THƯ VIỆN CÁC THỦ TỤC KIỂM SOÁT chu trình kinh doanh

THƯ VIỆN CÁC THỦ TỤC KIỂM SOÁT chu trình kinh doanh được đề cập tại Phụ lục 1 – Chương trình kiểm toán được tham khảo từ tài liệu do Hội kiểm toán Viên hành nghề Việt Nam VACPA chia sẻ

Chu trình bán hàng, phải thu, thu tiền

Stt

Thủ tục kiểm soát

Cơ sở dẫn liệu

1.      

Nhân sự và sự phân nhiệm

 

 

–    Nhân viên bán hàng, nhân viên thu tiền hàng và nhân viên quản lý nợ phải thu phải có năng lực phù hợp với công việc được giao, được đào tạo và giám sát đầy đủ.

Tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác, đánh giá, đúng kỳ, phân loại, quyền và nghĩa vụ

 

–    Phải đảm bảo sự độc lập giữa các bộ phận: Bộ phận phê duyệt tín dụng cho khách hàng, bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý nợ phải thu và bộ phận thu tiền.

Tính hiện hữu

 

–    Bộ phận vận chuyển và xuất hóa đơn phải độc lập với bộ phận thu tiền.

Tính hiện hữu

 

–    Nhân viên lập và gửi báo cáo cho khách hàng phải độc lập với nhân viên kế toán nợ phải thu.

Tính hiện hữu, tính chính xác, đúng kỳ, quyền và nghĩa vụ, phân loại

2.      

Các quy định nội bộ

 

 

–    Có quy định về ghi nhận doanh thu và thông báo rõ ràng tới nhân viên kế toán và các nhân viên có liên quan.

Tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác, đúng kỳ, phân loại

 

–    Có quy định về bán hàng, theo dõi các khoản phải thu, thu tiền mặt và thông báo, phổ biến thường xuyên cho nhân viên.

Tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác, quyền và nghĩa vụ

 

–    Có quy định về những giao dịch bán hàng bất thường (như bán phế phẩm, bán hàng cho nhân viên công ty…) và thông báo, phổ biến thường xuyên cho nhân viên.

Tính hiện hữu, tính chính xác

3.      

Yêu cầu đối với chứng từ liên quan

 

 

–    Phải có đơn đặt hàng có hiệu lực trước khi thực hiện giao hàng.

Tính hiện hữu, tính chính xác

 

–    Phiếu thu phải được đánh sẵn số thứ tự cho mỗi lần bán hàng thu tiền mặt.

Tính hiện hữu, tính chính xác

 

–    Khi nhận séc, phải đóng dấu vào séc “chỉ trả tiền vào TK” (“for deposit only”), cùng với số TK của đơn vị. Yêu cầu ngân hàng không cho phép dùng séc để rút tiền mặt.

Tính hiện hữu

 

–    Các khoản thu bằng séc được lập thành danh sách, tính tổng và soát xét lại trước khi chuyển cho ngân hàng để chuyển tiền vào TK.

Tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác

 

–    Tất cả các khoản thu (bằng tiền mặt hoặc séc) được gửi vào ngân hàng thường xuyên và kịp thời.

Tính hiện hữu

 

–    Thường xuyên có biện pháp để thu nợ tiền hàng và lưu tài liệu về các biện pháp này.

Tính chính xác, đánh giá

4.      

Đối chiếu, kiểm tra

 

 

–    Loại hàng hóa, số lượng, đơn giá, thuế và thành tiền phải được kiểm tra và soát xét trước khi phát hành hóa đơn.

Tính chính xác

 

–    Nội dung chi tiết trên hóa đơn phải được đối chiếu với đơn đặt hàng và chứng từ vận chuyển.

Tính hiện hữu, tính chính xác

 

–    Doanh thu từ việc bán và giao hàng tận nơi thu tiền mặt được đối chiếu hàng ngày với số tiền người giao hàng thu và phải có tài liệu phê duyệt.

Tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác

 

–    Phải lập báo cáo bán hàng/nợ phải thu hàng tháng và gửi cho khách hàng để đối chiếu.

Tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác

 

–    Kiểm tra (tự động hoặc thủ công) việc đánh số thứ tự liên tục trên chứng từ vận chuyển và hóa đơn.

Tính chính xác

 

–    Đối chiếu giữa tổng doanh thu bán hàng ghi nhận trên máy tính tiền và số tiền mặt thực thu hàng ngày/mỗi ca bán hàng. Đối chiếu với doanh thu ghi nhận trên sổ kế toán.

Tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác

 

–    Đối chiếu số thứ tự của đơn đặt hàng/chứng từ vận chuyển với số ghi trên hóa đơn.

Tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác

 

–    Đối chiếu Nhật ký bán hàng/sổ chi tiết với sổ cái.

Tính chính xác

 

–    Lập Bảng đối chiếu giữa tổng số tiền gửi ngân hàng hàng ngày với báo cáo các khoản phải thu và doanh thu bán hàng thu tiền mặt.

Tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác

 

–    Kiểm tra việc đánh số thứ tự liên tục của phiếu thu tiền mặt, đối chiếu với số liệu tiền mặt gửi vào ngân hàng. Lưu tài liệu về ngày kiểm tra.

Tính hiện hữu, tính chính xác

 

–    Kiểm tra để đảm bảo tỷ giá quy đổi ngoại tệ được sử dụng là chính xác.

Tính chính xác

5.      

Phê duyệt

 

 

–    Các giao dịch bán hàng chưa thanh toán ngay đều phải được phê duyệt bán chịu.

Tính hiện hữu, tính chính xác

 

–    Giá bán phải áp dụng theo Bảng giá bán chuẩn. Nếu áp dụng giá bán khác thì phải có tài liệu thể hiện sự phê duyệt.

Tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác

 

–    Các khoản chiết khấu hoặc giảm giá hàng bán ngoài quy định phải có tài liệu thể hiện sự phê duyệt.

Tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác

 

–    Các giao dịch bán hàng bất thường (như bán hàng cho nhân viên, bán phế liệu,…) phải có tài liệu thể hiện sự phê duyệt.

Tính hiện hữu

6.      

Kiểm soát tự động trên hệ thống

 

 

–    Hệ thống không cho phép thay đổi ngày hóa đơn (ví dụ: ngày đã cài sẵn trên máy, thì máy sẽ tự động hiện ngày trên hóa đơn khi lập, nhân viên không thể sửa tay vào quy trình này).

Tính hiện hữu, tính chính xác

 

–    Hệ thống tự động thông báo đối với một hóa đơn bị phát hành hai lần

Tính chính xác

 

–    Hệ thống kiểm tra các khoản thanh toán điện tử đã được ghi có vào đúng TK khách hàng và tính tổng để nhập vào sổ kế toán.

Tính chính xác

 

–     Bảng tỷ giá hối đoái được tự động nhập dữ liệu và tự động quy đổi.

Tính chính xác

7.      

Các báo cáo nội bộ và soát xét của BGĐ

 

 

–    Lập Báo cáo hàng tháng về giá bán đặc biệt (khác với Bảng giá chuẩn)
và các giao dịch bán hàng bất thường (bán phế liệu, bán hàng cho nhân viên…). BGĐ (*) soát xét Báo cáo này, ghi lại các hành động cần thiết và theo dõi việc thực hiện.

Tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác

 

–    Lập Báo cáo bán hàng hàng tháng (thể hiện rõ: doanh số bán theo khách hàng, theo dòng sản phẩm, theo khu vực… và so sánh với kế hoạch bán hàng hoặc/và so sánh với các kỳ trước).

Tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác

 

–    Lập Báo cáo về hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán. BGĐ (*) phân tích Báo cáo này, điều tra các chênh lệch bất thường và ghi lại kết quả.

Tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác

 

–    Lập Báo cáo phân tích doanh thu, giá vốn hàng bán, lãi gộp và so sánh các chỉ tiêu này so với kế hoạch bán hàng và/hoặc so với các kỳ trước. BGĐ (*) xem xét và điều tra/ghi lại nguyên nhân chênh lệch (nếu có).

Tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác

 

–    Lập Báo cáo phân tích tuổi nợ (hàng tháng). Nhân viên thu nợ phải có hành động kịp thời đối với các khoản phải thu quá hạn. BGĐ (*) soát xét báo cáo này và có biện pháp xử lý đối với những khoản phải thu quá hạn.

Tính chính xác, đánh giá

 

–    Lập Báo cáo so sánh số tiền thực thu với kế hoạch dòng tiền và doanh thu bán hàng (ít nhất mỗi tháng một lần).

Tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác

 

–    Lập file hồ sơ khách hàng. BGĐ (*) định kỳ soát xét file hồ sơ khách hàng.

Tính hiện hữu, tính chính xác

 

–    Những khoản bán hàng vượt hạn mức tín dụng được điều tra và lưu lại kết quả.

Tính chính xác, đánh giá

 

–    BGĐ (*) soát xét những giao dịch lớn hoặc những giao dịch cuối kỳ để đảm bảo tuân thủ đúng chính sách ghi nhận doanh thu.

Tính chính xác

Chu trình mua hàng, phải trả, trả tiền

Stt

Thủ tục kiểm soát

Cơ sở dẫn liệu

1.      

Nhân sự và sự phân nhiệm

 

 

–    Nhân viên chịu trách nhiệm đối với việc mua hàng, vận chuyển, tiếp nhận hàng và thanh toán phải có đủ năng lực, được đào tạo và giám sát đầy đủ.

Tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác, đánh giá

 

–    Nhân viên nhận hàng không được thực hiện công việc kế toán.

Tính hiện hữu

 

–    Chỉ những người có thẩm quyền mới được truy cập các tài liệu về mua hàng, nhận hàng, các khoản phải trả và HTK.

Tính hiện hữu, tính chính xác

2.      

Các quy định nội bộ

 

 

–    Có quy định về cá nhân có thẩm quyền phê duyệt Đề nghị mua hàng/Đơn đặt hàng và hạn mức phê duyệt của các cá nhân đó.

Tính hiện hữu, tính chính xác

 

–    Có quy định về tiêu chuẩn phân biệt hàng hóa và TSCĐ và nhân viên kế toán phải hiểu rõ quy định này.

Tính chính xác

 

–    Có quy định rõ ràng về công việc của nhân viên chịu trách nhiệm mua hàng, vận chuyển, nhận hàng và thanh toán và nhân viên phải hiểu rõ trách nhiệm của mình.

Tính chính xác

 

–    Có quy định là chỉ ghi nhận hàng hóa được mua khi rủi ro và lợi ích sở hữu đã chuyển sang cho đơn vị mua và chính sách đó được thông báo rộng rãi trong đơn vị.

Tính hiện hữu, tính chính xác

3.      

Yêu cầu đối với chứng từ liên quan

 

 

–    Phải lập Danh mục nhà cung cấp thường xuyên, trong đó có thông tin chi tiết về TK của nhà cung cấp.

Tính chính xác

 

–    Sử dụng Đơn đặt hàng và Báo cáo nhận hàng được đánh số sẵn. Những trường hợp ngoại lệ phải có tài liệu thể hiện sự phê duyệt.

Tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác

 

–    Có các thủ tục kiểm soát tại thời điểm cuối kỳ nhằm phát hiện và hạch toán những Báo cáo nhận hàng chưa được xử lý.

Tính đầy đủ, tính chính xác

 

–    Hàng hóa nhận thiếu hoặc nhận thừa phải được ghi chép lại chi tiết và gửi tới bộ phận kế toán một cách kịp thời.

Tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác

 

–    Hàng hóa bị trả lại được tách biệt với các loại HTK khác và phải được theo dõi riêng.

Tính hiện hữu, tính chính xác

 

–    Chỉ thanh toán bằng séc cho các nhà cung cấp được phê duyệt và không được thanh toán bằng tiền mặt.

Tính hiện hữu

 

–    Việc sử dụng séc trống chỉ được hạn chế cho các cá nhân có thẩm quyền.

Tính hiện hữu

 

–    BGĐ (*) soát xét các séc thanh toán tiền hàng đã được đơn vị ghi nhận vào cuối kỳ nhưng chưa được ghi nhận trên sổ phụ ngân hàng.

Tính chính xác

 

–    Sử dụng séc thanh toán đã được đánh sẵn số thứ tự và ghi lại nội dung viết trên từng séc. Những séc hỏng phải ghi rõ là “HỦY” và được hủy bỏ.

Tính hiện hữu, tính chính xác

4.      

Đối chiếu, kiểm tra

 

 

–    Kiểm tra hạn mức chi theo dự toán chi hoặc cho từng cấp có thẩm quyền.

Tính hiện hữu, tính chính xác

 

–    Có các kiểm soát nhằm đảm bảo thẻ mua hàng công ty chỉ được cấp cho cho nhân viên có thẩm quyền, và không được phép mua hàng cho cá nhân.

Tính hiện hữu

 

–    Soát xét Báo cáo về các đơn đặt hàng hàng tháng và rà soát, kiểm tra những khoản mục cũ/bất thường.

Tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác

 

–    Đối chiếu đơn giá trên hóa đơn mua hàng với bảng giá, báo giá hoặc đơn đặt hàng đã được duyệt.

Tính chính xác

 

–    TK của nhà cung cấp được điền thông tin theo giao dịch và bộ phận kế toán soát xét tính hợp lý và nhất quán.

Tính chính xác

 

–    Đối chiếu thông tin trên phiếu nhận hàng với hóa đơn và đơn đặt hàng.

Tính chính xác

 

–    Kiểm tra sự chính xác của các thông tin trên hóa đơn mua hàng bao gồm tổng số tiền, chiết khấu, thuế, chi phí vận chuyển… trước khi thanh toán.

Tính chính xác

5.      

Phê duyệt

 

 

–    Cá nhân có thẩm quyền kiểm tra chứng từ và phê duyệt các khoản thanh toán trong hạn mức chi của mình.

Tính hiện hữu, tính chính xác

 

–    Đối với những khoản thanh toán vượt quá hạn mức chi của cá nhân/bộ phận hoặc vượt quá một giá trị cụ thể nào đó thì cần phải được cấp quản lý cao hơn phê duyệt.

Tính hiện hữu, tính chính xác

 

–    BGĐ (*) thường xuyên soát xét và phê duyệt Danh mục nhà cung cấp thường xuyên. Việc mua hàng hóa, dịch vụ từ những nhà cung cấp không có trong Danh mục nhà cung cấp thường xuyên phải được BGĐ (*) phê duyệt.

Tính hiện hữu, tính chính xác

6.      

Kiểm soát tự động trên hệ thống

 

 

–    Hệ thống tự động khớp thông tin trên hóa đơn với thông tin trên đơn đặt hàng. Những chứng từ có thông tin không khớp sẽ được hệ thống thông báo (ví dụ: thông tin trên hóa đơn không khớp với đơn đặt hàng) và nguyên nhân được điều tra kịp thời.

Tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác

 

–    Hệ thống sẽ không cho phép thanh toán đối với hàng hóa, dịch vụ nếu không có thông tin về việc hàng hóa đã nhận và việc thanh toán đã được phê duyệt.

Tính hiện hữu, tính chính xác

 

–    Hệ thống sẽ kiểm tra để ngăn ngừa trường hợp thanh toán trùng lắp cho cùng một đơn hàng.

Tính chính xác

 

–    Hệ thống tạo ra báo cáo các trường hợp ngoại lệ/bất thường về xử lý séc, xác định các số liệu trùng lắp, các khoản thanh toán vượt quá hạn mức chi,…

Tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác

 

–    Hệ thống xác định những hàng hóa phải được ghi nhận là TSCĐ dựa trên các tiêu chí có sẵn, như loại hàng hóa, mã hàng hóa, giá trị…

Tính đầy đủ, tính chính xác

7.      

Các báo cáo nội bộ và soát xét của BGĐ

 

 

–    Lập Báo cáo so sánh hàng hóa mua thực tế (bao gồm cả giá hàng và chi phí mua hàng liên quan) với kế hoạch mua hàng. BGĐ (*) soát xét và điều tra những chênh lệch (nếu có).

Tính đầy đủ, tính chính xác

 

–    BGĐ (*) thường xuyên soát xét bản phân tích tỷ lệ lãi gộp, điều tra những chênh lệch lớn.

Tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác

 

–    BGĐ (*) soát xét định kỳ việc áp dụng chính sách kế toán về việc ghi nhận TSCĐ/hàng hóa.

Tính chính xác

 

–    Lập Bản đối chiếu sổ chi tiết các khoản phải trả với Sổ nhật ký chung hàng tháng và phải được BGĐ (*) phê duyệt.

Tính chính xác

 

–    Lập Bản đối chiếu với ngân hàng hàng tháng và được BGĐ (*) soát xét.

Tính chính xác

 

–    Lập Bản đối chiếu giữa Báo cáo bán hàng của nhà cung cấp với TK phải trả hàng tháng và phải được BGĐ (*) soát xét.

Tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác

 

–    BGĐ (*) soát xét và phê duyệt các khoản chi phí trích trước vào cuối kỳ.

Tính đầy đủ, tính chính xác

 

–    Có thủ tục kiểm soát nhằm đảm bảo các khoản thanh toán được ghi nhận đúng kỳ.

Tính đầy đủ, tính chính xác

 

–    Có thủ tục kiểm soát nhằm đảm bảo tất cả các TK ngân hàng và chữ ký của người được ủy quyền được BGĐ (*) phê duyệt.

Tính hiện hữu

 

–    BGĐ (*) giải quyết kịp thời các yêu cầu của nhà cung cấp.

Tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác

 

–    BGĐ (*) soát xét định kỳ việc sử dụng séc thanh toán cho nhà cung cấp.

Tính hiện hữu, tính chính xác

 

–    BGĐ (*) tìm hiểu kịp thời lý do của những khoản thanh toán thừa cho nhà cung cấp.

Tính chính xác

Chu trình tiền lương và phải trả người lao động

Stt

Thủ tục kiểm soát

Cơ sở dẫn liệu

1.      

Nhân sự và sự phân nhiệm

 

 

–    Nhân viên kế toán tiền lương có năng lực phù hợp với công việc được giao, được đào tạo và giám sát đầy đủ.

Tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác

 

–    Nhân viên lập bảng lương không được thực hiện các chức năng khác liên quan đến nhân sự như tuyển dụng/sa thải nhân viên, chấm công và phát lương/séc chi lương.

Tính hiện hữu

 

–    Trách nhiệm lập bảng lương phải tách biệt với trách nhiệm kế toán tiền lương.

Tính hiện hữu

 

–    Hạn chế quyền truy cập vào hồ sơ cá nhân, sổ kế toán lương và séc thanh toán lương trống.

Tính hiện hữu

 

–    Đơn vị sử dụng tổ chức cung cấp dịch vụ ngoài có uy tín để tính lương và các khoản giảm trừ cho người lao động.

Tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác

2.      

Các quy định nội bộ

 

 

–    Có quy định rõ ràng về các khoản tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp và phổ biến đầy đủ cho nhân viên.

Tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác

3.      

Yêu cầu đối với chứng từ liên quan

 

 

–    Hồ sơ nhân sự phải lưu lại: Văn bản phê duyệt khi bổ sung các nhân viên mới vào bảng lương; văn bản phê duyệt mức lương của mỗi nhân viên; bất kỳ thay đổi nào liên quan đến tình trạng lao động (toàn thời gian, bán thời gian…) hoặc mức lương…

Tính hiện hữu

4.      

Đối chiếu, kiểm tra

 

 

–    Thông tin về tổng lương trước khấu trừ, số giờ công, số lượng lao động được trả lương mỗi kỳ…sử dụng cho việc lập bảng lương phải được so sánh với sổ nhật ký tiền lương.

Tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác

 

–    Một người khác với người lập bảng lương soát xét, kiểm tra lại việc tính toán các khoản tiền lương, thưởng và các khoản giảm trừ.

Tính hiện hữu, tính chính xác

 

–    Kiểm tra để đảm bảo thuế TNCN được kê khai và nộp đầy đủ, đúng hạn.

Tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác

 

–    Kiểm tra đúng TK trước khi ghi bút toán lương.

Tính chính xác

 

–    Lương trích trước phải được tính toán lại để đảm bảo tính chính xác.

Tính chính xác

 

–    Soát xét việc phân bổ số giờ công/chi phí cho từng hoạt động hoặc bộ phận.

Tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác

 

–    Có thủ tục kiểm soát để đảm bảo người lao động đã chấm dứt hợp đồng phải được xóa bỏ ngay lập tức khỏi bảng lương.

Tính hiện hữu, tính chính xác

5.      

Phê duyệt

 

 

–    Bảng chấm công và tổng số giờ làm việc phải được phê duyệt trước khi tính lương.

Tính hiện hữu, tính chính xác

 

–    Các khoản thanh toán ngoài mức lương cố định, như làm thêm giờ hoặc các khoản tiền thưởng, cần phải được người giám sát có thẩm quyền phê duyệt bằng văn bản.

Tính hiện hữu, tính chính xác

 

–    Việc thanh toán lương bằng tiền mặt phải được phê duyệt bằng văn bản.

Tính hiện hữu

 

–    Các khoản tiền thưởng phải được BGĐ (*) phê duyệt trước khi thanh toán.

Tính hiện hữu

 

–    Bút toán lương phải được Phụ trách bộ phận nhân sự phê duyệt trước khi ghi sổ.

Tính chính xác

6.      

Kiểm soát tự động trên hệ thống

 

 

–    Hệ thống sẽ không tạo ra thông tin thanh toán đối với những nhân viên đã chấm dứt hợp đồng.

Tính hiện hữu, tính chính xác

 

–    Hệ thống kiểm tra tính đầy đủ của các khoản giảm trừ cho người lao động.

Tính hiện hữu, tính chính xác

 

–    Hệ thống tạo ra báo cáo về các trường hợp bất thường khi các khoản giảm trừ thấp hơn mức thông thường theo chức vụ và tình trạng lao động.

Tính hiện hữu, tính chính xác

 

–    Hệ thống tạo ra báo cáo lương chi tiết để cho phép phát hiện và xử lý các trường hợp bất thường.

Tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác

7.      

Các báo cáo nội bộ và soát xét của BGĐ

 

 

–    Lập Báo cáo so sánh chi phí lương thực tế của từng bộ phận, từng hoạt động với kế hoạch. BGĐ (*) soát xét báo cáo này và điều tra chênh lệch lớn (nếu có).

Tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác

Chu trình lập và trình bày BCTC

Stt

Thủ tục kiểm soát

Cơ sở dẫn liệu

1.              

Người chịu trách nhiệm lập BCTC là người có đủ năng lực, được đào tạo và giám sát phù hợp.

Tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác, đánh giá

2.              

Nhân viên kế toán ký vào giải trình bằng văn bản mỗi năm về việc họ không nhận thấy các thông tin, giao dịch hay sự kiện làm cho BCTC có các sai sót trọng yếu.

Tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác, đánh giá

3.              

Có các thủ tục nhằm đảm bảo những cá nhân chịu trách nhiệm lập BCTC được cập nhật pháp luật và các quy định về lập và trình bày BCTC.

Tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác, đánh giá

4.              

Các cá nhân thực hiện các đánh giá và ước tính về giá trị thị trường hợp lý đã được đào tạo về chuyên môn.

Tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác, đánh giá

5.              

Có các thủ tục nhằm đảm bảo các thông tin, giao dịch và sự kiện có thể ảnh hưởng tới việc lập hay công bố BCTC được thông báo kịp thời tới BGĐ, nhân sự quản lý cấp cao và nhân viên kế toán.

Tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác

6.              

Các bút toán cuối kỳ được phân loại thành các loại (thông dụng, thường xuyên và không thường xuyên), sau đó được soát xét về tính đầy đủ và tính đúng đắn trong kỳ kế toán và kết chuyển vào đúng kỳ kế toán.

Tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác

7.              

Mọi bút toán đều phải có chứng từ kèm theo. Bất kỳ bút toán bất thường nào đều phải có phê duyệt theo đúng thẩm quyền bằng trước khi được ghi nhận.

Tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác

8.              

Việc khớp giữa Bảng CĐSPS với các tập hợp trong BCTC là tự động/đã được quy định và được BGĐ ghi nhận, kiểm tra định kỳ.

Tính chính xác

9.              

Hệ thống kế toán không cho phép ghi nhận bút toán không phù hợp (không cân bằng) hay trùng lặp.

Tính chính xác

10.           

Việc đối chiếu lãi và lỗ do quy đổi tỷ giá được thực hiện và được BGĐ soát xét.

Tính chính xác

11.           

Có các kiểm soát đối với việc thay đổi tỷ giá hối đoái trong hệ thống kế toán.

Tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác

12.           

Các mô hình tài chính được sử dụng trong đánh giá và ước tính giá trị thị trường hợp lý được BGĐ kiểm tra và soát xét.

Tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác

13.           

Phải có đầy đủ chứng từ về các thông tin, giả định và tính toán sử dụng để đánh giá và ước tính giá trị thị trường hợp lý.

Tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác

14.           

Bảng tính về đánh giá và ước tính giá trị thị trường hợp lý sẽ do cá nhân khác với người lập bảng) soát xét để đảm bảo tính chính xác và khách quan.

Tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác

15.           

Việc lập bảng tính toán các khoản chi phí phải trả và dự phòng phải trả (kể cả thuế TNDN) sẽ do cá nhân (không phải là người lập bảng) soát xét để đảm bảo tính chính xác và khách quan.

Tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác

16.           

Có các thủ tục để đảm bảo các ảnh hưởng từ các hợp đồng và thỏa thuận mới (như công cụ tài chính, …) đến BCTC được xác định và xử lý.

Tính đầy đủ, tính hiện hữu

17.           

Những người chịu trách nhiệm giám sát (như kiểm toán) thường xuyên soát xét việc lập BCTC và phê duyệt việc chọn lựa chính sách kế toán được áp dụng.

Tính đầy đủ, tính hiện hữu

18.           

Công ty con phải nộp toàn bộ báo cáo có thông tin tài chính toàn diện một cách kịp thời.

Tính đầy đủ, tính hiện hữu

19.           

Trường hợp các bảng tính được sử dụng trong lập BCTC, ô nào có công thức thì không thay đổi, sử dụng những ô kiểm tra số tổng và dùng suy luận và các tính toán để kiểm tra định kỳ nhằm đảm bảo kết quả chính xác.

Tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác, đánh giá

20.           

Kế hoạch hợp nhất, các bảng tính sử dụng và các tính toán đã được xoát xét bởi cá nhân khác không phải là người lập.

Tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác, đánh giá

21.           

Đối chiếu nội bộ được thực hiện hàng tháng và các chênh lệch được giải quyết kịp thời.

Tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác

22.           

Các bút toán hợp nhất và loại trừ được BGĐ chấp thuận.

Tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác

23.           

Phần mềm kế toán sử dụng có các kiểm soát về sử dụng dữ liệu nhằm ngăn chặn hay phát hiện lỗi phát sinh.

Tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác

24.           

Phần mềm kế toán được sử dụng để tự động quy đổi số dư của công ty con theo đơn vị tiền tệ của công ty mẹ.

Tính chính xác, đánh giá

25.           

BCTC đã kiểm toán của công ty con được đối chiếu với BCTC nộp cho công ty mẹ.

Tính chính xác

26.           

BCTC được cá nhân không phải người lập soát xét về tính chính xác, phân loại TK, tính nhất quán trong việc áp dụng các chính sách kế toán áp dụng, tham chiếu chéo và tính đầy đủ.

Tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác, đánh giá

27.           

Danh sách thông tin thuyết minh BCTC được dùng để xác định tính đầy đủ của các thuyết minh.

Tính đầy đủ, tính chính xác

28.           

Nhân sự quản lý cấp cao và ủy ban kiểm toán soát xét BCTC trước khi phát hành.

Tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác, đánh giá

29.           

Hệ thống tạo ra báo cáo trình bày những điểm các TK nội bộ chưa thống nhất.

Tính chính xác

30.           

Hệ thống tạo ra báo cáo so sánh kết quả trong kỳ này với kỳ trước và dự toán.

Tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác

31.           

Hệ thống thiết lập Bảng CĐKT và Báo cáo KQHĐKD cho từng đơn vị độc lập.

Tính chính xác

32.           

So sánh thường xuyên (ít nhất là hàng tháng) kết quả cuối kỳ với dự toán và kết quả kỳ trước, và với các chênh lệch được điều tra bởi BGĐ.

Tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác, đánh giá

33.           

Ban điều hành cấp cao hay nhân viên giám sát các yêu cầu về thuế và kế toán, đánh giá tác động tiềm tàng đối với đơn vị và có các biện pháp thích hợp (như cập nhật danh sách các mục cần kiểm tra khi lập và trình bày BCTC).

Tính đầy đủ, tính chính xác

34.           

Khi tìm ra yếu điểm của hệ thống, BGĐ phải có các phương pháp khắc phục kịp thời.

Tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác, đánh giá

Lưu ý:  

  • BGĐ (*) có thể hiểu là BGĐ hoặc cấp quản lý phù hợp được phân công chịu trách nhiệm trong đơn vị được kiểm toán.
  • Các kiểm soát trên chỉ mang tính hướng dẫn và chưa hoàn toàn đầy đủ. Trên thực tế, các đơn vị có thể có các kiểm soát khác để đạt được mục tiêu kiểm soát cụ thể.
  • Để tăng hiệu quả thực hiện, DNKiT cần dựa vào đặc điểm và đối tượng khách hàng của mình để tự tổng hợp và bổ sung các kiểm soát khác vào tài liệu này và hướng dẫn nhân viên khi tìm hiểu KSNB của đơn vị.

Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091

Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.

_______________

Công ty TNHH Manabox Việt Nam
Phòng 701, tầng 7, tòa nhà 3D center, số 3 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Facebook: https://www.facebook.com/ManaboxVietnam

    Liên hệ với chúng tôi




    You cannot copy content of this page.

    Please contact with Manabox for more support.