Chương trình kiểm toán Soát xét tài sản, nợ tiềm tàng và các cam kết H180 được tham khảo từ tài liệu do Hội kiểm toán Viên hành nghề Việt Nam VACPA chia sẻ.
Chuẩn mực và người thực hiện
Do tính trọng yếu của việc trình bày và công bố các khoản mục tài sản, nợ tiềm tàng và các cam kết đến tổng thể BCTC theo CMKT số 18 – “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”, KTV cần thực hiện các thủ tục kiểm toán phù hợp để đảm bảo tính hợp lý của việc trình bày BCTC.
Người thực hiện được khuyến khích là Trợ lý kiểm toán có kinh nghiệm hoặc Trưởng nhóm kiểm toán. Việc quy định trách nhiệm thực hiện mẫu này tùy thuộc vào trình độ và kinh nghiệm của nhân viên và chính sách quản lý chất lượng kiểm toán của từng DNKiT.
Thời điểm thực hiện
Thực hiện trong quá trình kiểm toán.
Cách thực hiện
Thực hiện theo các công việc đã nêu trong mẫu cụ thể.
Để xác định các vụ kiện tụng và tranh chấp có thể làm phát sinh rủi ro có sai sót trọng yếu, KTV phải thực hiện các thủ tục mô tả trong bảng sau:
Thủ tục |
Mô tả |
Phỏng vấn và xem xét các tài liệu có liên quan |
• Phỏng vấn BGĐ và những người khác; • Xem xét Biên bản các cuộc họp của BQT; • Xem xét thư từ giữa đơn vị và chuyên gia tư vấn pháp luật của họ; và • Xem xét các khoản chi phí pháp lý. |
Trao đổi với chuyên gia tư vấn pháp luật ngoài đơn vị |
Khi các vụ kiện tụng hoặc các tranh chấp đã được xác định hoặc bị nghi vấn, KTV phải thực hiện bằng cách gửi thư yêu cầu cho chuyên gia tư vấn pháp luật yêu cầu liên hệ trực tiếp với KTV. Thư này do BGĐ lập và KTV gửi cho chuyên gia tư vấn pháp luật bên ngoài yêu cầu trao đổi trực tiếp với KTV về chi tiết của các vụ kiện tụng. Nếu thủ tục này bị cấm hoặc khi BGĐ từ chối cho phép KTV liên lạc với chuyên gia tư vấn pháp luật bên ngoài, KTV phải thực hiện các thủ tục thay thế, như xem xét tất cả tài liệu có sẵn và phỏng vấn bổ sung. Nếu các thủ tục thay thế không đủ, ý kiến kiểm toán là ngoại trừ. |
Thu thập giải trình bằng văn bản từ BGĐ |
Yêu cầu một văn bản giải trình từ BGĐ và BQT về các vụ kiện tụng và tranh chấp thực tế đã xảy ra hoặc có khả năng xảy ra mà BGĐ biết đã được công bố và trình bày phù hợp trong BCTC. |
Nếu không thực hiện/không áp dụng bất kỳ một thủ tục nào, KTV phải ghi rõ lý do và đánh giá ảnh hưởng đến mục tiêu kiểm toán. Có thể bổ sung các thủ tục kiểm toán khác nếu cần thiết tùy theo đặc điểm của từng khách hàng và tình huống cụ thể, cũng như đánh giá rủi ro của KTV, trên cơ sở tham khảo hướng dẫn chi tiết của CMKT số 18. Tham chiếu công việc thực hiện đến các phần hành liên quan.
Thủ tục kiểm toán thực hiện chủ yếu là phỏng vấn, quan sát, kiểm tra tài liệu liên quan.
Khi nhận thấy các sự kiện có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC thì KTV phải ghi chép lại và tổng hợp vào kế hoạch kiểm toán. Trao đổi với Thành viên BGĐ phụ trách cuộc kiểm toán để đưa ra các xử lý phù hợp.
KTV cần lưu ý phải có nội dung trong Thư giải trình của BGĐ về tính đầy đủ của thông tin được cung cấp liên quan đến các khoản mục tài sản, nợ tiềm tàng và các cam kết trên BCTC đã được kiểm toán.
Liên kết với giấy làm việc khác
Liên kết đến các giấy làm việc chi tiết trong các phần hành kiểm toán.
Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091
Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.
_______________
Gia nhập Manabox từ 2017 và hiện đang đảm nhận vai trò làm Giám đốc vận hành, với mong muốn chia sẻ kiến thức của bản thân, Việt Anh sẽ cung cấp những bài viết chất lượng nhất đến độc giả cả về phương diện tình huống thực tiễn và cả góc độ quy định pháp lý.