Chương trình kiểm toán A260, A270: Cam kết về tính độc lập của thành viên nhóm kiểm toán; Soát xét các yếu tố ảnh hưởng đến tính độc lập và biện pháp đảm bảo tính độc lập của thành viên nhóm kiểm toán được tham khảo từ tài liệu do Hội kiểm toán Viên hành nghề Việt Nam VACPA chia sẻ.
Nội dung bài viết
Chuẩn mực và người thực hiện
VSQC1, Chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp yêu cầu KTV và DNKiT phải độc lập với khách hàng kiểm toán. Các mẫu giấy làm việc này được xây dựng dựa trên Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp (ban hành theo Thông tư 70/2015/TT-BTC ngày 8/5/2015 của Bộ Tài chính) và cần được thực hiện cho tất cả các khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo.
Người thực hiện các mẫu này là Trưởng nhóm kiểm toán. Các thành viên nhóm kiểm toán phải ký vào Mẫu A260 thể hiện sự cam kết về tính độc lập của mình trước khi tham gia vào nhóm kiểm toán. Mẫu A270 nhằm hỗ trợ DNKiT và nhóm kiểm toán phát hiện các tình huống và mối quan hệ có thể làm phát sinh nguy cơ không tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản và các yêu cầu về tính độc lập của DNKiT, thành viên nhóm kiểm toán và đưa ra các biện pháp bảo vệ để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ (nếu có) đến mức chấp nhận được.
Thời điểm thực hiện
Các Mẫu A260, A270 cần được thực hiện từ khi xem xét chấp nhận, duy trì quan hệ khách hàng đối với DNKiT, thành viên chủ chốt và các thành viên khác (nếu có) dự kiến tham gia cuộc kiểm toán và hoàn thành trước khi bắt đầu cuộc kiểm toán và cần phải cập nhật trong suốt quá trình thực hiện cuộc kiểm toán nếu có sự thay đổi có thể làm ảnh hưởng trọng yếu đến những đánh giá ban đầu về tính độc lập của KTV và DNKiT.
Cách thực hiện
Rà soát các nội dung của giấy làm việc để trả lời câu hỏi và ghi chép các thủ tục cần thực hiện/ đã thực hiện để đảm bảo tính độc lập.
Lưu ý:
- Theo đoạn 200.3 Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp: “Có rất nhiều tình huống và mối quan hệ có thể làm phát sinh nguy cơ không tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản. Bản chất và mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ là khác nhau tùy thuộc vào việc liệu nguy cơ này phát sinh trong quá trình cung cấp dịch vụ cho: (i) Khách hàng kiểm toán hay không và liệu khách hàng đó có phải là đơn vị có lợi ích công chúng hay không; (ii) Khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo mà không phải là khách hàng kiểm toán hay không; (iii) Khách hàng sử dụng dịch vụ phi đảm bảo hay không.”
Do đó, bảng câu hỏi về tính độc lập chỉ là các gợi ý, DNKiT cần sửa đổi, bổ sung và đưa ra hướng dẫn chi tiết hơn về các tình huống và mối quan hệ để các câu hỏi phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của hợp đồng dịch vụ như các trường hợp khách hàng là đơn vị có lợi ích công chúng, khách hàng không phải là đơn vị có lợi ích công chúng hay loại hình dịch vụ được cung cấp,… Đồng thời, DNKiT cần có hướng dẫn trong việc xác định các nguy cơ, đánh giá bản chất và mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ cho từng tình huống cũng như việc lựa chọn biện pháp bảo vệ thích hợp. Hướng dẫn của DNKiT phải đảm bảo phù hợp với Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp (như Phần B – “Áp dụng cho kế toán viên, KTV hành nghề”, chương 290 – “Tính độc lập – Áp dụng cho dịch vụ kiểm toán và dịch vụ soát xét” và các quy định khác có liên quan), quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập và các quy định khác có liên quan.
- Trong Bảng câu hỏi của Biểu A270 – “Soát xét các yếu tố ảnh hưởng đến tính độc lập và biện pháp đảm bảo tính độc lập của thành viên nhóm kiểm toán”:
- Khách hàng kiểm toán được hiểu là (1) Đối với khách hàng kiểm toán là tổ chức niêm yết, thì khách hàng kiểm toán được bao gồm cả các bên liên quan của khách hàng đó (trừ khi có quy định khác); (2) Đối với tất cả các khách hàng kiểm toán khác, thì khách hàng kiểm toán bao gồm các bên có liên quan mà khách hàng kiểm toán nắm quyền kiểm soát trực tiếp hay gián tiếp (xem đoạn 290.27 Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp).
- Đối tượng được đề cập trong các câu hỏi có thể là DNKiT, thành viên nhóm kiểm toán hoặc một số đối tượng cụ thể. Tuy nhiên, tùy từng tình huống và mối quan hệ, các câu hỏi này cũng yêu cầu cho các đối tượng có liên quan khác, gồm: DN khác cùng mạng lưới với DNKiT, thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp, quan hệ gia đình gần gũi với thành viên nhóm kiểm toán, Thành viên BGĐ khác hoặc các nhân sự cấp quản lý trong DNKiT và thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của họ, nhân viên chuyên nghiệp khác trong DNKiT không thuộc nhóm kiểm toán,… Vì vậy, DNKiT phải xác định đầy đủ các đối tượng có liên quan cần xem xét để sửa đổi, bổ sung các câu hỏi và đưa ra câu trả lời phù hợp cho từng cuộc kiểm toán.
- Trong trường hợp DNKiT có sử dụng các phần mềm để kiểm soát tính độc lập thì biểu này có thể dùng bổ sung chứ không thay thế các phần mềm đó.
- Khi đánh giá mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ và xác định biện pháp bảo vệ, cần lưu ý:
- Các trường hợp KTV và DNKiT không được thực hiện kiểm toán theo quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập được quy định tại Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 ngày 29/3/2011 (Điều 13 – Các hành vi bị nghiêm cấm; Điều 19 – Các trường hợp KTV hành nghề không được thực hiện kiểm toán; Điều 30 – Các trường hợp DNKiT không được thực hiện kiểm toán; Điều 58 – Tính độc lập, khách quan), Nghị định 17/2012/NĐ-CP ngày 13/03/2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 (Điều 9 – Các trường hợp DNKiT không được thực hiện kiểm toán) và các quy định pháp lý khác có liên quan;
- Ngoại trừ các trường hợp không được thực hiện kiểm toán theo quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập, với bất kỳ câu trả lời “Có/Yes”, KTV cần đánh giá mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ và áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết, nhằm loại trừ hoặc làm giảm các nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Khi KTV nhận thấy không có hoặc không thể áp dụng các biện pháp bảo vệ thích hợp để loại trừ hoặc làm giảm các nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được (các trường hợp được quy định tại Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp hoặc theo xét đoán chuyên môn của KTV, quy định của DNKiT), KTV phải loại bỏ những tình huống hoặc mối quan hệ làm phát sinh các nguy cơ này hoặc từ chối hoặc chấm dứt cuộc kiểm toán.
- Đối với câu hỏi số 9 trong Bảng câu hỏi về tính độc lập về Tổ chức có liên quan (DNKiT hoặc nhân viên DNKiT có liên quan tới các hoạt động hoặc tổ chức đang có quan hệ làm việc với khách hàng kiểm toán không?), DNKiT và KTV có thể tham khảo các câu hỏi sau để xác định các hoạt động hoặc tổ chức đang có quan hệ làm việc với khách hàng kiểm toán:
Đơn vị có cung cấp các dịch vụ sau hay không (đánh dấu tất cả các mục phù hợp)? |
|||
· Kiểm toán |
Có |
Không |
|
· Ghi sổ/Kế toán |
Có |
Không |
|
· Lập bảng lương |
Có |
Không |
|
· Thuế |
Có |
Không |
|
· Ủy thác |
Có |
Không |
|
· Hành chính DN |
Có |
Không |
|
· Pháp lý |
Có |
Không |
|
· Tuyển dụng chuyên viên |
Có |
Không |
|
· Tư vấn định phí bảo hiểm, tiền lương và đãi ngộ |
Có |
Không |
|
· Nguồn lực tạm thời (nhân viên biệt phái) |
Có |
Không |
|
· Tư vấn CNTT |
Có |
Không |
|
· Đào tạo |
Có |
Không |
|
· Cho thuê (bất động sản hoặc thiết bị); |
|
|
|
· Bất động sản |
Có |
Không |
|
· Tài sản khác (ghi rõ) |
|
Có |
Không |
Đơn vị có đặc điểm nào dưới đây không? (đánh dấu tất cả các mục phù hợp và đưa ra diễn giải, thông tin và hồ sơ bổ sung thích hợp để chứng minh): |
||
· Đơn vị thuộc sở hữu toàn phần hay một phần bởi các thành viên góp vốn, Thành viên BGĐ hiện hành hoặc các nhân viên của DNKiT hoặc thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của họ. |
Có |
Không |
· Nhân sự của DNKiT hoặc thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của họ tham gia vào quản lý đơn vị thông qua việc làm chuyên viên hoặc giám đốc. |
Có |
Không |
· Đơn vị chia sẻ các nguồn lực với DNKiT như: |
|
|
· Mặt bằng văn phòng |
Có |
Không |
· Hỗ trợ của bộ phận hậu cần |
Có |
Không |
· Số điện thoại hoặc số fax chung |
Có |
Không |
· Nhân sự |
Có |
Không |
· Nguồn lực hoặc đào tạo chuyên môn. |
Có |
Không |
· Đơn vị cùng chia sẻ doanh thu, cơ sở khách hàng hoặc chi phí trọng yếu với DNKiT. |
Có |
Không |
· Nguồn kinh doanh chủ yếu của đơn vị được DNKiT giới thiệu hoặc có các thỏa thuận giới thiệu độc quyền giữa đơn vị và DNKiT. |
Có |
Không |
· Đơn vị sử dụng nhãn hiệu của DNKiT trong tên của đơn vị, lô gô của DNKiT hoặc đề cập đến DNKiT là một đơn vị liên kết hoặc bên liên quan. |
Có |
Không |
· Đơn vị hoặc DNKiT cung cấp dịch vụ cho nhau không trên cơ sở giá thị trường. |
Có |
Không |
· Tiền bản quyền, tiền lãi, cổ tức, tiền lương hoặc các khoản thanh toán tương tự được thực hiện hoặc phải trả giữa đơn vị và DNKiT hoặc các thành viên góp vốn hoặc Thành viên BGĐ tương ứng của họ. |
Có |
Không |
· DNKiT hoặc một hoặc nhiều thành viên viên góp vốn hoặc Thành viên BGĐ hoặc nhân viên của DNKiT có ảnh hưởng đáng kể đến các chính sách hoạt động, tài chính hoặc kế toán của đơn vị. |
Có |
Không |
Liên kết với giấy làm việc khác
Các thông tin này được liên kết từ Mẫu A110, A120 và A210, A230, A310 (quan hệ giữa thành viên HĐQT, BGĐ, kế toán trưởng…với nhóm kiểm toán).
Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091
Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.
_______________
Gia nhập Manabox từ 2017 và hiện đang đảm nhận vai trò làm Giám đốc vận hành, với mong muốn chia sẻ kiến thức của bản thân, Việt Anh sẽ cung cấp những bài viết chất lượng nhất đến độc giả cả về phương diện tình huống thực tiễn và cả góc độ quy định pháp lý.