiểm tra; – Thành phần Đoàn kiểm tra; – Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Đoàn kiểm tra; – Chương trình làm việc của Đoàn kiểm tra; – Dự trù kinh phí cho Đoàn kiểm tra. c) Cơ quan, đơn vị chủ trì kiểm tra có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho đối tượng được kiểm tra và các cơ quan, đơn vị liên quan (nếu có) về việc kiểm tra (thời gian, địa điểm, nội dung kiểm tra; các tài liệu cần chuẩn bị để phục vụ công tác kiểm tra). Mẫu báo cáo cần chuẩn bị để phục vụ công tác kiểm tra được ban hành tại Mẫu số 2 kèm theo Thông tư này để cơ quan, đơn vị chủ trì kiểm tra áp dụng. Thời gian thực hiện việc kiểm tra do Trưởng đoàn quyết định, nhưng phải sau ít nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan, đơn vị được kiểm tra nhận được văn bản thông báo kiểm tra hoặc sau ít nhất 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành Quyết định thành lập Đoàn. Thời gian chuẩn bị tài liệu của đối tượng kiểm tra tối thiểu là 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu chuẩn bị tài liệu. Trường hợp kiểm tra đột xuất, đoàn kiểm tra phải có trách nhiệm thông báo thời gian, nội dung kiểm tra cho cơ quan được kiểm tra chậm nhất là 01 ngày làm việc trước ngày kiểm tra. Trong trường hợp cần thiết, Trưởng đoàn kiểm tra được ấn định thời gian kiểm tra đột xuất.
a) Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm tổ chức thực hiện theo kế hoạch kiểm tra chi tiết; b) Đoàn kiểm tra có trách nhiệm thu thập, nghiên cứu, phân tích, đánh giá các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra; tiến hành kiểm tra, đối chiếu các thông tin, tài liệu (nếu cần); kiểm tra kết quả thực hiện để làm cơ sở cho báo cáo kết quả kiểm tra; c) Đoàn kiểm tra có trách nhiệm lập Biên bản kiểm tra. Biên bản kiểm tra được hoàn thành vào ngày kết thúc kiểm tra tại cơ quan, đơn vị được kiểm tra. Biên bản này phải có chữ ký của Trưởng đoàn kiểm tra hoặc thành viên được ủy quyền, phân công (trong trường hợp tiến hành kiểm tra nhiều vấn đề, liên ngành) và đại diện có thẩm quyền của đơn vị được kiểm tra để làm cơ sở lập Báo cáo kết quả kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra sau này; d) Khi kết thúc kiểm tra tại nơi được kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho đại diện có thẩm quyền của đơn vị được kiểm tra biết và bàn giao tài liệu, trang thiết bị sử dụng trong quá trình kiểm tra. |
3/ Kết luận và Xử phạt sau thanh tra
Xem mức phạt tại Nghị định 122/2021/NĐ-CP
- Bản tiếng Việt: 122_2021_ND-CP_Vn
- Bản tiếng Anh: 122_2021_ND-CP_En
Tham khảo ví dụ
Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091
Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.
_______________
Việt Anh gia nhập Manabox từ năm 2017 và hiện đang làm Giám đốc vận hành tại Manabox Việt Nam. Với mong muốn chia sẻ kiến thức của bản thân, Việt Anh sẽ cung cấp những bài viết chất lượng nhất đến độc giả.