Chương trình kiểm toán B412 SOÁT XÉT CÁC VẤN ĐỀ CẦN TRAO ĐỔI VỚI BAN QUẢN TRỊ ĐƠN VỊ ĐƯỢC KIỂM TOÁN được tham khảo từ tài liệu do Hội kiểm toán Viên hành nghề Việt Nam VACPA chia sẻ.
MỤC TIÊU
Soát xét nội dung các vấn đề cần trao đổi và phương thức trao đổi với BQT đơn vị được kiểm toán, đảm bảo tuân thủ các quy định và hướng dẫn của CMKiT số 260 và số 265.
CÁC VẤN ĐỀ CẦN TRAO ĐỔI
Nội dung |
Có |
Không |
N/A |
Hình thức trao đổi/ngày tháng |
Tham chiếu (1) |
1. Trao đổi liên quan đến kế hoạch kiểm toán |
|
|
|
Trao đổi tại cuộc họp với BQT, ngày…………. |
Axxx |
1.1 Về trách nhiệm của mỗi bên: |
|
|
|
|
|
– KTV chỉ có trách nhiệm đưa ra ý kiến về BCTC do BGĐ đơn vị chịu trách nhiệm lập và trình bày dưới sự giám sát của BQT; |
|
|
|||
– KTV sẽ xem xét KSNB của đơn vị liên quan đến việc lập và trình bày BCTC nhằm thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp, tuy nhiên không nhằm mục đích đưa ra ý kiến về hiệu quả của KSNB của đơn vị; |
|
|
|||
– Việc kiểm toán BCTC không làm giảm trách nhiệm của BGĐ và BQT đơn vị; |
|
|
|||
– BGĐ hoàn toàn chịu trách nhiệm lập BCTC phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ tuân thủ theo các chuẩn mực, chế độ kế toán DN Việt Nam hiện hành. BGĐ cũng hoàn toàn chịu trách nhiệm trong việc thiết lập và vận hành KSNB phù hợp nhằm ngăn chặn và phát hiện các gian lận. |
|
|
|||
1.2 Về tính độc lập của KTV (áp dụng đối với công ty niêm yết): |
|
|
|
Trao đổi tại Thư gửi BQT, ngày………… |
A292 |
– Cam kết tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan đến tính độc lập của nhóm kiểm toán và các cá nhân khác trong DNKiT, của DNKiT và các công ty mạng lưới; |
|
|
|||
– Trao đổi về tất cả các mối quan hệ, các vấn đề liên quan giữa DNKiT, công ty mạng lưới và đơn vị được kiểm toán, theo xét đoán chuyên môn của KTV, có thể ảnh hưởng đến tính độc lập của KTV (kể cả tổng số phí dịch vụ được phân tích phù hợp theo từng loại dịch vụ…); |
|
|
|||
– Các biện pháp bảo vệ mà KTV áp dụng để hạn chế nguy cơ đe dọa đến tính độc lập hoặc để giảm nguy cơ này xuống mức có thể chấp nhận được. |
|
|
|||
1. 3 Về phạm vi và lịch trình thực hiện cuộc kiểm toán: |
|
|
|
Trao đổi tại cuộc họp với BQT, ngày…………. |
Axxx |
– Phạm vi kiểm toán, thời gian thực hiện; |
|
|
|||
– Danh tính và vai trò của Thành viên BGĐ phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán; |
|
|
|||
– Cử thành viên nào trong BQT chịu trách nhiệm trao đổi thông tin với KTV; |
|
|
|||
– Phân công trách nhiệm giữa các Thành viên BQT và BGĐ đơn vị; |
|
|
|||
– Mục tiêu và chiến lược hoạt động của đơn vị và rủi ro kinh doanh liên quan có thể dẫn đến các sai sót trọng yếu; |
|
|
|||
– Các vấn đề mà BQT cho là có thể ảnh hưởng đến cuộc kiểm toán BCTC; |
|
|
|||
– Những vấn đề BQT đặc biệt quan tâm trong quá trình kiểm toán, và các phần hành đề nghị KTV thực hiện các thủ tục bổ sung; |
|
|
|||
– Trao đổi về đánh giá rủi ro và việc áp dụng mức trọng yếu cho cuộc kiểm toán theo quy định tại CMKiT số 320; |
|
|
|||
– Phạm vi sử dụng công việc của KTNB và cách thức phối hợp với KTV nội bộ (nếu có); |
|
|
|||
– Các nội dung quan trọng cần báo cáo với cơ quan quản lý Nhà nước (nếu có); |
|
|
|||
– Thái độ, nhận thức và hành động của BQT đối với KSNB của đơn vị và tầm quan trọng của KSNB, cách thức BQT giám sát tính hiệu quả của KSNB; |
|
|
|||
– Cách thức KTV tiếp cận KSNB của đơn vị; |
|
|
|||
– Phát hiện hoặc đánh giá của BQT về khả năng xảy ra gian lận; |
|
|
|||
– Biện pháp mà BQT áp dụng khi có những thay đổi về chuẩn mực, chế độ kế toán, quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị, quy định về niêm yết chứng khoán và các vấn đề liên quan; |
|
|
|||
– Phản hồi của BQT về những vấn đề mà KTV đã trao đổi trước đây. |
|
|
|||
2. Trao đổi liên quan đến các phát hiện kiểm toán |
|
|
|
Trao đổi tại cuộc họp với BQT, ngày…………. |
|
– Nhận xét của KTV về khía cạnh định tính của công việc kế toán của đơn vị (gồm chính sách kế toán, ước tính kế toán và các thông tin công bố trong BCTC); |
|
|
|||
– Những khó khăn (nếu có) phát sinh trong quá trình kiểm toán (như BGĐ trì hoãn cung cấp thông tin, thời hạn yêu cầu hoàn thành cuộc kiểm toán là quá ngắn, KTV mất nhiều thời gian hơn so với dự kiến ban đầu để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp, BGĐ đặt ra các hạn chế cho KTV…); |
|
|
|||
– Các vấn đề quan trọng (nếu có) phát sinh trong quá trình kiểm toán mà KTV đã trao đổi với BGĐ đơn vị; |
|
|
|||
– Các vấn đề cần BGĐ và BQT giải trình bằng văn bản. |
|
|
|||
– Các vấn đề khác (nếu có) mà theo xét đoán của KTV là quan trọng đối với việc giám sát quá trình lập và trình bày BCTC (ví dụ, sai sót trọng yếu về tính hiện hữu hoặc tính không nhất quán của các thông tin…); |
|
|
|||
– Trao đổi về những hành vi gian lận mà KTV phát hiện được hoặc KTV thu thập được thông tin cho thấy có thể có hành vi gian lận và bất cứ vấn đề nào khác liên quan đến hành vi gian lận mà KTV đánh giá là liên quan đến trách nhiệm của BQT |
|
|
|||
– Trao đổi về những hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định mà KTV nghi ngờ hoặc KTV nhận thấy trong quá trình kiểm toán |
|
|
|||
– Các khiếm khuyết trong KSNB của đơn vị;
|
Các khiếm khuyết trong KSNB đã được nêu trong Thư QL, ngày…………… |
B210 |
|||
– Các sai sót không được điều chỉnh; |
|
|
|||
– Các sự kiện hoặc điều kiện có thể dẫn đến nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục, các vấn đề liên quan đến việc kiện tụng, tranh chấp; |
|
|
|||
– Trao đổi về giao dịch với các bên liên quan; |
|
|
|||
– Các thông tin khác trong tài liệu có BCTC được kiểm toán; |
|
|
|||
– Những vấn đề không thỏa thuận được giữa KTV và BQT; |
|
|
|||
– Ý kiến kiểm toán (nếu không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần); |
|
|
|||
– Các vấn đề quan trong khác. |
|
|
Lưu ý: (1) Nếu việc trao đổi được thực hiện bằng lời, KTV cần lập tài liệu ghi chép lại nội dung trao đổi, tốt nhất là dưới hình thức biên bản họp và có chữ ký xác nhận của các bên tham gia trao đổi. Nếu việc trao đổi được thực hiện bằng văn bản, KTV cần lưu lại văn bản đó trong HSKiT.
Chuẩn mực và người thực hiện VẤN ĐỀ CẦN TRAO ĐỔI
CMKiT số 260, 265 và các CMKiT liên quan yêu cầu KTV phải trao đổi với BGĐ đơn vị về kết quả kiểm toán.
Người thực hiện Mẫu này là Trưởng nhóm kiểm toán và người phê duyệt là Chủ nhiệm kiểm toán.
Thời điểm thực hiện
Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, khi KTV đã hoàn thành việc tổng hợp lại các phát hiện kiểm toán.
Cách thực hiện VẤN ĐỀ CẦN TRAO ĐỔI
Ghi lại các trao đổi với BGĐ đơn vị được kiểm toán, bao gồm nhưng không giới hạn các vấn đề sau:
- Về chính sách kế toán và việc tuân thủ chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành và khuôn khổ về lập và trình bày BCTC;
- Các khiếm khuyết trong KSNB;
- Các vấn đề về tuân thủ pháp luật và các quy định khác (kể cả luật thuế);
- Các vấn đề cần giải quyết trước ngày phát hành BCKiT;
- Các bút toán điều chỉnh và phân loại lại;
- Dự thảo ý kiến kiểm toán;….
Liên kết với giấy làm việc khác
Liên kết từ các giấy làm việc Phần B – Tổng hợp, kết luận và lập báo cáo.
Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091
Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.
_______________
Gia nhập Manabox từ 2017 và hiện đang đảm nhận vai trò làm Giám đốc vận hành, với mong muốn chia sẻ kiến thức của bản thân, Việt Anh sẽ cung cấp những bài viết chất lượng nhất đến độc giả cả về phương diện tình huống thực tiễn và cả góc độ quy định pháp lý.