Các bút toán điều chỉnh và không điều chỉnh B360 B370

Bài viết hướng dẫn B360, B370: Các bút toán điều chỉnh và phân loại lại; Các bút toán không điều chỉnh Hướng dẫn chi tiết có ví dụ minh họa đính kèm để người đọc hiểu trình tự.

MỤC TIÊU

Ghi lại các sai sót được xác định trong cuộc kiểm toán (tất cả các sai sót được phát hiện trong cuộc kiểm toán, trừ những sai sót rõ ràng là không đáng kể và chúng có thể được phân biệt giữa các sai sót thực tế, sai sót xét đoán và sai sót dự tính) và đánh giá ảnh hưởng của các sai sót được xác định đối với cuộc kiểm toán;

Lưu ý:  Hầu hết các sai sót định lượng có thể được tổng hợp lại để đo lường ảnh hưởng tổng thể đến BCTC. Tuy nhiên, một số các sai sót (như thuyết minh không đầy đủ hoặc không chính xác) và các phát hiện định tính (như sự tồn tại có thể có của gian lận) không tổng hợp được vào bảng dưới đây của B360. Những sai sót này nên được ghi chép và đánh giá trên cơ sở riêng lẻ tại B360 hoặc giấy làm việc khác.

NỘI DUNG

Mức trọng yếu thực hiện (Ref A710)

Ngưỡng sai sót được xem là không đáng kể nếu thấp hơn (ngưỡng sai sót có thể bỏ qua)

 

Nội dung

Tham chiếu

Sai sót thực tế/xét đoán/dự tính

Trình bày lại

Điều chỉnh

Số tiền

Tài sản

Nợ phải trả

Nguồn vốn CSH

DT và thu nhập khác

Giá vốn và chi phí khác

LN trước thuế

Thuyết minh BCTC

Có điều chỉnh không (có/ không)

Tăng

Giảm

TK Nợ

TK Có

1.  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5.  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng sai sót được xác định trong kỳ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng sai sót BGĐ điều chỉnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐÁNH GIÁ SAI SÓT PHÁT HIỆN

Giấy làm việc tham chiếu

Đã hoàn thành thủ tục chưa (có/không; chữ ký)

Ý kiến

1.   Xem xét sự cần thiết sửa đổi mức trọng yếu tổng thể và mức trọng yếu thực hiện trong quá trình kiểm toán (A710)

 

 

 

2.   Yêu cầu BGĐ điều chỉnh toàn bộ các sai sót đã xác định và tóm tắt lý do của BGĐ cho bất kỳ sai sót nào không được điều chỉnh. Yêu cầu BGĐ phản ánh vào thư giải trình của BGĐ

 

 

 

3.   Mô tả bất kỳ mô hình nào của các sai sót có thể chỉ ra sự thiên lệch của BGĐ hoặc khả năng gian lận

 

 

 

4.   Mô tả ảnh hưởng của từng sai sót trọng yếu riêng lẻ (nếu có) mà sẽ không hợp lý để bù trừ với các sai sót khác

 

 

 

5.   Mô tả ảnh hưởng của các sai sót phân loại mà ảnh hưởng đến chỉ số quan trọng, xu hướng, tính tuân thủ pháp luật và các quy định liên quan, các yêu cầu của các hợp đồng,…

 

 

 

6.   Chiến lược kiểm toán tổng thể và kế hoạch kiểm toán có cần phải sửa đổi không?

 

 

 

 

Người thực hiện 

Người thực hiện các mẫu này là Trưởng nhóm kiểm toán và người phê duyệt là Chủ nhiệm kiểm toán và Thành viên BGĐ phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán.

Thời điểm thực hiện

Trong và sau khi kết thúc kiểm toán tại khách hàng và trước khi hình thành ý kiến kiểm toán.

Cách thực hiện

Mục tiêu của đánh giá các sai sót là xác định ảnh hưởng đối với cuộc kiểm toán và liệu có cần phải thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung không.

Việc sửa đổi đối với chiến lược kiểm toán và kế hoạch kiểm toán chi tiết có thể được yêu cầu khi: 

  • Bản chất hoặc các tình huống sai sót được phát hiện chỉ ra có thể tồn tại (các) sai sót khác mà khi tổng hợp với các sai sót đã phát hiện có thể vượt quá mức trọng yếu thực hiện; hoặc
  • Tổng hợp của các sai sót được phát hiện và chưa được điều chỉnh gần bằng hoặc vượt quá mức trọng yếu thực hiện.

B360: Các bút toán điều chỉnh và phân loại lại

Các sai sót được phát hiện trong cuộc kiểm toán, trừ những sai sót rõ ràng là không đáng kể phải được tổng hợp vào mẫu B360. Chúng cũng có thể được phân biệt giữa các sai sót thực tế, sai sót xét đoán và sai sót dự tính, trong đó (CMKiT số 450, đoạn A3):

  • Sai sót thực tế là các sai sót đã xảy ra và được xác định một cách chắc chắn;
  • Sai sót xét đoán là các chênh lệch phát sinh từ việc xét đoán của BGĐ liên quan đến các ước tính kế toán mà KTV cho là không hợp lý, việc lựa chọn hoặc áp dụng các chính sách kế toán mà KTV cho rằng không phù hợp;
  • Sai sót dự tính là những ước tính của KTV về các sai sót trong tổng thể, liên quan đến việc suy rộng các sai sót phát hiện trong mẫu kiểm toán cho toàn bộ tổng thể

Lưu ý: Hầu hết các sai sót định lượng có thể được tổng hợp lại để đo lường ảnh hưởng tổng thể đến BCTC. Tuy nhiên, một số các sai sót (như thuyết minh không đầy đủ hoặc không chính xác) và các phát hiện định tính (như sự tồn tại có thể có của gian lận) không thể tổng hợp được. Những sai sót này nên được ghi chép và đánh giá trên cơ sở riêng lẻ. 

Việc xác định sai sót do phân loại các chỉ tiêu trên BCTC có trọng yếu hay không liên quan đến việc đánh giá định tính, ví dụ: ảnh hưởng của sai sót về phân loại các khoản nợ hoặc các điều khoản hợp đồng, ảnh hưởng đối với các TK riêng lẻ hoặc nhóm TK hoặc ảnh hưởng đối với các hệ số cơ bản. Trong một số trường hợp, KTV có thể kết luận rằng sai sót do phân loại là không trọng yếu đối với toàn bộ BCTC, mặc dù sai sót đó có thể vượt quá mức trọng yếu áp dụng để đánh giá các sai sót khác. Ví dụ, việc phân loại sai sót giữa các khoản mục trên Bảng CĐKT có thể không được đánh giá là trọng yếu đối với BCTC khi sai sót do phân loại được đánh giá là nhỏ hơn so với tổng thể các khoản mục trên Bảng CĐKT và sai sót đó không ảnh hưởng đến Báo cáo KQHĐKD hoặc các hệ số cơ bản khác.

Các bước liên quan đến việc xử lý các sai sót phát hiện được KTV cần thực hiện bao gồm:

Đánh giá lại mức trọng yếu: Xem xét liệu có cần thiết sửa đổi mức trọng yếu tổng thể trước khi đánh giá ảnh hưởng của các sai sót chưa được điều chỉnh dựa trên kết quả tài chính thực tế.

Xem xét lý do và ảnh hưởng đối với cuộc kiểm toán: Xem xét lý do của các sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán. Việc này gồm: 

  • Các dấu hiệu tiềm tàng của gian lận;
  • Khả năng tồn tại các sai sót khác;
  • Tồn tại một rủi ro chưa được xác định; hoặc
  • Khiếm khuyết nghiêm trọng trong KSNB.

Liên quan đến các phát hiện ở trên, xác định liệu chiến lược kiểm toán tổng thể và kế hoạch kiểm toán có cần được sửa đổi không. Việc sửa đổi là cần thiết khi: 

  • Các sai sót khác có thể tồn tại mà khi tổng hợp với những sai sót phát hiện trong cuộc kiểm toán, có thể trọng yếu; hoặc
  • Tổng hợp của các sai sót phát hiện trong cuộc kiểm toán gần đạt mức trọng yếu.

Yêu cầu BGĐ điều chỉnh: Yêu cầu BGĐ điều chỉnh tất cả các sai sót phát hiện trừ các sai sót rõ ràng không đáng kể.

Yêu cầu BGĐ thực hiện các thủ tục bổ sung: Nếu không biết giá trị chính xác của các sai sót trong một tổng thể (như khi dự tính từ của các sai sót phát hiện trong một mẫu kiểm toán), yêu cầu BGĐ thực hiện các thủ tục để xác định giá trị của sai sót thực tế, và sau đó thực hiện các điều chỉnh phù hợp đối với BCTC. Khi trường hợp này xảy ra, KTV cần thực hiện một số thủ tục kiểm toán bổ sung để xác định liệu còn bất kỳ sai sót nào nữa không.

Nếu BGĐ từ chối điều chỉnh một số hoặc tất cả các sai sót do KTV đề nghị, KTV phải tìm hiểu nguyên nhân của việc từ chối này và đánh giá liệu BCTC xét trên giác độ tổng thể có còn chứa đựng sai sót trọng yếu hay không.

 

B370: Các bút toán không điều chỉnh

Để có thể đánh giá ảnh hưởng tổng hợp của các sai sót chưa được điều chỉnh, các sai sót này sẽ được ghi chép tập trung vào mẫu B370. 

KTV phải xem xét ảnh hưởng của các sai sót chưa được điều chỉnh đối với từng số dư TK hoặc nhóm giao dịch cụ thể; Tổng tài sản ngắn hạn và nợ phải trả ngắn hạn; Tổng tài sản và nợ phải trả; Tổng doanh thu và chi phí (thu nhập trước thuế); Lợi nhuận thuần và trên phương diện BCTC tổng thể.

Để hình thành kết luận liệu các sai sót chưa được điều chỉnh, khi xét riêng lẻ hoặc tổng hợp lại có thể dẫn đến BCTC trên phương diện tổng thể có sai sót trọng yếu không, KTV cần xem xét các yếu tố sau:

  • Quy mô và bản chất của các sai sót, liên quan đến:
    • Các BCTC trên phương diện tổng thể;
    • Các nhóm giao dịch, số dư TK hoặc thông tin thuyết minh cụ thể; và
    • Các tình huống cụ thể xảy ra sai sót.
  • Giới hạn vốn có trong kiểm tra theo xét đoán hoặc theo thống kê. Luôn tồn tại khả năng một số sai sót không được phát hiện.
  • Mức độ tổng hợp các sai sót chưa được điều chỉnh gần với (các) mức trọng yếu như thế nào? Rủi ro có sai sót trọng yếu tăng lên khi tổng hợp sai sót có thể xấp xỉ bằng mức trọng yếu.
  • Các xem xét về định lượng hoặc khả năng của gian lận khi các sai sót có giá trị tương đối nhỏ có thể ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC.
  • Ảnh hưởng của những sai sót không được điều chỉnh liên quan đến các kỳ trước.

KTV phải thu thập bằng chứng về trách nhiệm của BGĐ bằng việc thu thập văn bản giải trình từ BGĐ. Văn bản giải trình này sẽ nêu rõ rằng bất kỳ sai sót chưa được điều chỉnh nào (đính kèm hoặc thể hiện trong một danh sách) là không trọng yếu khi xét riêng lẻ và tổng hợp lại, theo ý kiến của BGĐ.

Lưu ý:  Khi KTV trao đổi các phát hiện với BQT, KTV phải xác định những sai sót chưa được điều chỉnh riêng lẻ là trọng yếu. 

Sau khi báo cáo các sai sót không được BGĐ điều chỉnh đến BQT và các sai sót đó vẫn không được điều chỉnh, KTV phải thu thập văn bản giải trình tương tự từ BQT. Văn bản giải trình này sẽ nêu rõ rằng BQT cũng tin tưởng là ảnh hưởng của các sai sót chưa được điều chỉnh là không trọng yếu, khi xét riêng lẻ hoặc tổng hợp lại, đối với BCTC trên phương diện tổng thể. Tổng hợp các sai sót chưa được điều chỉnh cũng được thể hiện trong hay đính kèm Thư giải trình.

Liên kết với giấy làm việc khác

Liên kết với các giấy làm việc tính toán, xác định bút toán điều chỉnh.

Liên kết với Mẫu B440 – Thư giải trình của BGĐ khách hàng.

 

Chương trình kiểm toán TỔNG HỢP, KẾT LUẬN VÀ LẬP BÁO CÁO

 

Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091

Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.

_______________

Công ty TNHH Manabox Việt Nam
Phòng 701, tầng 7, tòa nhà 3D center, số 3 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Facebook: https://www.facebook.com/ManaboxVietnam

    Liên hệ với chúng tôi




    You cannot copy content of this page.

    Please contact with Manabox for more support.